Tập đọc
TRANH LÀNG HỒ
I.Yêu cầu cần đạt:
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3).
II. Đồ dùng:
-Tranh SGK
III.Hoạt động dạy học:
29 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 27 - Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được yêu cầu của BT ở mục III.
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn của BT 1 phần nhận xét.VBT.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra:
-Gọi HS đọc thuộc lòng 10 câu tục ngữ, ca dao của bài 2.
2/ Bài mới:
*Hoạt động 1: -Giới thiệu bài.
*Hoạt động 2: Phần nhận xét
-Bài 1:
+GV nhắc HS đánh số thứ tự 2 câu văn.
+Mở bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn. HS nhìn bảng chỉ rõ mối quan hệ từ in đậm có tác dụng gì.
-Bài 2:
+Gọi HS phát biểu:
* Hoạt động 3: Ghi nhớ
-Gọi HS đọc ghi nhơ
* Hoạt động 4: Luyện tập .
-Bài 1:
+Giao việc: nửa lớp tìm những từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn đầu, nhớ đánh số thứ tự câu.
Nửa lớp còn lại tìm những từ ngữ có tác dụng nối trong 4 đoạn cuối , nhớ đánh số thứ tự câu.
Phát phiếu cho 2 HS làm bài.
+Gọi HS đính bài lên bảng, trình bày:
+Kết luận bài làm đúng.
-Bài 2:
+Dán 2 bảng phụ lên bảng:
+Yêu cầu HS đọc thầm mẫu chuyện vui, nhận xét về tính láu lỉnh của cậu bé.
3/ Củng cố, dặn dò:
-Gọi HS nhắc lại ghi nhớ
-Nhận xét tiết học.
-1 HS đọc yêu cầu bài 1.
+HS đánh số thứ tự các câu văn.
Lớp đọc thầm lại đoạn văn ; thực hiện vào VBT:
Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.
Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.
+Nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu bài 2.
+tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác.
-2 HS nhắc lại không nhìn sách.
- 2 HS đọc bài 1.
+HS đánh số thứ tự các câu văn, gạch dưới QHT hoặc từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp, giải thích quan hệ giữa các câu đoạn:
* Đoạn 1: Từ nhưng nối câu 3 với câu 2.
* Đoạn 2: vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1.
rồi nối câu 5 với câu 4.
- Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2.
rồi nối câu7 với câu 6.
- Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3.
- Đoạn 5: đến nối câu 11 với câu 9, 10 sang đến nối câu 12 với các câu 9, 10, 11
- Đoạn 6: nhưng nối câu 13 với câu 12, nối đoạn 6 với đoạn 5.
- Đoạn 7: đến khi nối câu 15 với câu 14,nối đoạn 7 với đoạn 6.
rồi nối câu16 với câu 15.
+Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
+HS làm vào VBT.
+2 HS lên sửa bài:
Nhưng: sai.
Thay từ nhưng bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì.
+Nhận xét.
+Sổ liên lạc của cậu bé ghi lời nhận xét của thầy cô- chắc là lời nhận xét không hay về cậu. Cậu không muốn bố đọc sổ liên lạc nhưng lại cần chữ kí nhận của cha. Khi cha trả lời có thể viết được trong bóng đêm, cậu đề nghị tắt đèn
+Nhận xét.
* Nhaän xeùt:
Tiết 6
Tiết 7
Tin học
Tiết 1
Thứ sáu, ngày 18 tháng 3 năm 2011
Lịch sử
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I.Yêu cầu cần đạt:
-Biết ngày 27 – 1 -1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pha-richấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam:
+Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọngđộc lập, chủ quỳên và toàn vẹn lãnh thổ của VN; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi VN; chấm dứt dính líu về quân sự ở VN; có trách nhiệm hàn gắn về thương chiến tranh ở VN.
+ Ý nghĩ của Hiệp định Pa-ri: ĐQ Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
II. Chuẩn bị:
-Tranh, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra:
+Mĩ có âm mưu gì khi ném bom huỷ diệt Hà Nội và các vùng phụ cận?
