Tập đọc
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
Thời gian:40’ sách giáo khoa/25
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Luyện đọc
+ Đọc rõ và đúng các từ ngữ , cụm từ: thảm thiết , cúng giỗ, trở đi,Hai Bà Trưng yết kiến , Bạch Đằng thuở trước máu còn loang .
+Đọc diễn cảm, lưu loát toàn bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi đanh thép, hào hùng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
-Hiểu được:
+Nghĩa các từ: trí dũng song toàn, thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng, đồng trụ.
+Nội dung bài: ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn , bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- Hiểu tài năng , khí phách và ghi nhớ công lao và cái chết lẫm liệt của Giang Văn Minh.
35 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 21 - Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
BÀI CŨ : (3- 4 phút)
- Yêu cầu học sinh nêu:
HọC SINH1. Dàn bài của bài văn tả người.
HọC SINH2. Nêu đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- Gv nhận xét và đánh gía
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề (1-2phút)
HĐ1: Phân tích yêu cầu của đề và bài làm của HọC SINH (7-8phút )
- GV đưa bảng phụ ghi 3 đề ra trước lớp.
-Yêu cầu HọC SINH đọc và nêu lại yêu cầu của mỗi đề.
Chốt: Chọn tả các nét đặc sắc làm nổi bật về hình dáng hay điệu bộ cử chỉ phù hợp với ca , nghệ sĩ hài ; tả nết tốt của nhân vật trong truyện thông qua những lời nói , việc làm , thái độ cư xử với mọi người xung quanh kết hợp thể hiện tình cảm thân thiết
- Phân tích ưu khuyết điểm trong bài làm của học sinh
a) Nhận xét chung :
* Dàn bài: Phân rõ 3 phần, cân đối, hợp lý, đều tập trung vào tả ngoại hình , hoạt động của người.( Ca sĩ, nghệ sĩ hài , nhân vật “ Tấm ”
+ Cho học sinh quan sát bài văn có bố cục cân đối, sau đó đọc cho học sinh nghe để nhận ra các kết nối về ý giữa mở bài, thân bài, kết bài
+ Cho học sinh quan sát bài văn có bố cục chưa cân đối, đọc cho học sinh nghe bài văn có phần kết nối giữa mở bài, thân bài, kết luận rời rạc
* Sắp xếp ý, chọn ý: có ý song còn thiếu sáng tạo, sắp xếp ý tương đối hợp lý.
+Đọc cho học sinh nghe 2-3 bài có cách sắp xếp hợp lý.
+Một số bài quá nghèo ý, sắp xếp lộn xộn. Dẫn chứng 2 – 3 bài
Dùng từ : Đọc cho học sinh nghe có câu văn dùng từ hay
* Viết câu: Dẫn chứng bài văn viết câu chưa đủ bộ phận, chưa rõ ý.
* Lỗi chính tả: Vầng tráng, dáng điệu, mong muống,óng mược , giõng giạc. ( Tự sửa)
b) Thông báo kết qủa :
HĐ2: Hướng dẫn HọC SINH chữa bài: (7- 8 phút)
Trả bài cho HọC SINH.
a) Hướng dẫn HọC SINH sửa lỗi chung :
- Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
- Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
-Yêu cầu cả lớp trao đổi về bài sửa trên bảng.
- Giáo viên sửa lại cho đúng bằng phấn màu
b) Hướng dẫn HọC SINH sửa lỗi trong bài :
- Yêu cầu HọC SINH đọc lời nhận xét của GV,đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
- Yêu cầu HọC SINH đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- Kiểm tra việc sửa lỗi của HọC SINH.
HĐ3: Hướng dẫn HọC SINH học tập những đoạn văn, bài văn hay: (5-6 phút)
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
- Yêu cầu HọC SINH trao đổi để tìm ra được cái hay, cái đáng học của, bài văn. ( Chính là điểm thành công , hạn chế của bài văn )
- Chốt lại những ý hay cần học tập.
HĐ4: Thực hành viết lại đoạn văn : (7-9 phút)
- Yêu cầu HọC SINH đọc bài tập 2.
- Yêu cầu HọC SINH chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- Yêu cầu HọC SINH trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (3-4 phút).
- Nhận xét tiết học, biểu dương HọC SINH làm bài đạt điểm cao, những em tích cực tham gia chữa bài.
Dặn những HọC SINH viết bài chưa đạt về nhà viết lại; chuẩn bị bài “On tập văn kể chuyện”
Khoa học
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
Thời gian:35’ sách giáo khoa/86
I.MỤC TIÊU:
- Trình bày về một số công dụng của các loại chất đốt.
