1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng làm bài :
+Điền dấu thích hợp vào ô trống :
2 x 3 2 x 5 ; 10 : 2 2 x 4
+Điền dấu thích hợp vào ô trống: 12 20 : 2
- Giáo viên và học sinh nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới :
a. Hoạt động 1: giới thiệu bài .
b. Hoạt động 2: Giới thiệu số bị chia, số chia, thương
- Giáo viên viết : 6 : 3 và yêu cầu học sinh tìm kết quả của phép tính này .
- Giáo viên giới thiệu ( Vừa giới thiệu vừa gắn thẻ từ lên bảng ): Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là số bị chia , 2 là số chia , 3 là thương .
-Giáo viên hỏi :
+6 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ?
+2 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ?
+3 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ?
+Số bị chia là số như thế nào trong phép chia ?
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 23 Buổi 1 Lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắn các thẻ từ lên bảng để định danh tên gọi các thành phần và kết qủa của phép nhân trên:
2 x 3 = 6
Thừa số Thừa số Tích
Dựa vào phép x trên, lập các phép (:) tương ứng.
- Giới thiệu: Để lập được phép chia 6 : 2 = 3 chúng ta lấy tích ( 6 ) trong phép nhân 2 x 3 = 6 chia cho thừa số thứ nhất ( 2 ) được thừa số thứ hai ( 3 ).
- Giới thiệu tương tự với phép chia : 6 : 3 = 2 .
- 2 và 3 là gì trong phép tính nhân 2 x 3 = 6?
- Vậy ta thấy, nếu lấy tích chia cho một thừa số ta sẽ có thừa số kia .
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
*Hướng dẫn tìm thừa số x chưa biết.
- Viết lên bảng x x 2 = 8 và nói chúng ta sẽ học cách tìm thừa số chưa biết này .
- x là gì của phép nhân x x 2 = 8?
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
- Hãy nêu phép tương ứng ?
- Vậy x bằng bao nhiêu ?
- Giáo viên viết phép tính lên bảng yêu cầu học sinh đọc lại .
- Như vậy chúng ta tìm được x = 4 để 4 x 2 = 8 .
- Viết lên bảng : 3 x x = 15, yêu cầu HS làm.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Giáo viên sửa bài, bổ sung.
- Muốn tìm thừa số trong phép nhân ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu cả lớp học thuộc lòng quy tắc trên .
c. Hoạt động 3 : Luyện tập , thực hành .
*Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh lên đọc bài trước lớp .
- Giáo viên nhận xét, cho điểm .
*Bài 2:
- Bài yêu cầu gì ?
- x là gì trong phép tính của bài ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài .
x x 3 =12 3 x x = 21
x = 12 : 3 x = 21 : 3
x = 4 x = 7
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn, sau đó chữa bài .
- Hỏi học sinh vừa lên bảng làm bài: Tại sao trong phần b , để tìm x em lại lấy 12 chia cho 3 ?
- Hỏi tương tự phần c .
- Nhận xét và cho điểm học sinh .
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm 1 thừa số của phép nhân .
- Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương .
- Về nhà học thuộc các bảng nhân .
- 2 em lên bảng làm bài
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- 1 học sinh lên bảng thao tác, dưới lớp làm.
*Có 6 chấm tròn .
*Phép nhân : 2 x 3 = 6
*2 và 3 là thừa số; 6 là tích
- Học sinh gắn thẻ từ vào phép tính .
*Phép chia 6 : 2 = 3 .
- Học sinh lắng nghe .
*Là thừa số.
*Muốn tìm thừa số này, ta lấy tích chia cho thừa số kia.
*x là thừa số của phép nhân .
*Ta lấy tích chia cho thừa số còn lại .
*x = 8 : 2
*x = 4
*x x 2 = 8
x = 8 : 2
x = 4
- 1 em lên bảng, lớp làm vào bảng con .
*Muốn tìm một thừa số trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết .
- Đọc cá nhân, đọc đồng thanh .
- Học sinh làm bài, 1 em đọc bài làm của mình trước lớp.
*Tìm x
*x là thừa số chưa biết trong phép nhân .
- Học sinh lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở bài tập .