+Thuật lại trận chiến ngày 26 – 12 – 1972.
+Tại sao 30- 12 – 1972, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?
2/ Bài mới: -Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Biết vì sao Mĩ buộc phải kỉ hiệp định Pa-ri ? Khung cảnh lễ kí lễ kí Hiệp định Pa- ri.
-Yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi sau:
+ Hiệp định Pa- ri được kí kết ở đâu? Vào ngày nào?
+Vì sao từ thế lật lọng không muốn kí Hiệp định Pa- ri, nay Mĩ lại buộc phải kí Hiệp định Pa- ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN?
+Hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa- ri ?
+ Hoàn cảnh của Mĩ năm 1973, giống gì với hoàn cảnh của Pháp năm 1954?
-Nêu: Giống như năm 1954, VN lại tiến đến mặt trận ngoại giao với tư thế của người chiến thắng trên chiến trường. Bước lại vết chân của Pháp, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa- ri với những điều khoản có lợi cho dân tộc ta. Chúng ta cùng tìm hiểu về những nội dung chủ yếu của Hiệp định.
* Hoạt động 2: Biết nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pa- ri.
-Chia nhóm 4.
-Yêu cầm HS trả lời:
+Nhóm 1, 2, 3: Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa- ri.
+Nhóm 4, 5, 6: Nội dung Hiệp định Pa- ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì?
+Nhóm 7, 8: Hiệp định Pa- ri có ý nghĩa thế nào với lịch sử dân tộc ta?
-Gọi HS đọc bài học.
* Hoạt động tiếp nối:
-Tổng kết bài: Mặc dù cố tình lật lọng, kéo dài thời gian đàm phán nhưng cuối cùng 27- 1-1973, ĐQM vẫn phải kí Hiệp định Pa- ri, công nhận độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của VN, cam kết rút quân và chấm dứt chiến tranh ở VN.
Có được thành công Hiệp định Pa- ri, nhân dân đã phải đổ bao nhiêu xương máu trong 18 năm gian hi sinh, kiên cường chiến đấu .
Hiệp định Pa- ri đánh dấu 1 bước thắng lợi quan trọng có ý nghĩa chiến lược: Nhân dân ta đánh cho Mĩ cút để tiếp tục sẽ đánh cho Nguỵ nhào, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước như Bác Hồ đã chúc nhân dân trong tết 1969:
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Nguỵ nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn!
-Hỏi các câu hỏi cuối bài.
-Về xem lại bài. -Nhận xét tiết học.
+ Hiệp định Pa- ri được kí kết tại Pa-ri, thủ đô của nước Pháp vào ngày 27-1-1973.
+Vì Mĩ vấp phải những thất bại nặng nề trên chiến trường cả 2 miền Nam, Bắc Mậu Thân 1968 và ĐBP trên không 1972. Aâm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược VN của chúng bị ta đập tan nên Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa- ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN.
+HS mô tả như SGK..
+ Thực dân Pháp và ĐQM đều bị thất bại nặng nề trên chiến trường VN.
+ Hiệp định Pa- ri quy định:
*Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ VN.
*Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh
ra khỏi VN.
*Phải chấm dứt dính líu quân sự ở VN.
*Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết
thương ở VN.
+ Nội dung Hiệp định Pa- ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận sự thất bại của chúng trong chiến tranh ở VN; công nhận hoà bình và độc dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của VN.
+ Hiệp định Pa- ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng VN. ĐQM buộc phải rút quân khỏi nước ta, lực lượng cách mạng miền Nam chắc chắn mạnh hơn kẻ thù. Đó là thuận lợi rất lớn để nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
- SGK / 53.
* Nhaän xeùt:
Tiết 2
Tập làm văn
TẢ CÂY CỐI (KIỂM TRA VIẾT).