- Kể tên một số loại chất đốt và thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
- Giáo dục học sinh sử dụng an toàn các loại chất đốt.
II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
BÀI CŨ : “Năng lượng mặt trời” ( 3-5 phút )
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
HọC SINH1:Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống?
HọC SINH2:Hãy Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?
Giáo viên nhận xét.
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ1 : Kể tên một số loại chất đốt.
( Dự kiến 4-5 phút )
- GV nêu câu hỏi HọC SINH trả lời :
H:Hãy kể một số loại chất đốt thường dùng?
(than đá, dầu, ga)
H:Trong đó chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng? chất đốt nào ở thể khí?(than đá ở thể rắn, dầu ở thể lỏng, ga ở thể khí)
GV chốt Năng lượng chất đốt được dùng đun nấu trong cuộc sống hàng ngày.
HĐ2 : Công dụng –việc khai thác từng loại chất đốt
( Dự kiến 10-12 phút )
-Yêu cầu HọC SINH quan sát hình 4, 5, 6 trang 86/ SÁCH GIÁO KHOA và phần chuẩn bị của nhóm về các loại chất đốt
-Yêu cầu thảo luận nhóm bàn các nội dung sau và trình bày ; GV chốt từng nội dung
1.Than đá được sử dụng vào những việc gì? ).
(Than đá được sử dụng làm chất đốt(sinh hoạt,đun nấu, sưởi)và chạy máy ở nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ)
2.Ở nước ta than đá được sử dụng chủ yếu ở đâu?
Sử dụng các chất đốt rắn là rơm, ra, củi . ở nông thôn và miền núi)
Sử dụng các chất đốt lỏng là dầu hoả, dầu mỏ để sinh hoạt,đun nấu và chạy một số động cơ
Sử dụng các chất đốt khí là khí tự nhiên, khí sinh học dùng làm chất đốt.
3. Ngoài than đá còn biết tên loại than nào khác?
(Ngoài than đá còn có than tổ ong, than mùn)
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
GV : Các loại năng lượng chất đốt ở thể rắn, khí, lỏng được dùng trong sinh hoạt, đun nấu
HĐ3 : Tìm hiểu công dụng của dầu mỏ ( 8-10 phút )
Yêu cầu HọC SINH đọc thông tin trả lời nội dung sau:
H:Nêu tên một số chất được lấy ra từ dầu mỏ?
(từ dầu mỏ có thể tách ra xăng, dầu hoả, dầu đi-ê-zen, dầu nhờn, nước hoa, tơ nhân tạo.)
- GV liên hệ đặt câu hỏi cho HọC SINH trả lời
H:xăng dầu được sử dụng vào những việc gì?(Chạy máy, thắp sáng, đun nấu trong sinh hoạt và chạy máy)
H: Ở nước ta được khai thác chủ yếu ở đâu?( Vũng Tàu)
GV chốt :Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quí của nước ta chủ yếu lấy từ các giếng khoan dầu ở Vũng Tàu.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút )
- Yêu cầu HọC SINH nêu tầm quan trọng của năng lượng chất đốt?
Nhận xét tiết học.
Về nhà học bài chuyển bị bài sau.
BỔ SUNG:
KĨ THUẬT
VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
Thời gian:35’ sách giáo khoa/
A.MỤC TIÊU:
HọC SINH cần phải:-Nêu được mục đích,tác dụng và một số cách vệ sinh phòng dịch cho gà.
-Có ý thức chăm nuôi gà.
B.ĐỒ DÙNG:Tranh, phiếu học tập.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ 1:Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc nuôi gà.
- HọC SINH đọc mục 1/sách giáo khoa.
-đàm thoại:kể tên công việc vệ sinh ,chăm sóc gà.
+ HọC SINH thảo luận-gv kết luận.
+ HọC SINH nêu khái niệm,lý do phải chăm sóc gà.
+GV kết luận.
HĐ 2:Tìm hiểu cách vệ sinh cho gà
1.Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn ,uống.
-HD Học sinh đọc mục 2a-trả lời câu hỏi:kể tên các dụng cụ cho gà ăn.
2.Vệ sinh chuồng nuôi
- HọC SINH nhắc lại cách vệ sinh
- HọC SINH nêu tác dụng của việc vệ sinh.
3.Tiêm thuốc phòng dịch cho gà.
- HọC SINH đọc mục 2c-nêu tác dụng của việc phòng dịch.
