Giáo án Tuần 17 Lớp 2A chuẩn

I. Mục tiêu:

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rải.

-Hiểu nội dung: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. (trả lời được câu hỏi 1, 2,3)

-HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 4.

II.Đồ dùng:

-Tranh, bảng phụ ghi câu dài.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 17 Lớp 2A chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II.Đồ dùng: -Tranh ở SGK. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) -2HS tiếp nối nhau kể chuyện. Con chó nhà hàng xóm. ?Câu chuyện cho ta biết điều gì. -GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn kể chuyện:(27’ a.Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. -1HS đọc yêu cầu 1: Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện đã học. -HS quan sát tranh ở SGK và cho HS dựa theo tranh kể từng đoạn. -HS kể theo nhóm: Nội dung tranh 1 vẽ gì? Tranh 2 vẽ gì? -GV theo dỏi, gợi ý các nhóm còn lúng túng. -Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn câu chuyện trước lớp. -GV cùng HS nhận xét. b.Kể toàn bộ câu chuyện. -HS khá, giỏi kể -HS nhận xét về: Điệu bộ và nét mặt của bạn khi kể. -GV nhận xét. -Cuối giờ bình chọn người kể hay nhất. C.Củng cố, dặn dò: (3’) -Câu chuyện cho ta biết gì? (Con vật rất có tình cảm với người). -GV nhận xét giờ học. -Về nhà kể lại cho người thân nghe. =========***======= Chính tả Tìm ngọc I.Mục tiêu: -Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện : Tìm ngọc. -Làm đúng BT2; BT3 a II.Đồ dùng -Bảng phụ viết sẵn BT2 III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: 5' -HS viết bảng con: vốn nghiệp, .. -GV nhận xét 2.Hướng dẫn viết nghe viết.(30') a.Hướng dẫn HS chuẩn bị. -GV đọc một lần đoạn văn; 2 – 3 HS đọc lại. ?Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào? (Viết hoa, lui vào 1 ô). -HS viết bảng con: Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa. -GV nhận xét. b.Viết vào vở: -GV đọc bài, HS nghe- viết vào vở chính tả. -HS viết bài xong. -GV đọc thong thả để HS khảo bài. c.Chấm, chữa bài. -HS ngồi tại chổ, GV đến chấm và nhận xét. 3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (8’) Bài 1: HS nêu yêu cầu: Điền vào chổ trống ui hay uy? -GV treo bảng phụ lên bảng và HS trả lời miệng. -GV điền vần, lớp nhận xét. Bài 3a: Điền d / r / gi? -HS làm vào vở BT: .......ừng núi, .......ừng lại, cây .....ang, .....ang tôm. -1HS lên bảng làm, lớp nhận xét. C.Củng cố, dặn dò: (21’) ?Hôm nay ta học bài gì? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào? -GV nhận xét giờ học. -Về nhà luyện víêt lại. =========***========== Thứ 4 ngày 26 tháng 12 năm 2012 Luyện từ và câu Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào? I.Mục tiêu: -Nêu được các từ chỉ đặc điểm của loài vật vẽ trong tranh (BT1); bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau các từ cho trước và nơi câu có hình ảnh so sánh (BT2, BT3). II.Đồ dùng: -Tranh SGK, bảng phụ. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) -Tìm từ trái nghĩa với từ : Lành , hiền -Đặt câu với cặp từ trái nghĩa đó? -1HS nêu miệng -GV cùng hs nhận xét B.Bài mới : 1.Giới thiệu bài (2’) 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài 1:(Miệng ) 1HS đọc yêu cầu :Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đặc điểm của nó: Nhanh, chậm, khoẻ, trung thành . -HS quan sát 4 tranh minh hoạ SGK và thảo luậu theo cặp -HS đọc kết quả GV chốt lại : 1.Trâu khoẻ ; 2. Rùa chậm ; Chó trung thành; 4.Thỏ nhanh. GV nói tiết : Khoẻ như trâu, chậm như rùa, nhanh như thỏ (như cắt) Bài 2:(Miệng ) -1HS nêu yêu cầu: Thêm mỗi từ so sánh vào mỗi từ sau đây. +đẹp, cao, khoẻ; +nhanh, chậm, hiền; +trắng, xanh, đỏ; M: đẹp đẹp như tiên -GV phát phiếu học tập -HS làm việc theo nhóm. -Đại diện các nhóm lên trả lời, Lớp nhận xét. -GV chữa bài. Bài 3 :(Viết) -1HS đọc yêu cầu: Dùng cách nói trên để viết tiếp thêm từ so sánh. a.Mắt con mèo nhà em tròn....... b.Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt......... c.Hai tai nó nhỏ xíu...... M:Mắt con mèo nhà em tròn.... Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve. -HS làm vào vở câu b, c -1HS lên bảng làm và lớp cùng GV nhận xét. 3.Chấm, chữa bài:(5’) -HS nộp bài, GV chấm và nhận xét. 4.Củng cố, dặn dò: (2’) ?Hôm nay ta học bài gì -GV nhận xét giờ học. =========***========== Tập viết Chữ hoa Ô, Ơ I.Mục tiêu: -Viết đúng 2 chữ Ô, Ơ (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ (Ô hoặc Ơ ), chữ và câu ứng dụng: Ơn( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Ơn sâu nghĩa nặng (3 lần). II.Đồ dùng: -Chữ Ô, Ơ đặt trong khung chữ. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:(5’) ?Tiết trước ta viết chữ hoa gì(chữ hoa O) -HS viết bảng con :O Ong -GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài:(2’) b.Hướng dẫn viết chữ hoa:(5’) -Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. +GV gắn chữ hoa Ô, Ơ và hỏi. ?Độ cao các con chữ hoa ?Có mấy nét ?Chữ hoa Ô, Ơ giống nhau với chữ O ở điểm nào -GV nêu cách viết và viết mẫu +Chữ Ô: Viết chữ O, sau thêm dấu mũ ở đỉnh nằm trên đường kẻ 7(giống dấu mũ trên chữ Â). +Chữ Ơ : Viết chữ Ơ, sau đó thêm dấu râu vào bên phải chữ (dấu râu cao hơn đường kẻ 6 một chút). -Hướng dẫn HS viết bảng con chữ Ô, Ơ +GV cho HS đưa ngón tay trỏ trên không viết chữ hoa Ô, Ơ. +HS viết bảng con. +GV nhận xét. 3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (7’) -GV giới thiệu cụm ứng dụng: Ơn sâu nghĩa nặng -HS đọc cụm từ ứng dụng. -GV giải thích: Có tình nghĩa sâu nặng với nhau. ?Những con chữ nào có độ cao 2,5li; 2 li; 1 li ?Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào -HS trả lời. -HS viết bảng con chữ Ơn -GV nhận xét 4.Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết: (15’) -GV hướng dẫn ở vở tập viết -HS viết vào vở tập viết , GV theo dỏi ,uốn nắn 5.Chấm , chữa bài :(5’) -HS ngồi tại chỗ,GV đến chấm và nhận xét. C. Củng cố, dặn dò :(2’). ? Hôm nay ta viết chữ hoa gì -GV nhận xét giờ học -Về luyện viết đẹp hơn. Toán Ôn tập về phép cộng và phép trừ I.Mục tiêu: -Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm. -Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phmạ vi 100. -Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng. II.Hoạt động dạy-học: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn HS làm bài tập: (25’) Bài 1: (Miệng) -HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm, HS nêu kết quả. 5 + 9 = 14 9 + 5 = 14 14 – 7 = 7 16 – 8 = 8 -HS đọc lại bài. Bài 2: HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính. a. 36 + 36 100 – 75 b. 100 – 2 45 + 45 -HS làm bảng con và nêu cách tính. -HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. -Lớp nhận xét. -GV nhận xét. Bài 3: HS nêu yêu cầu: Tìm x. a. x + 16 = 20 b. x – 28 = 14 c.35 – x = 15 -x trong phép cộng gọi là gì? -HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm, lớp nhận xét. Bài 4: HS đọc bài toán và giải vào vở/ -1HS lên bảng làm: Em cân nặng là: 50 – 16 = 34 (kg) Đáp số: 34 kg -GV cùng HS nhận xét. Bài 5: Thi đếm nhanh. -Có mấy hình tứ giác? H1=H1 + H2 + H4 + H5 ; H2=H1 +H2+H3 H3=H3+H2+H4 ; H4=H2+H3 -HS khá, giỏi trả lời 4 hình tứ giác. -GV chấm, chữa bài cho HS. 3.Củng cố, dặn dò: (3’) ?Tiết học hôm nay ta ôn về dạng toán gì -GV nhận xét giờ học. -Về nhà xem trước bài hôm sau học. =========***========= Tự nhiên xã hội Phòng tránh ngã khi ở trường I.Mục tiêu: -Kể tên những hoạt động dễ gây ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. -Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã *GDKNS : Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để phòng tránh ngã. II.