- 1 HS nhận xét – Chữa bài.
*Vì x là thừa số trong phép nhân x x 3 = 12, nên để tìm x chúng ta phải lấy tích là 12 chia cho thừa số đã biết là 3 .
- 1 học sinh nêu.
***************************************************
Tự nhiên và xã hội
Tiết 23: ÔN TậP: Xã HộI
I. Mục tiêu:
- Kể về được gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơI học sinh ở.
- So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các câu hỏi chuẩn bị trước có nội dung về chủ đề về xã hội .
- Cây cảnh treo các câu hỏi .
- Phần thưởng .
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên kiểm tra:
+Nêu tên các bài chúng ta đã học về xã hội ?
+Những bài đó nói lên điều gì ?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, ghi điểm .
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Thi nói về gia đình , nhà trường và cuộc sống xung quanh .
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh sưu tầm và nghiên cứu sách giáo khoa để nói về nội dung đã được học.
- Nhóm 1 nói về gia đình .
*Những công việc hằng ngày của các thành viên gia đình là : Ông bà nghỉ ngơi, bố mẹ đi làm, em đi học …
*Vào những lúc nghỉ ngơi mọi người trong gia đình đều vui vẻ . Bố đọc báo, mẹ và ông bà chơi với em….
*Đồ dùng trong nhà có những loại:
+Đồ sứ có: bát, đĩa ….
+ Đồ nhựa có: xô , chậu, bát …
+Để giữ đồ đẹp bền khi sử dụng phải cẩn thận. Sắp xếp ngăn nắp.
- Nhóm 2 nói về nhà trường
- Nhóm 3 nói về cuộc sống xung quanh .
- Giáo viên nhận xét cách chơi và phát thưởng .
b. Hoạt động 2: Làm phiếu học tập.
- Giáo viên phát phiếu bài tập cho cả lớp và yêu cầu :
1. Đánh dấu x vào ô trước các câu em cho là đúng.
a.Chỉ cần giữ gìn môi trường ở nhà .
b.Cô hiệu trưởng có nhiệm vụ đánh trống báo hết giờ .
c.Không nên chạy nhảy ở trường , để giữ an toàn cho mình và các bạn .
d.Chúng ta có thể ngắt hoa ở vườn trường để tặng thầy cô nhân ngày 20 tháng 11 .
e.Đường sắt dành cho tàu hỏa đi lại .
g.Bác nông dân làm việc trong nhà máy .
h.Không nên ăn thức ăn ôi thiu để phòng bệnh ngộ độc.
i.Thuốc tây cần để xa tầm tay trẻ em .
2. Nối các câu ở cột A với câu ở cột B :
Phòng tránh ngộ độc xung quanh nhà ở
và trường học
Phòng tránh té ngã khi ở nhà
Giữ sạch môi trường bền đẹp
Cần phải giữ gìn đồ giành cho phương tiện
dùng trong gia đình ô tô, xe máy, xe đạp
Đường bộ khi ở trường
*Bài 3: Hãy kể tên
a.Hai ngành nghề ở vùng nông thôn.
b. Hai ngành nghề ở hành phố.
c.Ngành nghề ở ịa phương bạn
- Giáo viên, nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số em.
- Về học bài chuẩn bị chương tự nhiên .
- 2 em lên bảng trả lời.
- 2 HS nhắc lại tên bài
- Học sinh thảo luận nhóm và minh họa .
- Các nhóm trình bày. Nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung .
- Học sinh tự đánh dấu.
- Học sinh tự nối .
- Học sinh kể .
***********************************************
Thể dục
Tiết 46: ĐI NHANH CHUYểN SANG CHạY
TRò CHƠI: KếT BạN
I. MụC TIÊU :
- Bước đầu biết cách thực hiện đi nhanh chuyển sang chay.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Kết bạn”
II. ĐịA ĐIểM PHƯƠNG TIệN :
- Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
- Phương tiện: 1còi ,kẻ các vạch chuẩn bị, xuất phát, chạy, đích.
III. NộI DUNG Và PHƯƠNG PHáP :
Phần
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu .
2. Phần cơ bản.
3. Phần kết thúc.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp
- ôn các động tác: chân, tay, lườn, TD phát triển chung.
