I. Mục tiêu:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II. Chuẩn bị:
- ĐDDH: Phiếu thảo luận bài tập 4.
- Dụng cụ học tập: SGK.
36 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 4 Lớp 3 - Đặng Văn Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 02 HS tiếp nối nhau đọc câu ứng dụng trước lớp.
+ Cửu Long là tên riêng của một con sông.
- Quan sát và tiếp nối nhau nêu nhận xét.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ C, L, G cao 2 đơn vị rưỡi, các chữ còn lại cao 1 đơn vị.
+ Tiếp nối nhau phát biểu trước lớp.
- Viết bảng con.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 02 HS đọc câu ứng dụng.
+ Trong câu ứng dụng có những chữ phải viết hoa là Công, Thái Sơn, Nghĩa.
+ Các chữ c, g, h, s, y cao 2 đơn vị rưỡi, chữ T cao 1 đơn vị rưỡi, các chữ còn lại cao 1 đơn vị.
- Viết bảng con Công; Thái; Sơn; Nghĩa.
- Thực hành viết bài vào vở tập viết.
- 02 HS lên bảng thi đua viết bài.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn viết nhanh nhất, đúng qui trình nhất.
Môn: Tập làm văn
Bài: Nghe kể: Dại gì mà đổi - Điền vào tờ in sẵn.
I. Mục tiêu:
- Nghe và kể lại được câu chuyện “Dạy gì mà đổi”. (BT 1).
- Kể đúng nội dung, tự nhiên, có điệu bộ và cử chỉ thoải mái khi kể.
- Điền đúng nội dung vào mẫu Điện báo BT 2). ( cho HS khá ,giỏi)
II. Chuẩn bị:
- ĐDDH: Mẫu điện bào, tranh minh họa.
- Dụng cụ học tập:SGK; mẫu điện bào.
III. Các hoạt động dạy – học:
Tiến trình
Hoạt động giáo viên:
Hoạt động học sinh:
1.Ổn định:1’
2.KT bài cũ:
4’
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
Giúp HS nghe kể và kể lại được câu chuyện:”Dạy gì mà đổi”:
15’
Hoạt động 2:
Viết điện báo: 12’
4.Củng cố:4’
5.Dặn dò:1’
- Yêu cầu HS kể về gia đình mình với người bạn mới quen.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích và yêu cầu bài học.
Giúp HS nghe kể và kể lại được câu chuyện:”Dạy gì mà đổi”:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Kể chuyện lần 1.
- Kể chuyện lần 2 kết hợp tranh minh họa.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung chuyện thông qua nội dung câu hỏi.
+ Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- Gọi HS khá kể lại bội dung câu chuyện.
- Tổ chức kể chuyện theo nhóm.
- Tổ chức thi kể chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương.
Viết điện báo:
( cho HS khá ,giỏi)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
+ Vì sao em cần gửi điện bào cho gia đình ?
- Giảng: Mỗi người chúng ta khi có việc phải đi xa thì người thân thường rất lo lắng, vì vậy, khi đến nơi chúng ta nên gửi điện báo tin cho người thân được biết để họ ỵên tâm.
+ Bài tập yêu cầu viết những nội dung gì trong điện bào ?
- Yêu cầu HS điền nội dung vào tờ in sẵn.
- Thu bài chấm điểm.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS nhắc lại nội dung điện báo.
- Giáo dục, liên hệ thực tiễn.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Hát.
- 04 HS tham gia kể chuyện theo nội dung yêu cầu của GV.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- 01 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và quan sát tranh minh họa.
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi trước lớp.
+ Vì cậu bé rất nghịch ngợm
+ Cậu bé nói “mẹ sẽ chẳng đổi được đâu”.
+ Vì cậu bé cho rằng chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan để lấy 4 đứa con nghịch ngợm.
- 02 HS Tiếp nối nhau kể lại câu chuyện trước lớp.
- Kể chuyện theo nhóm 5 hs (kể chuyện theo nhóm của mình).
- Tham gia thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
- 01 HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Vì em đi xa, khi đến nơi em gửi điện báo để mọi người trong gia đình biết tin và không lo lắng.
