I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ em của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm câu chuyện. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
3. Thái độ: Yêu thích học tập.
II. CHUẨN BỊ:
GV&HS: Tranh minh họa trong SGK.
27 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 34 Lớp 5 Năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc yêu cầu.
- Cho HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức.
- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS tiếp nối làm bài trên bảng lớp.
- Cùng cả lớp chữa bài, chốt kết quả đúng.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ, gắn bài.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi HS đọc và nêu tóm tắt.
- Gọi HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
(Thực hiện cùng bài 3)
- Gọi HS đọc và nêu tóm tắt bài toán.
- Gọi HS xác định dạng toán và nêu cách làm bài.
- Cho HS làm bài cùng bài 3
- Gọi HS nêu KQ
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
(Thực hiện cùng bài 3)
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm cùng bài 3
- Gọi HS nêu KQ (giải thích cách làm).
- Chốt kết quả đúng.
4- Củng cố:
- Cho hs nêu lại cách cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, số thập phân, phân số.
5- Dặn dò:
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Hoạt động của trò
- 1 HS lên bảng.
Bài 1(5): Tính:
a) 85793 – 36841 + 3826
48952 + 3826
= 52778
b)
c) 325,97 + 86,54 + 103,46
= 412,51 + 103,46
= 515,97
Bài 2(175): Tìm x
a, x + 3,5 = 4,72 + 2,28
x + 3,5 = 7
x = 7 – 3,5
x = 3,5
b, x – 7,2 = 3,9 + 2,5
x – 7,2 = 6,4
x = 6,4 + 7,2
x = 13,6
Bài 3(175): Tóm tắt
Đáy bé : 150m
Đáy lớn : đáy bé
Chiều cao : đáy lớn
Diện tích :....m2?....ha?
Bài giải:
Đáy lớn của mảnh đất hình thang là:
150 x = 250 (m)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là:
250 x = 100 (m)
Diện tích mảnh đất hình thang là:
(150 + 250) x 100 : 2 = 20 000 (m2)
20 000 m2 = 2 ha
Đáp số: 20 000 m2 ; 2 ha.
*Bài 4(175): Tóm tắt
Lúc : 6giờ ô tô chở hàng đi : 45km/giờ
Lúc : 8giờ ô tô du lịch đi : 60 km/giờ
Xe du lịch đuổi kịp xe chở hàng :....giờ?
Bài giải:
Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là:
8 – 6 = 2 (giờ)
Quãng đường ô tô chở hàng đi trong 2 giờ là:
45 x 2 = 90 (km)
Sau mỗi giờ xe du lịch đến gần xe chở hàng là:
60 – 45 = 15 (km)
Thời gian xe du lịch đi để đuổi kịp xe chở hàng là:
90 : 15 = 6 (giờ)
Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng lúc:
8 + 6 = 14 (giờ)
Đáp số: 14 giờ hay 2 giờ chiều.
*Bài 5(175): Tìm số tự nhiên thích hợp của x, sao cho: =
Vì = nên =
Vậy x = 20
- Nêu miệng cá nhân.
- Lắng nghe.
Luyện từ và câu (Tiết 68):
Ôn tập về dấu câu
(Dấu gạch ngang)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu gạch ngang.
2. Kỹ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Học sinh: Vở bài tập.
- Giáo viên: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết (bài 4 - giờ trước).
- Nhận xét, –ánh giá.
3- Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Gọi 1HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- Gọi HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu gạch ngang.
- Gắn bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang, gọi một số HS nhắc lại.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:
+ Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện.
+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Cung cấp thêm cho học sinh một số tác dụng của dấu gạch ngang
4- Củng cố:
- YC HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang.
- GV nhận xét giờ học.
5- Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài, nhớ và biết sử dụng dấu gạch ngang và chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- 3 HS đọc, lớp nhận xét.
- Bài 1(159): Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4 và ví dụ ở SGK, hãy lập bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang.
- 1 HS nêu.
- 2 HS nêu.
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Đoạn a:
- Tất nhiên rồi.
- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ cũng như vậy…
2) Đánh dấu phần chú thích trong câu.
Đoạn a:
- đều như vậy…- Giọng cônghúa nhỏ dần,…
Đoạn b:
…nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương t–ứ 18 -
3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Đoạn c:
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền,…
- Tham gia Tết trồng cây...
Bài 2(160): Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện (SGK) và nêu tác dụng của nó trong từng trường hợp:
- 2 HS đọc.
- Thảo luận nhóm 2 làm bài và trình bày:
* Đáp án:
- Tác dụng 2: Đánh dấu phần chú thích trong câu:
+ Chào bác - Em bé nói với tôi (chú t–ích lời chào ấy là của em bé, em chào “tôi”)
+ Cháu đi đâu vậy? - tôi hỏi em … (chú thích lời hỏi đó là của “tôi” hỏi em bé).
