I/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố cách so sánh các khối lượng.
Củng cố các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải toán có lời văn.
Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật.
II/ Chuẩn bị:
· GV: Chiếc cân đĩa, Cân đồng hồ( 2 kg.hoặc 5 kg).
35 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 14 Lớp 3 - Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc yêu cầu đề bài.HS hoạt động nhóm.
- Gv hướng dẫn Hs vẽ hai cách :
+ Vẽ 2 góc vuông có chung một cạnh của tứ giác.
+ Vẽ hai góc vuông không chung cạnh.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 4:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 4Hs , cho các nhóm thi ghép hình. Sau 2 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ thắng cuộc.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hs đặt tính theo cột dọc và tính.
Hs : Chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục mới đến hàng đơn vị.
7 chia 4 bằng 1.
Viết 1 vào vị trí của thương.
Hs lắng nghe.
1 nhân 4 bằng 4.
7 trừ 4 bằng 3.
38 chia 4 được 9.
Viết 9 vào thương, ở sau số 1.
9 nhân 4 bằng 36, 38 trừ 36 bằng 2.
Bằng 19 dư 2.
Hs thực hiện lại phép chia trên.
Bài 1
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
4 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Bài 2
Hs đọc yêu cầu đề bài.
+Lớp học có 33 học sinh.
+Là loại bàn hai chỗ ngồi..
+Có ít nhất bao nhiêu bàn học như thế?
Hs làm bài.
Một Hs lên bảng làm.
Bài 3:
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs lắng nghe.
HS hoạt động nhóm.
Bài 4.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs các nhóm chơi trò ghép hình.
C. Củng cố – dặn dò.
GV củng cố nội dung bài.
Dặn HS về nhà luyện làm thêm bài tập trong VBT.
Chuẩn bị bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
Nhận xét tiết học.
Đạo đức:
Quan tâm , giúp đỡ hàng xóm láng giềng
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu: Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm ,láng giềng.
Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm , láng giềng.
2. HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng ytong cuộc sống hàng ngày.
3. HS có thái độ ton trọng , quan tâm tới hàng xóm, láng giềng.
II. Đồ dùng dạy học.
VBT Đạo đức.
Tranh minh họa truyện ” Chị Thủy của em”.
Các câu ca dao, tục ngữ, tấm gương về chủ đề bài học.
III. Các hoạt động dạy học.
Giới thiệu bài, ghi tựa đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Phân tích truyện “ Chị Thủy của em”.
GV kể chuyện( có sử dụng tranh minh họa.)
HS đàm thoại theo các câu hỏi:
H: Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
H: Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thủy?
H: Thủy đã làm gì để bé Viên chơi vui trong nhà?
H: Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thủy?
H: Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
H: Vì sao phải quan tâm , giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
GV kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình.
Hoạt động 2: Đặt tên tranh.
GV chia nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận về nội dung 1 tranh và đặt tên cho tranh.
Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, góp ý kiến.
GV kết luận về nội dung từng bức tranh, khẳng định các việc làm của các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm , giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Còn các bạn đá bóng trong tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm, láng giềng.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
GV giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ.
GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của các em đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học.
Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau.
Đèn nhà ai nhà nấy rạng( tục ngữ)
Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm.
Trẻ em cũng cần quan tâm , giúp đỡ hàng xóm, láng giềng các việc làm phù hợp với khả năng
Các nhóm thảo luận sau đó đại diện từng nhóm trình bày . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Các ý a, c, d, là đúng; ý b là sai. Hàng ngày
+Thủy, bé Viên, mẹ của bé Viên.
+vì mẹ của bé Viên đi làm ,không có ai trong nom bé Viên cả.
+Thủy làm cho bé Viên cái chong chóng, dạy cho bé Viên học.
+ Vì có sự giúp đỡ của cô bé hàng xóm tốt bụng.
+Cần phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
+ Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh.
HS thảo luận theo nhóm.
Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, góp ý kiến.
Các nhóm thảo luận sau đó đại diện từng nhóm trình bày .
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
IV: Hướng dẫn thực hành.
Thực hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
GV dặn HS :Sưu tầm các truyện, thơ , ca dao, tục ngữ , ... và vẽ tranh về chủ đề Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng để chuẩn bị cho tiết học sau..
