I. MỤC TIÊU :
- Biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng: x x a = b; a x x = b.
- Biết tìm một thừa số chưa biết.
- Biết giải bài toán có 1 phép tính chia (trong bảng chia 3)
- Làm được BT 2, 3, 4.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 24 Buổi 1 Lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng chia 5
I. Mục tiêu :
- Biết cách thực hiện bảng chia 5.
- Lập và nhớ được bảng chia 5.
- Biết giảI bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5)
- Làm được BT 1, 2.
II. Đồ dùng dạy và học :
Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 hình tròn.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng:
+Làm bài tập 3,4 của tiết 115.
+Đọc thuộc lòng bảng nhân 5.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm .
2. Bài mới: Giới thiệu bài .
a. Hoạt động 1: Lập bảng chia 5.
- Giáo viên gắn lên bảng 4 tấm bìa có 5 chấm tròn, sau đó nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có mấy chấm tròn ?
- Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn có trong cả 4 tấm bìa .
- Nêu bài toán: Trên các tấm bìa có tất cả 20 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa ?
- Hãy đọc phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu .
- Giáo viên viết lên bảng phép tính:
20 : 5 = 4 và yêu cầu học sinh đọc phép tính này.
- Tiến hành tương tự với 1 vài phép tính khác .
b. Hoạt động 2: Học thuộc lòng bảng chia 5.
- Yêu cầu học sinh đọc bảng chia 5 vừa xây dựng được. Giáo viên xóa dần kết quả học sinh đọc .
- Yêu cầu học sinh tìm điểm chung của các phép tính chia trong bảng chia 5 .
- Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 5.
- Giáo viên chỉ vào các số đem chia cho 5, yêu cầu học sinh đọc .
- Đây chính là dãy số đếm thêm 5 bắt đầu từ số 5.
- Giáo viên chỉ bất kỳ 1 phép tính nào đó trong bảng để học sinh đọc .
- Gọi 1 số em luyện học thuộc tại lớp.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
c. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
*Bài 1:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc tên các dòng trong bảng số.
- Muốn tính thương ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Giáo viên nhận xét sửa bài đưa ra kết quả đúng
*Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề
+Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán hỏi gì ?
+Muốn biết mỗi tổ có mấy bạn chúng ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải bài toán . - Gọi học sinh nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Giáo viên nhận xét sửa bài đưa ra đáp án đúng, chấm 1 số bài.
Tóm tắt
5 bình hoa :15 bông hoa .
1 bình hoa : ….bông hoa ?
Bài giải
Số bông hoa mỗi bình hoa có là:
15 : 5 = 3 (bông hoa)
Đáp số: 3 bông hoa
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta vừa học bài gì ?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 em lên bảng làm
- Lớp làm vào vở nháp .
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh quan sát và phân tích câu hỏi của giáo viên và trả lời .
*4 tấm bìa có 20 chấm tròn.
*Phép tính: 5 x 4= 20
- Phân tích bài toán , sau đó1 học sinh trả lời .
*Có tất cả 4 tấm bìa .
*Phép tính : 20 : 5 = 4
- Đọc cá nhân, đọc đồng thanh .
- Cả lớp đọc đồng thanh .
*Phép tính này đều có dạng một số chia cho 5.
*Các kết quả lần lượt là : 1 , 2 , … 10.
- Học sinh đọc .
- 5 đến 7 em đọc.
- 1 em nêu yêu cầu của bài.
*Đọc: Số bị chia, số chia, thương.
*Ta lấy số bị chia chia cho số chia.
- 2 HS đọc
*Có 15 bông hoa chia thành 5 bình.
*Mỗi bình có mấy bông hoa ?
*Chúng ta thực hiện phép chia .
- 1 học sinh lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở, sau đó đổi vở để kiểm tra vở lẫn nhau.
- HS trả lời.
- Hai em đọc bảng chia 5
*************************************************
Tự nhiên và xã hội
Tiết 24: CÂY SốNG ở ĐÂU ?
I. Mục tiêu:
- Biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
- Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác, dưới nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 50, 51.
- Sưu tầm tranh ảnh các loại cây sống ở các môi trường khác nhau.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên kiểm tra bài “ Ôn tập : Xã hội”:
+Hãy kể về gia đình của em? Những lúc nghỉ ngơi mọi người trong gia đình em thường làm gì?
+Hãy kể về trường học của em? Trong trường em có những thành viên nào?
+Hãy kể về cuộc sống xung quanh nơi em ở?
- Giáo viên nhận xét , tuyên dương , ghi điểm .
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Làm việc với Sách giáo khoa.
*Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa và nói về nơi sống của cây cối trong từng hình.
*Bước 2: Trình bày ý kiến.
- Yêu cầu HS các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Cây sống ở đâu?
ốKết luận : Cây có thể sống ở khắp nơi : Trên cạn, dưới nước.
b. Hoạt động 2 : Triển lãm về cây cối.
*Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- Yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa những tranh ảnh, cây lá thật đã sưu tầm được cho cả nhóm quan sát.
- Mỗi cá nhân trong nhóm nói tên các cây mình đã sưu tầm và nơi sống của chúng.
- Yêu cầu học sinh phân nhóm cây sống dưới nước và nhóm cây sống trên cạn.
*Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm khác quan sát và đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương các nhóm trình bày tốt.