Đồ dùng : -Tranh SGK. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ:(3’) -Tiết trước ta học bài gì? -Hãy kể các thành viên trong trường? -HS trả lời. -GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài:(2’) 2.Hoạt động1: Làm việc với SGK để nhận biết được các hoạt động nguy hiểm cần tránh: (10’) *Mục tiêu: Kể tên các hoạt động hay trò chơi dễ bị ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. Bước 1: Động nảo ?Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường? -HS trả lời: Đuổi bắt, chạy, nhảy. Bước 2: Làm việc theo cặp. GV: Các em hãy quan sát các hình 1,2,3,4 ở SGK. ?Chỉ và nói các hoạt động của các bạn trong từng hình. ?Những hoạt động nào dễ gây nguy hiểm cho bạn và cho người khác? -1 em hỏi, 1 em trả lời. Bước 3: Làm việc cả lớp. -GV gọi 1 số HS trình bày. -GV kết luận:Những hoạt động: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trên cây, với cành cây qua cựa sổ trên gác...là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mầ đôi khi còn gây nguy hiểm cho các bạn khác. *Hoạt động2: Thảo luận lựa chọn trò chơi bổ ích: (15’) -Mục tiêu: +HS có ý thức trong việc lựa chọnvà chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường. *Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. -Mỗi nhóm tự chọn trò chơi và chơi. -GV theo dỏi Bước 2: Làm việc cả lớp. ?Nhóm em chơi trò chơi gì ?Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này ?Theo em trò chơi này có gây tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không. ?Em cần lưu ý điều gì khi chơi trò chơi này để khỏi gây tai nạn? -GV nhận xét bổ sung Hoạt động 3:(7’) Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường? ?Hãy nêu các hoạt động nên làm khi ở trường để phòng tránh tai nạn? ?Hãy nêu các hoạt động không nên tham gia? -HS trả lời. C.Củng cố, dặn dò:(2’) -Em đã làm gì để phòng tránh ngã khi ở trường. -GV nhận xét giờ học. -Về nhà nhớ xem lại bài sau. ======================= Thứ 5 ngày 27 tháng 12 năm 2012 Chính tả(Tập chép) Gà “ tỉ tê” với gà I. Mục tiêu: -Chép lại chính xác bài CT, trỡnh bày đỳng đoạn văn cú nhiều dấu cõu.\ - Làm được BT 2, BT 3a II.Đồ dùng: -Bảng chép sẵn bài viết. -Bảng phụ. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) -HS viết bảng con: Thuỷ cung, ngậm ngùi, mùi khét. -GV nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn tập chép: (20’) a.Hướng dẫn HS chuẩn bị. -GV đọc bài 1 lần, 2HS đọc bài. GV hỏi: ?Đoạn văn nói điều gì. (Cách gà mẹ báo cho con biết “Không có gì nguy hiểm..”) ?Trong đoạn văn, những lời nào là lời gà mẹ nói với gà con. ?Cần dùng dấu nào để ghi lời gà mẹ. (Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép) -HS viết bảng con: thong thả, dắt, kiếm mồi, nguy hiểm. -GV nhận xét. b.HS nhìn bảng và chép vào vở: -GV theo dỏi nhắc nhở. c.Chấm chữa bài: -HS ngồi lặng, GV đi từng bàn chấm và nhận xét. 3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’) Bài 2: (miệng) -GV treo bảng phụ, 1HS đọc yêu cầu: Điền vào chổ trống ao / au. -HS trả lời, GV điền. -Lớp nhận xét. Bài 3a: Điền vào chổ trống r / d / gi? -HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. bánh ....án, con ...án, ....án giấy, ....ành dụm, tranh ....ành, ....ành mạch. -GV nhận xét. C.Dặn dò: (2’) -GV nhận xét giờ học. -Về nhà viết lại các chữ còn sai. -----

File đính kèm:

  • docTuan 17 cuc hay.doc
Giáo án liên quan