I.Yêu cầu cần đạt:
-Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần; đúng yêu cầu đề bài; dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
II. Chuẩn bị:
-Tranh. Viết 5 đề bài lên bảng.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1:Tìm hiểu đề
-Gọi HS đọc đề bài
-Giảng: Các em có thể viết theo 1 đề bài khác với đề bài trong tiết học trước. Nhưng tốt nhất là viết theo đề bài tiết học trước đã chọn.
-Giải đáp thắc mắc của HS.
* Hoạt động 2: Làm bài
-Cho HS làm vào vở.
-Nhắc HS tư thế ngồi , cách trình bày.
-Thu bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-HS nối tiếp nhau đọc 5 đề, gợi ý trong SGK.
-1 số HS tiếp nối nhau nói tên đề bài các em chọn.
HS đọc thầm lại các đề bài.
-Làm bài.
-Nộp bài.
* Nhaän xeùt:
Tiết 3
Mĩ thuật
Tiết 4
Anh văn
Tiết 5
Toán
LUYỆN TẬP – TRANG 143.
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết tính thời gian của chuyển động đề.
- Biết được quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
- Làm các bài 1; 2; 3 - SGK
II.Chuẩn bị:
-Bảng phụ, kẻ bài 1.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra:
HS nêu quy tắc tính thời gian
2/ Hướng dẫn luyện tập:
-Bài 1: .
+Cho HS làm vào vở:
+Gọi HS lên bảng điền.
-Bài 2:
+Cho HS tự làm vào vở:
+Gọi HS đọc kết quả.
-Bài 3:
+Cho HS tự làm vào vở:
1 HS giải trên bảng phụ:
+HS đính bài lên bảng, trình bày kết quả:
3/ Củng cố, dặn dò:
-Gọi HS nhắc lại quy tắc, công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Nhận xét tiết học.
- 1 hs nêu yêu cầu.
S(km)
261
78
165
96
V(km/giờ)
60
39
27,5
40
T( giờ)
4.35
2
6
2.4
-Nhận xét.
-1 HS đọc đề bài
Thời gian ốc sên bò hết quãng đường:
1,08 m = 108 cm
108 : 12 = 9 ( phút)
Đáp số: 9 phút
+Nhận xét.
-1 HS đọc đề bài
Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường:
72 : 96 = (giờ)
giờ = 45 phút
Đáp số: 45 phút
+Nhận xét.
* Nhaän xeùt:
Tiết 6
Toán (ôn)
ÔN TẬP
I/ Yêu cầu cần đạt:
Ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối kì II
II/ Bài tập:
1. Tính:
3 giờ 42 phút + 1 giờ 37 phút 14 giờ 18 phút – 6 giờ 42 phút
2 giờ 35 phút x 3 35 giờ 40 phút : 5
2. Tìm X
X : 24,68 = 32,4 + 67,6 16 : X = 1,28 : 0,1
3.Một mảnh vườn hình thang có tổng độ dài 2 đáy là 140m, chiều cao bằng tổng số đo 2 đáy.
a) Hỏi diện tích mảnh vườn này là bao nhiêu mét vuông.
b) Người ta sử dụng 30,5% diện tích vườn để trồng xoài, phần diện tích còn lại thì trồng nhãn. Hãy tính diện tích trồng xoài, diện tích trồng nhãn?.
Tiết 7
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP.
I/ Yêu cầu cần đạt:
- Tổng kết hoạt động tuần 27.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần 28.
II/ Các hoạt động:
a) Đánh giá hoạt động tuần 27:
Lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần.
GV nhận xét chung ,bổ sung.
Ưu điểm:
Khuyết điểm:
Sinh hoạt mẩu chuyện:
b)Kế hoạch tuần 28.
- Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần 27.
- Tiếp tục ôn tập chuẩn bị kì thi HS giỏi thị xã.
- Thực hiện tốt mọi nề nếp sinh hoạt của Đội
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
Đông Hồ, ngày 18 tháng 3 năm 2011
Tổ trưởng
Phan Thị Liên Châu
File đính kèm:
- GA 5 Tuan 27.doc