3. Củng cố dạn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học .
- Tuyên dương 1 số em sưu tầm được nhiều cây.
- Về học bài chuẩn bị bài sau.
- 3 em lên bảng trả lời.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh thảo luận nhóm 4 em theo yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác lắng nghe và nhận xét bổ sung .
*Cây sống trên cạn, dưới nước.
- Học sinh nghe và ghi nhớ.
- Học sinh thực hiện theo nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh phân nhóm cây theo yêu cầu và ghi ra giấy.
- HS trình bày sản phẩm và đánh giá.
***************************************************
Thể dục
BàI 47: ĐI NHANH CHUYểN SANG CHạY TRò CHƠI: KếT BạN
I. MụC TIÊU :
- Biết cách đi nhanh chuyển sang chạy.
- Biết cách chơi và tham gia trò chơi: “Kết bạn”
II. ĐịA ĐIểM PHƯƠNG TIệN :
- Địa điểm : Trên sân trường vệ sinh nơi tập .
- Phương tiện: 1 còi, kẻ các vạch chuẩn bị, xuất phát, chạy, đích .
III. NộI DUNG Và PHƯƠNG PHáP :
Phần
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp :
- ôn các động tác: chân, tay, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài TDPTC.
+Đi nhanh chuyển sang chạy (3 lần 18-20m)
- GV chỉ cho hs biết: Vạch chuẩn bị, vạch xuất phát đi, vạch bắt đầu chạy và vạch xuất phát .
- Từng đợt chạy xong, vòng sang hai bên, đi thường về tập hợp cuối hàng
- Trò chơi : Kết bạn GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. Cho hs học vần điệu mới .
- HS đọc vần điệu chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn và chơi trò chơi .
- GV theo dõi .
- Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát
- Cán sự lớp điều khiển .
- Nhảy thả lỏng
- GV- HS hệ thống bài
- Nhận xét giờ học .
- Học sinh thực hiện .
- Học sinh thực hiện .
- Học sinh thực hiện .
- Học sinh thực hiện .
- Học sinh thực hiện .
- Học sinh thực hiện .
- Học sinh thực hiện .
- Học sinh thực hiện .
- Học sinh thực hiện .
******************************************************************
Thứ bảy ngày … tháng 2 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 24: ĐáP LờI PHủ ĐịNH. NGHE – TRả LờI CÂU HỏI
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết đáp lời phủ định trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT 1, 2)
- Nghe kể, trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui. (BT 3)
II. Đồ dùng dạy học :
- Ghi sẵn các tình huống.
- Các câu hỏi gợi ý viết vào bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng thực hành đọc 2,3 nội quy của nhà trường.
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh.
- Giáo viên treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật của bài tập 1.
- Bức tranh minh họa điều gì?
- Khi gọi điện thoại đến , bạn nói thế nào?
- Cô chủ nhà nói thế nào?
- Lời nói của cô chủ nhà là một lời phủ định, khi nghe thấy chủ nhà phủ định điều mình hỏi, bạn học sinh đã nói thế nào?
ốKết luận…
- Gọi 2 HS lên đóng vai thể hiện lại tình huống trên.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương .
b. Hoạt động 2 : Thực hành.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý HS có thể thêm lời thoại nếu muốn.
- Yêu cầu học sinh đóng lại tình huống a.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét, đưa ra lời đáp khác
- Tiến hành tương tự với tình huống còn lại .
- Giáo viên nhận xét đưa bổ sung .
c. Hoạt động 3: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi Vì sao?
- Giáo viên kể 1, 2 lần câu chuyện : Vì sao ?
- TReo bảng phụ có các câu hỏi:
+Truyện có mấy nhân vật ? Đó là những nhân vật nào ?
+Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào ?
+Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì ?
+Cậu bé giải thích ra sao ?
+Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì
- Gọi 1, 2 học sinh kể lại chuyện .
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương .
3. Củng cố, dặn dò:
- Em đáp lại thế nào khi :
+ Một bạn hứa cho em mượn truyện , lại để quên ở nhà.
+Em hỏi một bạn mượn bút nhưng bạn lại không có.
- Nhận xét cho điểm HS. GV nx tiết học.
- 2 em lên bảng đọc
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
*Tranh minh họa cảnh một bạn HS gọi điện thoại đến nhà bạn.
*Bạn nói : Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ.
*ở đây không có ai tên là Hoa đâu cháu ạ.
*Bạn nói: Thế ạ? Cháu xin lỗi cô.
- 2 HS đọc.
- 2 học sinh lên đóng vai và diễn lại tình huống trong bài. Học sinh cả lớp theo dõi .
- 1 cặp HS đóng lại tình huống a
- Lớp nhận xét đưa ra lời đáp khác ( nếu có )
- Học sinh nghe kể chuyện.
*Hai nhân vật là cô bé và cậu anh họ .
*Cô bé thấy mọi thứ đều lạ
*Sao con bò này không có sừng hả anh ?
*Bò không có sừng vì bị gãy sừng. Có con còn non, chưa có sừng. Riêng con này không có sừng vì nó là... là con ngựa.
*Là con ngựa.
- 2 đến 4 em thực hành kể.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
******************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt:
File đính kèm:
- TUAN 24 BUOI 1 LOP 2 Hang.doc