Chính tả ( tiết 28)
Nghe – viết : Nhớ Việt Bắc.
I/ Mục tiêu:
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng thể thơ lục bát 10 dòng đầu của bài của bài “ Nhớ Việt Bắc”.
Làm đúng các bài tập những tiếng có âm vần dễ lẫn: au/âu hay âm đầu (l/n), âm giữavần (i/iê).
Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng lớpï viết BT2.
Bảng phụ viết BT3.
* HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động dạy học:
1) Bài cũ: “ Người liên lạc nhỏ”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ : thứ bảy, giày dép, dạy học, kiếm tìm, niên học.
Gv và cả lớp nhận xét.
B. Bài mới.
Giới thiệu bài + ghi tựa đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
1.Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc một lần đoạn thơ cần viết chính tả của bài Nhớ Việt Bắc.
Gv mời 1 HS đọc thuộc lòng lại hai khổ thơ.
Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Bài chính tả có mấy câu thơ?
+ Đây là thơ gì?
+ Cách trình bày các câu thơ?
+ Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
Gv hướng dẫn các em viết ra bảng con những từ dễ viết sai:
Gv đọc cho viết bài vào vở.
- Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
- Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
- Gv đọc từng câu , cụm từ, từ.
* Gv chấm chữa bài.
- Gv đọc lại ,yêu cầu Hs tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
Bài tập 2:
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Hoa mẫu đơn – mưa mau hạt.
Lá trầu – đàn trâu.
Sáu điểm – quả sấu.
Bài tập 3:( lựa chọn)
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ tự làm vào vở.
- GV chia bảng lớp làm 3 phần . cho 3 nhóm chơi trò tiếp sức.
- Gv nhận xét, chốt lại:
b) Chim có tổ, người có tông.
Tiên học lễ, hậu học văn.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hs lắng nghe.
Một Hs đọc lại.
+Có 5 câu – 10 dòng thơ..
+Thơ 6 – 8 còn gọi là thơ lục bát..
+Câu 6 viết cách lề vở 2 ô, câu 8 viết cách lề vở 1 ô.
+Các chữ đầu dòng, danh từ riêng Việt Bắc.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
Bài tập 2:
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
Hai Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
Bài tập 3:
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Điền vào chỗ trống i hay iê?
Hs suy nghĩ làm bài vào vở.
Ba nhóm Hs chơi trò chơi.
Hs nhận xét.
5 Hs đọc lại các câu hoàn chỉnh.
Hs sửa bài vào VBT.
C. Củng cố– dặn dò.
GV nhắc HS về nhà xem lại bài và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Âm nhạc:
( GV bộ môn dạy)
Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt cuối tuần 14
I.Mục đích yêu cầu.
HS có tinh thần phê và tự phê tốt.
Giáo dục HS tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
II. Các hoạt động.
Oân định lớp.
GV cho các tổ tự sinh hoạt dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
Các tổ trưởng báo cáo kết qua thi đua trong tuần .Cá nhân HS bổ sung ý kiến.
GV nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần qua về đạo đức, học tập,ø nề nếp và rèn luyện thân thể.
Ưu điểm: Nhìn chung các em ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, đi học chuyên cần. Về nhà có học bài và chuẩn bị bài chu đáo. Nề nếp ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc. Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài .
- Vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.Các em ăn mặc đồng phục gọn gàng đúng tác phong của người học sinh.
Tồn tại : Bên cạnh đó còn có một vài em chưa tự giác trong học tập, chữ viết xấu cần rèn luyện thêm.Một số em kết quả học tập còn thấp , đi học chưa chuyên cần: Lêt, Son .Các em cần cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập .GV nhắc nhở HS về nhà học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Tuyên dương: HS tự bình chọn – GV bổ sung góp ý.
Kế hoach tuần 15
Phát huy các mặt mạnh mà các em đã đạt được trong tuần qua.GV nhắc nhở các em phải học bài và chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Thi đua học tốt giữa các tổ. GV nhận xét kết quả của các nhóm học tập . Tuyên dương những nhóm đã biết giúp đỡ nhau trong học tập.Tuần tới Đội TNTP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức kết nạp đội viên cho những em đã có thành tích cao trong học tập.
Tiếp tục phụ đạo HS yếu vào chiều thứ 7.
File đính kèm:
- TUAN 14rrr.doc