I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trog phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
II. CHUẨN BỊ : Các bài tập
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 17 Buổi 1 Lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Học sinh trả lời.
- HS nêu
- HS trả lời
- Học sinh nêu
*Hình ngôi nhà.
*Có 1 hình tam giác và 2 hình chữ nhật ghép lại.
- Chỉ trên bảng.
********************************************
Chính tả
Tiết 34: Gà “Tỉ Tê” Với Gà
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn có nhiều dấu câu.
- Làm được BT2 hoặc BT3 a/b
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ ghi sẵn các quy tắc chính tả: ao / au ; et / ec ; r / d / gi.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng viết : rừng núi , mùi khét , dừng lại , thủy cung , chuột chũi .
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm .
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
- Giáo viên đọc đoạn viết.
- Đoạn viết này về con vật nào ?
- Đoạn văn nói đến điều gì ?
- Đọc câu văn lời của gà mẹ nói với gà con ?
- H: Đoạn trích có mấy câu ?
- H: Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ.
- H: Trong đoạn trích có những từ nào viết hoa ? vì sao phải viết hoa ?
- Yêu cầu học sinh đọc và luyện đọc các từ khó: thong thả , miệng , nguy hiểm lắm .
- Yêu cầu học sinh viết các từ vừa đọc .
- Nhận xét uốn nắn.
- Giáo viên cho học sinh nhìn bảng viết bài .
- Giáo viên đọc lại toàn bài .
- Giáo viên chấm từ 5 đến 6 bài và nhận xét.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài 2 :
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh tự làm
- Gọi học sinh, hoạt động theo cặp.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương và đưa ra lời giải đúng: Sau, gạo, sáo, xao, rào, báo, mau, chào
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về viết lại những lỗi sai và làm bài tập vào vở bài tập, viết lại các bài đã học để thi .
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp
ơ- 2 HS nhắc lại tên bài
- Lắng nghe.
*Gà mẹ và gà con .
*Cách gà mẹ báo tin cho con biết : “Không có gì nguy hiểm” “Có mồi ngon lại đây”
* “ Cúc …cúc …cúc” , “không có gì nguy hiểm, các con kiếm mồi đi” ; “ lại đây mau các con, mồi ngon lắm”.
- 4 câu.
- Dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép .
* Những tiếng đầu câu và tên riêng.
- 1 em đọc
- 2 em lên bảng viết . Dưới lớp viết vào bảng con.
- Viết bài vào vở.
- Học sinh soát dấu, soát lỗi.
- Học sinh nêu.
- 2 em lên bảng . lớp làm vào vở
******************************************************************
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 85: ÔN TậP Về ĐO LƯờNG
I. Mục Tiêu:
- Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng đó và xác định 1 ngày nào đó là ngày thứ mấy trong tuần.
II. Đồ dùng dạy và học:
Cân đồng hồ, tờ lịch cả năm hoặc 1 vài tháng, mô hình đồng hồ , đồng hồ để bàn
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh lên bảng kiểm tra:
+Nối các điểm để tạo thành hình tứ giác.
+Trên hình có mấy hình tứ giác và hình tam giác
2. Bài mới : Ôn tập.
*Bài 1 :
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên đưa ra 1 số vật thật gọi học sinh lên thực hiện thao tác cân.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
*Bài 2(a,b) & 3(a): Trò chơi hỏi đáp.
- Giáo viên treo tờ lịch như sách giáo khoa. Yêu cầu đội 1 nêu câu hỏi đội 2 trả lời. Khi trả lời đúng thì đội 2 mới giành được quyền nêu câu hỏi cho đội 1 trả lời. Nếu sai thì đội 1 phải giải đáp. Giải đáp sai thì hai đội oẳn tù tì để giành quyền hỏi. Mỗi câu trả lời đúng thì được 1 điểm. Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành được nhiều điểm thì đội đó thắng.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương đội nhiều điểm.
*Bài 4 :
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài .
- Giáo viên nhận xét tuyên dương .
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Về học bài và ôn tập để thi cuối học kì 1
- 2 HS lên bảng
- 2 học sinh đọc.
- 1 Học sinh lên bảng cân từng vật.
- Chia lớp thành 2 đội chơi: Ban đầu đội 1 hỏi, đội 2 trả lời.
- 1 em hỏi, 1 em trả lời.
- Các em khác chú ý lắng nghe và nhận xét bạn.
- 2 HS nêu y/c bài
- Lớp làm bài vào vở
********************************************
Tự nhiên và xã hội
Tiết 17: Phòng tránh ngã khi ở trường
I. Mục tiêu:
Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường
II. Đồ dùng dạy học :
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa ( 36 , 37 ) .
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên kiểm tra:
- Hãy kể tên những thành viên trong trường em
học?
- Các thầy cô trong trường có nhiệm vụ gì?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi bảng
a. Hoạt động 1: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”:
- Cho học sinh ra chơi. Sau khi chơi, giáo viên nêu một số câu hỏi cho học sinh trả lời:
- H: Các em có vui không ?
- H: Trong khi chơi có em nào bị ngã không?
- Giáo viên phân tích:
+Đây là hoạt động vui chơI, thư giãn ; nhưng trong quá trình chơI cần chú ý chạy từ từ , không xô đẩy nhau để tránh té ngã.
+Liên hệ vào bài mới: Đó cũng chính là bài học hôm nay. Phòng tránh té ngã .
b. Hoạt động 2: Nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh.
