+ Hs hiểu: Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em. HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp , việc trường
+ Tiếp tục cho HS thực hành tích cực tham gia việc lớp , việc trường
+ GD HS tự giác , nhắc nhở bạn làm tốt việc , việc trường vừa là quyền , vừa là bổn phẩn của mổi HS
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tuần 13 – Lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác ở trường
+ Lực chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường
II . CHUẨN BỊ
Các hình trong 50 baiø 51 / sgk
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1) Ổn định : Hát
2) Bài cũ : Gọi 2 em trả lời câu hỏi
H: Em hãy nêu các hoạt động ở trường mà em đã tham gia ?
H: Em phải làm gì để các hoạt động đó kết quả tốt
3) Bài mới : gt bài , ghi đề
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* HĐ1: Kể tên các trò chơi của bản thânvà của các bạn trong SGK
. Mục tiêu : Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ , khỏe mạnh và an toàn . Nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác
* Cách tiến hành
Bước 1
+ HD quan sát hình trang 50 và 51 / sgk trao đổi theo cặp
H: Bạn cho biết tranh vẽ gì ?
H: Chỉ và nói tên những trò chơi nguy hiểm
H: Bạn sẻ khuyên các bạn trong tranh như thế nào ?
. Bước 2
+ HD đại diện nhóm trả lời
+ GV & HS bổ sung rút ra kết luận
* Kết luận : Sau những giờ học mệt mỏi các em cần đi lại , vận động và giải trí bằng cách chơi 1 số trò chơi , song không nên chơi quá sức dễ ảnh hưởng đến giờ học sau và cũng không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm như : bắn súng cao su , đánh quay , ném nhau
* HĐ2 : Nên và không nên chơi những trò chơi nào ?
. Mục tiêu : Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường
* Cách tiến hành
Bước 1 : Kể những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và thời gian nghỉ giữa giờ
+ Y/C nhóm trưởng ghi lại ý của các bạn
+ Y/C cả nhóm nhận xét chung trong tổ , lựa chọn những trò chơi dễ chơi sao cho vui vẻ , khỏe mạnh và an toàn
Bước 2 :
+ Y/C các nhóm trình bày
+ GV phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi như : Chơi ắn súng , leo trèo có thể ngã gãy chân tay . . .
HĐ3: Làm gì khi thấy bạn khác chơi trò chơi nguy hiểm .
Yêu cầu HS thảo luận theo những câu hỏi sau
+ Nhìn thấy bạn đang chơi trò đánh nhau .
+ Em nhìn thấy các bạn leo lên tường .
+ Em nhìn thấy các bạn đang bắn súng cao su.
+ Y/C HS nhắc lại mục bạn cần biết sgk
. GV nhận xét về việc sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ và giờ ra chơi của HS lớp mình , nhắc nhở những HS còn chơi những trò chơi nguy hiểm
+ Thảo luận nhóm 2
+ HS hoạt động
+ Đại diện từng nhóm trả lời các bạn bổ sung
+ 3 HS nhắc lại
+ HS thảo luận nhóm 2
+ Từng em kể ra và ghi ra nháp
+ Nhóm trưởng ghi lại từng ý của các bạn
+ Đại diện các nhóm trình bày
+ HS lắng nghe
+ HS lắng nghe và thảo luận câuhỏi
+ Đại diện các nhóm báo cáo các xử lý của mình.
4 . Củng cố – dặn dò
+ Nhắc lại ND bài vừa học , 1 em đọc lại mục bạn cần biết ở sgk
+ GV nhận xét , GD các em trong giờ học
TẬP LÀM VĂN
Tiết 13 :Viết thư
I . MỤC TIÊU :
+ Viết được một bức thư cho bạn miền Nam ( hoặc miền Trung và Bắc ) theo gợi ý sgk . Biết trình bày đúng hình thức thư như bài tập đọc Thư gửi bà
+ Viết thành câu , dùng từ đúng
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng lớp
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1) Bài cũ :
+ Gọi 2 HS lên bảng đọc đoạn văn viết về cảnh đẹp đất nước .
+ Nhận xét và cho điểm HS
2) Bài mới : Gt bài , ghi đề
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* HĐ1: Hướng dẫn viết thư
+ Gọi HS đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn
+ Em sẽ viết thư cho ai ?
+ Em viết thư để làm gì ?