- Lắng nghe.
+ Viết tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện.
- Thực hành viết bài .
- Lắng nghe.
- 04 HS tiếp nối nhau nhắc lại nội dung bức điện trước lớp.
Môn: Toán
Bài: Nhân số có hai chữ số
với số có một chữ số (không nhớ).
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
- HS làm được bài tập 1; bài 2 (a), bài 3.
II. Chuẩn bị:
- ĐDDH: SGK, phiếu học tập.
- Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
- Dụng cụ học tập: SGK, vở bài tập, bảng con,…
III. Các hoạt động dạy – học:
Tiến trình
Hoạt động giáo viên:
Hoạt động học sinh:
1.Ổn định:1’
2.KT bài cũ:
3’
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS thực hiện tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ):
8’
Hoạt động 2:
Luyện tập -Thực hành:
22’
4.Củng cố:6’
5.Dặn dò:1’
- Gọi HS đọc bảng nhân 6.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới tiệu bài trực tiếp.
Hướng dẫn HS thực hiện tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ):
- Ghi bảng: 12 x 3 = …?
- Yêu cầu HS tìm kết quả phép tính 12 x 3.
+ Khi thực hiện phép tính nhân này, ta phải thực hiện tính từ đâu?
- Yêu cầu HS suy nghỉ thực hiện phép tính trên.
- Nhận xét kết luận.
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu lần lượt từng hs lên bảng trình bày cách tính của 1 trong 2 cách tính mà mình đã chọn.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài tập 2:
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính và tính và sau đó tự làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài tập 3:
- Gợi ý:
+ Có tất cả mấy hợp bút màu?
+ Mỗi hộp có mấy bút màu?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét cho điểm.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi
“ nối nhanh kết quả”.
33 x 2 ; 22 x 2;
42 x 2; 34 x 2.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết học sau.
- Hát.
- 04 HS tiếp nối nhau đọc bảng nhân 6 trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát và nhìn bảng.
- 01 HS đọc phép tính.
- Làm bài vào vở nháp và tiếp nối nhau nêu cách tính của mình:
VD: Chuyển phép nhân thành tổng.
12 + 12 + 12 = 36
Vậy: 12 x 3 = 36
- 01 HS lên bảng đặt tính và tính, cả lớp làm bài vào vở nháp.
- Lớp nhận xét bài bạn.
+ Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị sau đó tính hàng chục.
- Làm bài vào vở nháp, 01 HS lên bảng trình bày.
12 * 3 Nhân 2 bằng 6, viết 6
x 3 * 3 Nhân 1 bằng 3, viết 3
36 * Vậy 12 nhân 3 bằng 36
- Lớp nhận xét.
- 01 HS đọc yêu cầu.
- Làm bài vào vở bài tập, 05 HS lên bảng làm bài.
24 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8
x 2 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
48 * Vậy 24 nhân 2 bằng 48.
- Lớp nhận xét.
- 01 HS đọc yêu cầu.
- 01 HS nhắc lại trước lớp
Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng với đơn vị, hàng chục thắng hàng với nhau, thực hiện phép tính từ phải sang trái.
- Làm bài vào vở bài tập, 04 HS cùng làm bài vào phiếu trình bày kết quả lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- 01 HS đọc bài toán.
- Lắng nghe.
- Làm bài vào vở bài tập, 02 HS cùng làm bài vào phiếu trình bày kết quả lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tham gia trò chơi.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn làm bài nhanh nhất, đúng nhất.
------------------------------
Môn: Thủ công
Bài: Gấp con ếch (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
- Với HS khéo tay: Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp phẳng., thẳng, con ếch cân đối, làm cho con ếch nhảy được.
- Hứng thú với giờ học ghép hình.
- HS yêu thích sản phẩm.
II. Chuẩn bị:
- ĐDDH: Mẫu con ếch, bảng qui trình.