HĐ 2:Dánh giá kết quả
-GV đánh giá qua đàm thoại.
D.NHẬN XÉT, DẶN DÒ:Nhận xét tiết học.
Toán
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
Thời gian:40’ sách giáo khoa/109
I . MỤC TIÊU
- Giúp HọC SINH nắm được : Cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
- Phân biệt dịên tích xung quanh, diện tích toàn phần, chủ động tìm ra cách tính, vận dụng linh hoạt và làm các bài tập.
- Trình bày khoa học, rõ ràng.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Bìa ghi sẵn nội dung kiểm tra;Hộp chữ nhật .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
BÀI CŨ : Hình hộp chữ nhật, hình lập phương(3-5phút)
- Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân, nội dung :
HọC SINH1. Hình hộp chữ nhật là hình như thế nào? Nêu các cạnh, đỉnh hình hộp chữ nhật.?
HọC SINH2. Hình lập phương là hình như thế nào ?Có mấy cạnh ? Mấy đỉnh ? Nhận xét các mặt, các cạnh của hình lập phương .
- GV nhận xét và ghi điểm cho HọC SINH
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ1 : Xây dựng cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật ( 8-10phút )
- Yêu cầu học sinh quan sát hình hộp, nhận xét :
1.Diện tích xung quanh hình hộp là phần diện tích nào ?
2, Diện tích toàn phần hình hộp là phần diện tích nào ?
- Cho học sinh trình bày cá nhân. Giáo viên chốt : “Diện tích tổng cộng 4 mặt bên của hình hộp gọi là diện tích xung quanh.
Diện tích toàn phần là diện tích xung quanh cộng với diện tích hai mặt đáy”
a) Diện tích xung quanh :
- Gv giới thiệu các kích thước của HHCN (vừa quan sát ở trên ). Sau đó triển khai và cho HọC SINH nhận biết: Chiều dài (Chu vi mặt đáy HHCN ); chiều rộng (chiều cao HHCN )
- Đặt vấn đề cho học sinh thảo luận bàn: “ Muốn tính diện tích xung quanh ta làm thế nào? Thực hiện tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật có: chiều dài 26cm, chiều rộng 4cm.”
- Yêu cầu học sinh trình bày cách tính, tổng hợp các ý kiến, minh hoạ bằng triển khai hình hộp, chốt :
Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhât ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao.
b) Diện tích toàn phần :
- Yêu cầu học sinh nêu cá nhân về cách tính diện tích toàn phần, tổng hợp, chốt :
Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.
- Yêu cầu học sinh tính tiếp diện tích toàn phần hình hộp (ví dụ trên phần a).
HĐ2 : Thực hành ( 18-20 phút )
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 1, 2. Tìm hiểu đề sau đó nêu cách làm, thực hiện làm bài 1,2 vào vở.Gv gọi 2 em đối tượng chậm ( Mạnh, Quân) lên bảng trực tiếp hướng dẫn làm bài.
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả, thực hiện đổi vở chấm đúng/sai.
Bài 1 :sách giáo khoa Tóm tắt
Hình hộp chữ nhật có :
Chiều dài :5dm
Chiều rộng: 4dm
Chiều cao :3dm
Sxq : .dm2
Stp : .dm2
Bài giải
Chu vi đáy của hình chữ nhật là:
(5 + 4) x 2 = 18 (dm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhậtlà:
18 x 3 = 54 (dm2)
Diện tích hai đáy là:
5 x 4 2= 40 (dm2)
Diện tích toàn phần hình chữ nhật là:
54 + 40 = 94 (dm2)
Đáp số: 54dm2 ; 94dm2
Bài 2:sách giáo khoa Gò 1 thùng tôn không nắp hộp chữ nhật có :
Chiều dài : 6dm
Chiều rộng : 4dm
Chiều cao : 9dm
Cần miếng tôn có diện tích bao nhiêu ? (Không tính mép hàn)
Bài giải
Chu vi đáy là:
(6 + 4) x2 = 20(dm)
Diện tích làm xung quanh là:
20 x 9 = 180 (dm2)
Diện tích làm đáy là:
6 x 4 = 24 (dm2)
Diện tích tôn để làm thùng là:
180 +24 = 204 (dm2)
Đáp số : 74dm2
- Yêu cầu học sinh sửa bài nếu sai.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (1-2 phút )
+ Yêu cầu học sinh nêu cách tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
File đính kèm:
- Giao an Lop 5 Tuan 21.doc