+ Hãy nhắc lại cách trình bày một bước thư
+ GV bổ sung cho đủ các nội dung chính thường có trong một bước thư , sau đó hướng dẫn HS viết từng phần
+ Em định viết thư cho ai ? Hãy nêu tên và địa chỉ của người đó
+ HD : Vì là thư làm quen nên đầu thư , các em cần nêu lý do vì sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn . Em có thể nói với bạn rằng con được biết bạn qua đài , báo , truyền hình , . . . và thấy quý mến , cảm phục bạn , . . . nên viết thư xin được làm quen
+ HD : Sau khi đã nêu lý do viết thư và tự giới thiệu mình , em có thể hỏi thăm về tình hình sức khỏe , học tập của bạn , sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt
+ Cuối thư , em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn , và nhớ ghi rõ tên , địa chỉ của mình để bạn viết thư trả lời
*HĐ2 : HD HS tự viết thư
+ Y/C tự viết thư
+ Gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp , sau đó nhận xét , bổ sung và cho điểm HS
+ 2 HS đọc
+ Em sẽ viết thư cho một bạn ở miền Nam ( Trung hoặc Bắc )
+ Em viết thư để làm quen và để hẹn cùng bạn học tốt
+ HS đọc thầm lại bài tập đọc Thư gửi bà và nêu cách trình bày một bức thư
+ 3 đến 5 HS trả lời
+ HS nghe giảng , sau đó 1 HS nói phần mở đầu thư trước lớp , HS cả lớp theo dõi và nhận xét
+ Nghe hướng dẫn , sau đó 1 HS nói nội dung này trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét
+ Làm việc cá nhân
+ 4 đến 5 HS đọc , cả lớp theo dõi và nhận xét
4 . Củng cố – dặn dò
+ Nhận xét tiết học , dặn dò HS về nhà hoàn thành bức thư và gửi cho bạn , chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010
TOÁN
Tiết 65 :GAM
I . MỤC TIÊU
+ Nhận biết về đơn vị đo khối luợng gam và sự liên hệ giữa gam và ki-lo-gam
+ Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng đĩa và cân đồng hồ
+ Biết thực hiện 4 phép tính cộng trừ , nhân , chia , chia số đo với khối lượng
+ Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng
II . CHUẨN BỊ
GV : 1 chiếc cân đĩa , 1 chiếc cân đồng hồ
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1) Ổn định : Hát
2) Bài cũ : Gọi 2 em đọc bảng nhân 9 , 2 em làm bài tập
9 x 8 + 9= 9 x 9 + 9 =
3) Bài mới : Gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* HĐ1 : Giới thiệu gam và mối quan hệ giữa gam và ki-lo-gam
+ Y/C HS nêu đơn vị đo khối lượng đã học
+ Đưa ra chiếc cân đĩa , một quả cân 1 kg , một túi đường có khối lượng nhẹ hơn 1 kg
+ Thực hành cân gói đường và yêu cầu quan sát
H : Gói đường như thế nào so với 1 kg ?
H: Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của gói đường chưa ?
+ Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1 kg , hay cân nặng không chẵn số lần của ki-lô-gam , người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn ki-lô-gam là gam . Gam viết tắt là g , đọc là gam
+ Giới thiệu các quả cân 1g , 2g , 5g , 10g , 20g , . .
+ Giới thiệu 1000g = 1kg
+ Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho HS đọc cân nặng của gói đường
+ Giới thiệu chiếc cân đồng hồ chỉ và giới thiệu các số đo có đơn vị là gam trên cân đồng hồ
*HĐ2 : Luyện tập thực hành
Bài 1 + GV có thể chuẩn bị một số vật và thực hành cân các vật này trước lớp để HS đọc số cân
+ Hoặc Y/C HS quan sát hình minh họa bài tập để đọc số cân của từng vật
H : Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam ?
H : 3 quả táo cân nặng bao nhiêu gam ?
H: Vì sao con biết 3 quả táo cân nặng 700g ?
+ Tiến hành hướng dẫn HS đọc số cân tương tự như trên
Bài 2 + Có thể dùng cân đồng hồ để thực hành cân trước lớp để HS đọc số cân , hoặc yêu cầu HS quan sát hình minh họa của bài toán và đặt câu hỏi hướng dẫn
H Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam ?
H Vì sao con biết quả đu đủ nặng 800g ?
+ Làm tương tự với phần b
Bài 3 + Viết lên bảng 22g + 47g và yêu cầu HStính
H : Con đã tính thế nào để tìm ra 69g ?
H: Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào ?
+ Y/C HS tự làm các phần còn lại
Bài 4
+ Gọi 1 HS đọc đề bài
+ Cả hộp sửa cân nặng bao nhiêu gam ?
+ Cân nặng của cả hộp sửa chính là cân nặng của cả vỏ hộp cộng với cân nặng của sửa bên trong
+Muốn tính số cân nặng của sửa bên trong hộp ta làm thế nào ?
Y/C HS làm bài
Bài giải
Số gam sữa trong hộp có là :455 – 58 = 397 ( g )
Đáp số : 397 gam
Bài 5 + Gọi 1 HS đọc đề bài
+ Y/C HS tự làm bài .Bài giải
Cả 4 túi mì chính cân nặng là
210 x 4 = 840 ( g )
Đáp số : 840 gam mì chính
+ Chữa bài và cho điểm HS .
+ Ki – lô – gam
+ Gói đường nhẹ hơn 1 kg
+ Chưa biết
+ Quan sát , lắng nghe
+ Đọc số cân
+ Hộp đường cân nặng 200g
+ 3 quả táo cân nặng 700g
+ Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân 500g và 200g , 500g + 200g = 700g . Vậy 3 quả táo cân nặng 700g
+ Quả đu đủ nặng 800g
+ Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 800g
+ Tính 22g + 47g = 69g
+ Lấy 22 + 47 = 69 , ghi tên đơn vị đo là g vào sau số 69
+ Ta thực hiện phép tính bình thường như với các số tự nhiên , sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính
+ 3 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở BT , sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
+ Cả hộp sữa cân nặng 445g , vỏ hộp cân nặng 58g . Hỏi trong hộpcó bao nhiêu g sữa
+ Cả hộp sữa cân nặng 455g
+ Ta lấy cân nặng của cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp
+ 1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở BT
+ Mỗi túi mì chính cân nặng 210g . Hỏi 4 túi mì chính nhu thế cân nặng bao nhiêu g ?
+ 1 HS lên bảng làm , HS cả lớp làm bài vào vở BT
+ Theo dõi - sửa bài
4 . Củng cố – dặn dò + Y/C HS về nhà đọc , viết cân nặng của một số đồ vật
File đính kèm:
- giao an tuan 13.doc