- H: Kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường ?
- Giáo viên ghi lại các ý kiến lên bảng.
* Làm việc theo cặp.
- Treo tranh 1, 2, 3, 4 trang 36 , 37.
- Gợi ý học sinh quan sát . Chỉ và nói các hoạt dộng
- Gọi học sinh trình bày:
- H: Những hoạt động ở bức tranh thứ nhất?
- H: Những hoạt động ở bức tranh thứ 2?
- H: Bức tranh 3 vẽ gì ?
- H: Bức ảnh thứ tư minh họa gì ?
- Giáo viên nhận xét bổ sung :
ốKết luận:
c. Hoạt động 3 : Lựa chọn trò chơi bổ ích .
- Cho học sinh ra sân chơi 10 phút .
- Thảo luận theo các câu hỏi :
+Nhóm em chơi trò gì ?
+Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này ?
+Theo em trò chơi này có gây tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không ?
+Em cần lưu ý điều gì trong khi chơi trò này để khỏi gây ra tai nạn ?
d. Hoạt động 4 : Làm phiếu bài tập.
- Chia học sinh ra các nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu có ghi bảng sau:
- Giáo viên sửa bài , nhận xét.
- Giáo viên chấm 1 số bài .
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số em.
- Về học bài chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng TLCH
- 2 HS nhắc lại tên bài
- Học sinh trả lời:
*Đuổi bắt, chạy nhảy, đu quay.
- Quan sát và thảo luận.
- 1 số học sinh trình bày:
*Nhảy dây, đuổi bắt, trèo cây, chơi bi.
*Nhoài người ra khỏi cửa sổ tầng 2 vin cành để hái hoa .
*Một bạn trai đang đẩy1 bạn khác trên cầu thang .
*Các bạn đi lên xuống cầu thang, đi ngay ngắn .
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi .
- Chia thành 5 nhóm và ghi các hoạt động vào bảng .
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Các em khác nhận xét bổ sung
*****************************************
Thể dục
Tiết 34: TRò CHƠI VòNG TRòN Và Bỏ KHĂN
I. MụC TIÊU :
Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. ĐịA ĐIểM PHƯƠNG TIệN :
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập .
- Phương tiện: khăn, kẻ 3 vòng tròn đồng tâm .
III. NộI DUNG Và PHƯƠNG PHáP:
Phần
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học (1’)
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai (2’).
- Chạy nhẹ nhành trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc .
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung .
*ôn trò chơi: “Vòng tròn”: GV nhắc lại cách chơi HS điểm số theo chu kì 1-2’sau dó cho HS chơi có kết hợp vần điệu.
- GV tổ chức cho HS theo hình thức thi (tường tổ trình diễn GV nhận xét, tuyên dương .
* ôn trò chơi: “Bỏ khăn”
- GV nhắc lại cách chơi, chia HS trong lớp thành hai tổ và phân địa điểm, chỉ định cán sự điều khiển GV đến các tổ giúp đỡ, uốn nắn
*Đi đều theo 4 hàng dọc và hát 2’
- GV – HS hệ thống bài (2’)
- GV nhận xét bài học (1’)
- Cả lớp cùng thực hiện .
- Cả lớp cùng thực hiện .
- Cả lớp cùng thực hiện .
- Cả lớp cùng thực hiện .
- Cả lớp cùng thực hiện trò chơi.
- HS thực hiện.
******************************************************************
Thứ bảy ngày 19 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn
Tiết 17: NGạC NHIÊN, THíCH THú. LậP THờI GIAN BIểU
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp (BT1, BT2)
- Dựa vào mẩu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã học (BT3)
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh vẽ minh họa bài tập 1.
- Tờ giấy khổ to , bút dạ để học sinh hoạt động nhóm trong bài tập 3 .
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng:
+Đọc bài viết về 1 số con vật nuôi trong nhà mà em biết.
+Đọc thời gian biểu buổi tối của em .
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập .
*Bài 1 :
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và thảo luận .
- Cho học sinh quan sát tranh .
- Yêu cầu học sinh đọc lời nói của cậu bé : Ôi ! Quyển sách đẹp qúa ! Con cảm ơn mẹ!
- Lời bạn nhỏ thể hiện thái độ gì ?
*Bài 2 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu .
- Gọi những em nói câu nói của mình . Chú ý sửa từng câu cho học sinh về nghĩa và từ :
Ôi! Con cảm ơn bố! Con ốc biển đẹp quá. / Cảm ơn bố! Đây là món qùa con rất thích. / Ôi! Con ốc đẹp quá! Con xin bố ạ! /
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
*Bài 3 :
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Phát giấy, bút dạ cho học sinh, sinh hoạt nhóm, sau 5 phút các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét từng nhóm, tuyên dương những nhóm
làm đúng và nhanh .
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh về nhà ôn tập để chuẩn bị thi hết kì 1
- 2 HS lên bảng TLCH
- 2 HS nhắc lại tên bài
- 2 em đọc đề bài.
- Quan sát.
- 1 em đọc , cả lớp đọc thầm và suy nghĩ .
*Sự ngạc nhiên và thích thú .
- 1 em đọc, cả lớp cùng suy nghĩ và trình bày trước lớp .
- Đọc đề bài .
- Học sinh sinh hoạt nhóm .
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày .
******************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt:
File đính kèm:
- TUAN 17 BUOI 1 LOP 2.doc