- Dụng cụ học tập: Giấy thủ công, kéo, …
III. Các hoạt động dạy – học:
Tiến trình
Hoạt động giáo viên:
Hoạt động học sinh:
1.Ổn định:1’
2.KT bài cũ:
3’
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
Thực hành gấp con ếch:
17’
Hoạt động 2:
Tổ chức đánh giá sản phẩm: 12’
4. Củng cố:5’
5. Dặn dò:1’
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài trực tiếp.
Thực hành gấp con ếch:
- Gọi HS nhắc lại các bước gấp con ếch.
- Nhận xét các thao tác sản phẩm của HS.
- Đính bảng qui trình có hình minh họa hệ thống lại cách gấp:
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
Bước 2: Gấp tạo hai chân trước con ếch.
Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
- Tổ chức cho hs thực hành gấp con ếch theo nhóm.
- Đến các nhóm quan sát, giúp đỡ, uốn nắn cho những hs còn lúng túng.
Tổ chức đánh giá sản phẩm:
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình lên bàn.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS; tuyên dương những nhóm có sản phẩm đẹp, gấp đúng qui trình.
- Chọn một số sản phẩm đẹp cho các cả lớp quan sát.
- Tổ chức cho các nhóm thi xem con ếch nào nhảy xa hơn, nhanh hơn.
- Gọi HS nhắc lại qui trình gấp con ếch.
- Giáo dục, liên hệ thực tiễn.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ dán để học tiết sau.
- Hát.
- Trình bày đồ dùng học tập lên bàn để GV kiểm tra.
- Lắng nghe.
- 03 HS tiếp nối nhau nhắc lại các thao tác gấp con ếch trước lớp.
- Lắng nghe.
- Quan sát qui trình gấp con ếch và lắng nghe.
- Thực hành gấp con ếch theo nhóm 4 HS.
- Trình bày sản phẩm của nhóm mình lên bàn.
- Lắng nghe – rút kinh nghiệm.
- Thi đua giữa các nhóm.
- 03 HS tiếp nối nhau nhắc lại qui trình gấp con ếch trước lớp.
--------------------------------------
Môn : Sinh hoạt lớp cuối tuần 4
Tiết 4:
I. Mục tiêu :
- HS thấy được những việc đã làm tốt , những việc chưa làm tốt trong tuần.
- HS biết cách khắc phục những việc làm chưa tốt trong tuần .
- Nắm được các phong trào của trường trong tuần tới mà thực hiện.
II. Chuẩn bị :
HS : 1 bài hát tập thể.
III. Nội dung :
1/ Hoạt động 1:
GV : nhận định tình hình hoạt động của lớp trong tuần 4.
+ GV nêu ưu điểm và hạn chế của lớp trong tuần 4.
+ Vệ sinh: Tổ trực nhận xét, P. Lao Động nhận xét, giáo viên kết luận.
+ Học tập:
Lớp Trưởng : nêu tên những bạn chưa thuộc bài, làm bài trong tuần.
Những HS chưa học tốt trong tuần nêu lí do . Nêu cách khắc phục.
GV nhận xét việc tích cực tập trung theo dỏi trong giờ học. Phê bình cụ thể từng HS, khen ngợi HS tích cực học.
+ Nề nếp:GV nêu và nhận xét.
Đi vệ sinh trước khi vào lớp.
Xếp hàng ngay ngắn khi vào lớp và ra về.
Không ăn, uống trong giờ học.
Ngồi đúng vị trí , muốn phát biểu phải giơ tay , được GV cho phép.
Nghiêm túc hát đầu giờ và đọc 5 diều Bác Hồ dạy.
2/ Hoạt động 2:
GV nêu những chỉ đạo của nhà trường:
+ Thực hiện tốt việc được phân công tưới cây xanh của trường.
+ Phòng tránh các tai nạn , đặc biệt là ATGT.
+ HS khẩn trương tham gia BHTN.
3/ Hoạt động 3:
Hoạt động giáo dục theo chủ điểm.
GV phổ biến tháng 09 -ATGT.
GV nhắc nhở các khoản tiền .
Ý kiến của HS.
Giải đáp của GV.
Kết luận :giáo viên chốt lại việc chất lượng học tập, các khoản tiền và ATGT.
File đính kèm:
- tuan 4.doc