- Tác dụng 1: Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại:
+ Tất cả các trường hợp còn lại, dấu gạch ngang được sử dụng với tác dụng 1
- Tác dụng (3): Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê: Không có trường hợp nào.
- HS nêu miệng 3 tác dụng của dấu gạch ngang.
- Lắng nghe.
Tập làm văn (tiết 68):
Trả bài văn tả người
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn tả người thông qua tiết trả bài.
2. Kỹ năng:
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người theo 3 đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Sửa bài, viết lại một đoạn văn trong bài cho hay hơn.
3. Thái độ: Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ viết một số lỗi điển hình cần sửa chung.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét chung về bài văn tả người.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. NX về kết quả bài viết của HS:
- Gọi HS đọc các đề bài
- Mở bảng phụ viết một số lỗi điển hình mà học sinh mắc phải.
- Nhận xét những ưu điểm và những thiếu sót, hạn chế trong bài viết của HS.
- Thông báo điểm số cụ thể
- Trả bài viết cho học sinh
3.3 Hướng dẫn học sinh chữa bài:
* Chữa lỗi chung
- Chỉ ra những lỗi điển hình ở bảng phụ
- Gọi học sinh lần lượt lên chữa lỗi
- Yêu cầu HS chữa lại cho đúng (nếu sai)
* Chữa lỗi trong bài
- Yêu cầu HS đọc lời phê của GV và tự chữa lỗi trong bài của mình.
3.4 Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn hay
- Đọc một số đoạn, bài văn hay để học sinh học tập.
- Yêu cầu HS chọn 1 đoạn văn trong bài của mình để viết lại cho hay hơn.
- Gọi HS đọc bài viết lại.
- Nhận xét, tuyên dương HS viết tốt.
4. Củng cố:
- Cho HS nêu lại bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày 1 bài văn tả người. - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh viết bài văn chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại.
Hoạt động của trò
- 2HS đọc.
- Quan sát, nhận biết.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 1 học sinh lên bảng chữa lỗi, học sinh dưới lớp chữa vào vở bài tập.
- Trao đổi, nhận xét về bài chữa.
- Đọc lời nhận xét của giáo viên, tự sửa lỗi trong bài của mình sau đó đổi cho bạn để soát lỗi.
- Lắng nghe, trao đổi với bạn về cái hay của đoạn, bài văn.
- Viết lại một đoạn trong bài.
- 1 số học sinh đọc đoạn văn viết lại.
- Lắng nghe.
- Nêu miệng cá nhân.
- Lắng nghe.
- Nghe, thực hiện ở nhà.
Anh:
(GV bộ môn soạn giảng)
Kĩ thuật (Tiết 34):
Lắp ghép mô hình tự chọn
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
2. Kĩ năng: Lắp được một mô hình tự chọn.
Với HS khéo tay:
Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
3. Thái độ: Trân trọng sản phẩm đã làm ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
3-Bài mới:
3.1- Giới thiệu bài:
3.2- Hướng dẫn các hoạt động.
* Hoạt động 1:
- Hướng dẫn HS chọn mô hình lắp ghép.
- GV cho các nhóm HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
*Hoạt động 2:
- Hướng dẫn HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
a) Chọn các chi tiết
b) Lắp từng bộ phận.
c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
* Hoạt động 3:
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá.
4- Củng cố:
- GV nhận xét giờ học.
5- Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhắc lại ND đã học tiết 1
*Chọn mô hình lắp ghép.
- HS chọn mô hình lắp ghép.
-HS thực hành theo nhóm 4.
* Thực hành lắp mô hình đã chọn
- HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
a) Chọn các chi tiết
b) Lắp từng bộ phận.
c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
* Trưng bày sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp.
- Lắng nghe.
- Nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 16 tháng 5 năm 2014
(Cô Hoa soạn giảng)
Sinh hoạt:
Kiểm điểm nền nếp tuần 34
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm đã đạt được, khắc phục những tồn tại.
- Phấn đấu đạt nhiều thành tích trong mọi hoạt động.
II. NỘI DUNG:
1. Nhận xét chung:
a, Hạnh kiểm:
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép; biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Nghiêm chỉnh thực hiện tốt các quy định của trường.
- Thực hiện tốt quy tắc ứng xử của HS.
- Duy trì tốt nền nếp đi học đúng giờ.
- Ra thể dục nhanh, tập đúng, đều các động tác.
- Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tốt.
b, Học tập:
- Học bài và làm bài tập đầy đủ.
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Tồn tại: Còn một số em nhận thức chậm.
c, Các công việc khác:
- Thực hiện tốt Luật ATGT, phòng chống dịch cúm A/H1N1, bệnh Robella.
- Duy trì tốt vệ sinh chuyên.
- Tham gia ngoại khóa Tiếng Việt, chủ đề: Bác Hồ.
2. Phương hướng:
- Phát huy ưu điểm đã đạt được, học tập và rèn luyện tốt.
- Tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
File đính kèm:
- Tuần 34.doc