*Đi nhanh chuyển sang chạy.(3 lần 18-20m)
- GV chỉ cho HS biết: Vạch chuẩn bị, vạch xuất phát đi, vạch bắt đầu chạy và vạch xuất phát .
- Từng đợt chạy xong, vòng sang hai bên, đi thường về tập hợp cuối hàng
- Trò chơi: “Kết bạn”: GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, Cho HS học vần điệu mới .
- HS đọc vần điệu chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn và chơi trò chơi .
- GV theo dõi .
*Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát
Cán sự lớp điều khiển.
- Nhảy thả lỏng
- GV - HS hệ thống bài
- Nhận xét giờ học .
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh thực hiện.
- HS quan sát.
- Học sinh thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh thực hiện.
********************************************************************
Thứ bảy ngày 6 tháng 2 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 23: ĐáP LờI KHẳNG ĐịNH , VIếT NộI QUY
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết dáp lời phù hợp với tình huống giao tiếốich trước. (BT1, 2)
- Đọc và chép lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường.(BT 3)
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài tập 1
- Bản nội quy của nhà trường.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng thực hành: Đáp lời xin lỗi trong các tình huống đã học.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạtđộng 1: Hướng dẫn làm bài tập .
*Bài 1:
- Giáo viên treo tranh minh hoạ và yêu cầu học sinh đọc lời của các nhân vật:
+Khi bạn nhỏ hỏi cô bán vé: Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ? Cô bán vé trả lời thế nào?
+Lúc đó, bạn nhỏ đáp lại lời cô bán vé như thế nào?
+Theo em, tại sao bạn học sinh nói vậy? Khi nói vậy bạn nhỏ đã thể hiện thái độ như thế nào?
+Bạn nào có thể tìm 1 câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn học sinh .
- Cho 1 số em đóng lại tình huống.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
*Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài .
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý học sinh có thể thêm lời thoại nếu muốn.
- Yêu cầu học sinh đóng lại tình huống 1.
*Tình huống a :
+Mẹ ơi, đây có phải là hưu sao không ạ?
+Trông nó đẹp quá, mẹ nhỉ. / Trông nó lạ quá, mẹ nhỉ . / Nó hiền lành và đáng yêu qúa , phải không mẹ . / Cái cổ của nó phải dài đến mấy mét ấy mẹ mhỉ . / …
- Yêu cầu cả lớp nhận xét, đưa ra lời đáp khác
- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại .
- Giáo viên nhận xét đưa bổ sung .
*Bài 3:
- Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc đoạn văn: Nội quy trường học .
- Yêu cầu học sinh tự nhìn bảng chép lại hai ba điều trong bản nội quy vào vở .
*Đi học đúng giờ, học bài …
Không nói tục chửi thề .
Không ăn qùa vặt .
Đi học mặc đồng phục mang bảng tên …
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương .
3. Củng cố, dặn dò :
- Giáo viên nhận xét, tiết học.
- Học sinh về tập nói lời đáp lại cho lịch sự và nhớ những điều của nội quy trường học .
- 2 em trả lời theo tình huống của GV đưa ra.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
*Cô bán vé trả lời: Có chứ .
*Bạn nhỏ nói: Hay quá!
*Bạn nhỏ đã thể hiện sư lịch sự đúng mực trong giao tiếp.
*Ví du: Tuyệt thật ./ Thích quá ! Cô bán cho cháu một vé với./ ….
- 2 học sinh lên đóng vai và diễn lại tình huống trong bài. Học sinh cả lớp theo dõi.
- 2 HS đoc y/c
- 1 vài cặp thực hành trước lớp .
- 1 em đọc yêu cầu, cả lớp cùng suy nghĩ .
- Học sinh đóng vai theo cặp.
- 1 cặp học sinh đóng lại tình huống
- Lớp nhận xét đưa ra lời đáp khác (nếu có)
- Học sinh giải quyết tình huống .
- 2 học sinh lần lượt đọc bài.
- Lớp chép vào vở.
*********************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt:
File đính kèm:
- TUAN 23 BUOI 1 LOP 2.doc