Giáo án Tuần 15 Lớp 3B2

I.Mục đích yêu cầu:

 1.Kiến thức :Thế nào là quan tâm giúp đỡ người hàng xóm láng giềng .

 2.Kĩ năng :Học sinh biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày .

 3.Thái độ : Học sinh có thái độ tôn trọng những người hàng xóm láng giềng

 II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên : Phiếu học tập cho hoạt động 3 tiết 2. phiếu học tập cá nhân .

 2.Học sinh : Vở, Các bài thơ,bài hát về chủ đề bài học .

 

doc38 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 15 Lớp 3B2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
_Vì sao bác bị vợ trách? _Khi thấy mất cày, bác làm gì? _Vì sao câu chuyện đáng cười? _Yêu cầu 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. _Yêu cầu học sinh thực hành kể chuyện theo cặp. _Gọi một số học sinh kể lại câu chuyện trước lớp. _ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. -Nghe giáo viên kể chuyện. -Bác nông dân nói to: “Để tôi giấu cái cày vào bụi đã” - Vợ bác trách vì bác đã giấu cày mà lại la to như thế thì kể gian biết lấy mất. -Bác chạy về nhà thì thào vào tai vợ: “Nó lấy mất cày rồi” -Vì bác nông dân ngốc nghếch khi giấu cày cần kín đáo để mọi người không biết thì bác lại la thật to chỗ bác giấu cày, khi mất cày đáng lẽ phải ho to cho mọi biết mà tìm giúp thì bác lại chạy về nhà thì thào tai vợ. -1 học sinh khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn. -2 học sinh ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. -3 đến 5 học sinh thực hành kể trước lớp. Giấu cày Có một người đang cày ruộng thì vợ gọi về ăn cơm. Thấy vợ gọi riết quá, bác ta hét to trả lời: _Để tôi giấu cái cày vào bụi đã! Về nhà, bác ta bị vợ trách: _Ông giấu cày mà la to như thế, kẻ gian biết chỗ, lấy cày đi thì sao? Lát sau, cơm nước xong, bác ta ra ruộng. Quả nhiên cày mất rồi. Bác ta bèn chạy một mạch về nhà. Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, bác ta mới ghé sát tai vợ , thì thào: _Nó lấy mất cày rồi! ­Hoạt động 2:Viết đoạn văn kể về tổ của em.(Phương pháp đàm thoại, thực hành) _Gọi 1 đến 2 học sinh đọc lại phần gợi ý của giờ tập làm văn tuần 14. _Gọi 1 học sinh kể mẫu về tổ của em. _Yêu cầu học sinh dựa vào gợi ý và phần kể đã trình bày ở tiết trước và viết và viết đoạn văn vào vở. _Gọi 5 học sinh đọc bài trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm từng học sinh _Thu và chấm các bài còn lại của lớp. -2 học sinh đọc trước lớp. -1 học sinh kể mẫu, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét. -Viết bài theo yêu cầu. -5 học sinh lần lượt trình bày bài viết, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét. 4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học. 5.Dặn dò : _ Học sinh về nhà kể câu chuyện Giấu cày cho người thân nghe _ Chuẩn bị bài sau : Nghe-kể : Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn * Các ghi nhận cần lưu ý : ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009 MÔN : TOÁN TUẦN:15 BÀI: LUYỆN TẬP I.Mục đích:_ Giúp học sinh :Rèn luyện kĩ năng tính chia(bước đầu làm quen cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính. _ Giải bài toán về gấp một số lên nhiều lần, tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị . Tính độ dài đường gấp khúc . II.Chuẩn bị: 1. Giáo viên:_Vở, sách giáo khoa 2. Học sinh:_Bảng con,vở III.Hoạt động lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động : Hát bài hát 2.Kiểm ra bài cũ : 3. Dạy bài mới : ­Giới thiệu bài :Tiết học hôm nay các em sẽ thực hiện luyện tập . ­Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập (Phương pháp đàm thoại, luyện tập thực hành) + Bài 1: Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. _ Yêu cầu học sinh tự làm bài. _ Yêu cầu 3 học sinh vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước tính của mình. +Bài 2:Hướng dẫn học sinh đặt tính, sau đó nêu yêu cầu: Chia nhẩm, mỗi lần chia chỉ viết số dư không viết tích của thương và số chia. Yêu cầu học sinh tự làm tiếp các phần còn lại. + Bài 3 : Gọi 1 học sinh đọc đề bài. Vẽ sơ đồ bài toán lên bảng. Bài toán yêu cầu làm gì? - Quãng đường AC có mối quan hệ thế nào với quãng đường AB và BC. _Quãng đường AB dài bao nhiêu mét? _ Quãng đường BC dài bao nhiêu mét? Tính quãng đường BC như thế nào? Yêu cầu học sinh làm bài. + Bài 4 : Gọi 1 học sinh đọc đề bài. Bài toán yêu cầu làm gì? _ Muốn biết tổ còn phải dệt bao nhiêu áo lên nữa ta phải biết được gì? _ Bài toán cho biết gì về số áo lên đã dệt? _ Vậy làm thế nào để tìm được số áo đã dệt? Yêu cầu học sinh làm bài. + Bài 5:Bài yêu cầu chúng ta làm gì? _Muốn tính độ dài của một đường gấp khúc ta làm thế nào? _Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. - Đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau.Tính nhân từ phải sang trái. - 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở. -1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp. - Học sinh cả lớp thực hành chia theo hướng dẫn: 948 4 14 237 28 0 *9 chia 4 được 2,viết 2; 2 nhân 4 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1, viết 1. * Hạ 4, được 14; 14 chia 4 được 3, viết 3; 3 nhân 4 bằng 12, 14 trừ 12 bằng 2, viết 2. * Hạ 8, được 28; 28 chia 4 được 7; 7 nhân 4 bằng 28; 28 trừ 28 bằng 0, viết 0. - 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở. -Quãng đường AB dài 172m, quãng đường BC dài gấp 4 lần quãng đường AB. Hỏi quãng đường AC dài bao nhiêu mét? -Quan sát sơ đồ và xác định quãng đường AB, BC, AC. -Bài toán yêu cầu tìm quãng đường AC . -Quãng đường AC chính là tổng của quãng đường AB và BC. -Quãng đường AB dài 172m. -Quãng đường BC chưa biết, phải đi tính. -Lấy độ dài quãng đường AB nhân 4. -1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Quãng đường BC dài là: 172 × 4 = 688 (m) Quãng đường AC dài là: 172 + 688 = 860 (m) Đáp số: 860m. - Theo kế hoạch, một tổ sản xuất phải dệt 450 chiếc áo len. Người ta đã làm được một phần năm kế hoạch đó. Hỏi tổ còn phải dệt bao nhiêu chiếc áo len nữa? -Bài toán yêu cầu ta tìm số áo len mà tổ đó còn phải dệt. - Ta phải biết tổ đã dệt được bao nhiêu chiếc áo len trong 450 chiếc áo. Số áo len đã dệt bằng một phần năm tổng số áo. Lấy 450 áo chia cho 5. Bài giải Số áo len tổ đã dệt được là: 450 : 5 = 90 (chiếc áo) Số áo len tổ đó còn phải dệt là: 450 – 90 = 360 (chiếc áo) Đáp số: 360 (chiếc áo) -Bài toán yêu cầu chúng ta tính độ dài đường gấp khúc ABCDE và KMNPQ. -Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó. Bài giải: Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 3 + 4 +3 + 4 = 14 (cm) Độ dài đường gấp khúc KMNPQ là: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm) Hoặc 3 × 4 = 12 (cm) 4. Củng cố : _ Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn dò :_ Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về nhân chia số có ba chữ số với số có một chữ số. _ Chuẩn bị bài: Luyện tập chung * Các ghi nhận lưu ý : _________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm Hát. TIẾT 15: ÔN BÀI “ NGÀY MÙA VUI” I. Mục tiêu: - Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu , đều giọng. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ theo nhịp - HS hiểu biết sơ lược về một vài nhạc cụ dân tộc II. Chuẩn bị: Đĩa, tranh minh họa. III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ : Hát và gõ đệm theo phách bài “Ngày mùa vui” 2.Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Hoạt động 1: (10’) Ôn tập hát Ngày mùa vui - Hướng dẫn HS ôn tập bài hát chú ý giữ đúng nhịp và đều - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp - GV nhận xét và sửa đổi với những em chưa vỗ, hát đúng nhịp b Hoạt động 2(10’) Tập biểu diễn bài hát - GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát - Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ. c. Hoạt động 3 : (10’) Giới thiệu vài nhạc cụ dân tộc + Đàn bầu GV cho xem tranh và thuyết trình Đàn bầu chỉ có một dây, nó còn có tên là Độc huyền cầm. Aâm thanh của đàn bầu ngân nga thánh thót + Đàn tranh:HS xem tranh , GV thuyết trình : Đàn tranh có 16 dây vì vậy còn có tên là Tam thập lục. Đàn tranh có âm thanh trong trẻo, tươi vui, được dùng hoà tấu trong các dàn nhạc dân tộc + Đàn nguyệt:HS xem tranh, GV thuyết trình Đàn này có thân hùnh tròn, giống như mặt trăngtron nên được gọi là đàn nguyệt có nơi còn gọi là đàn kìm. Đàn nguyệt có hai dây. - Cho HS nhận biết nhạc cụ qua trò chơi nhìn nhanh nói đúng. d.Củng cố- dặn dị: (2’) - H/s nhắc nội dung bài học,mời cả lớp đứng tại chỗ hát kết hợp vận đđộng - Nhận xét tiết học, dặn h/s về nhà học bài - HS lắng nghe - Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo nhịp - HS lắng nghe - Từng tốp đứng hát theo hướng dẫn của GV - HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể tình cảm vui tươi. - HS theo dõi . Tổ chức trò chơi Thực hiện Lắng nghe và ghi nhớ * Các ghi nhận lưu ý : _________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • doctuan 15.doc
Giáo án liên quan