Giáo án Tuần 12 Lớp 3 Năm học: 2006 - 2007

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 -Đọc đúng các tiếng co âm vần thanh học sinh dễ viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: Nắng phương Nam, Uyên, ríu rít, sững lại, vui lắm, lạnh, reo lên, xoắn xuýt, sửng sôt.

 -Đọc đúng các câu hỏi câu kể . Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu:

 -Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải trong bài: sắp nhỏ, lòng vòng

 -Đọc thầm khá nhanh và nắm được cốt truyện.

 -Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ thân thiết, gắn bó của thiếu nhi hai miền Nam- Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam: Gửi tặng cành mai vàng cho ban nhỏ ở miền Bắc.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 12 Lớp 3 Năm học: 2006 - 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với các bạn trong lớp trong trường. II-Đồ dùng dạy học ,phương pháp, hình thức tổ chức dạy học : 1.Đồ dùng dạy học : Các hình trong sách giáo khoa trang 46,47. 2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập, giải thích, trực quan… 3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt. III-Hoạt động dạy học Họat động 1: Quan sát theo cặp. *MT: Biết một số họat động học tập diễn ra trong các giờ học .Biết mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh , học sinh và học sinh trong từng họat động học tập. *Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình và trả lời bạn theo gợi ý sau: -Kể một họat động học tập diễn ra trong giờ học. -Trong từng họat động đó, học sinh làm gì? giáo viên làm gì? Bước 2: Một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp. VD: Học sinh có thể hỏi bạn: +Hình1 thể hiện họat động gì? +Họat động đó diễn ra trong giờ học nào? +Trong họat động đó giáo viên làm gì? Học sinh làm gì? -Học sinh ( K,G) hoàn thiện phần hỏi và trả lời của bạn. Bước 3: -Giáo viên và học sinh thảo luận một ssó câu hỏi nhằm giúp các em liên hệ thực tế bản thân. -Em thường làm gì trong giờ học? -Em có thích học theo nhóm không? -Em thường học nhóm trong giờ học nào? -Em thường làm gì khi học nhóm? -Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao? Kết luận: ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều họat động khác nhau như: Làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn. Tất cả các họat động đó giúp cho các em học tập có hiệu quả hơn. Họat động 2: Làm việc theo tổ học tập *MT: Biết kể tên những môn học học sinh được học ở trường. -Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và của một số bạn. -Biết hợp tác và chia sẻ với bạn. *Cách tiến hành. Bước 1: -Học sinh thảo luận theo gợi ý sau: +ở trường, công việc chính của học sinh là làm gì? +Kể tên các môn học bạn được học ở trường. -Từng học sinh sẽ: +Nói tên những môn học mình thường được điểm tốt hoặc điểm kém và nêu lí do? +Nói tên môn học mình thích nhất và giải thich tại sao? +Kể tên những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập. -Cả tổ cùng nhận xét ai học tốt, ai cần phải cố gắng và cố gắng với môn học nào. -Cả tổ cùng suy nghĩ đưa ra một số hình thức để giúp đỡ các bạn học kém trong nhóm. Bước 2: -Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. -Giáo viên nhận xét và bổ sung. Kết thúc bài học giáo viên liên hệ ngắn gọn đến tình hình học tập của học sinh trong lớp,khen ngợi những em học chăm,học giỏi,biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở,động viên những em còn học kém,chưa chăm,… Tiết3 Thủ công Cắt, dán chữ I,T I-Mục tiêu -Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I,T. -Kẻ, cắt, dán chữ I,Tđúng quy trình kỹ thuật. -Học sinh thích cắt, dán chữ. II-Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học : 1.Đồ dùng dạy học : Mẫu chữ I,Tcắt đã dán và mẫu chữ I,Tcắt có kích thước đủ lớn. Tranh quy trình kẻ, cát, dán chữ I,T.Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán. 2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập, giải thích, trực quan… 3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt. III-Các hoạt đọng dạy học chủ yếu Tiết 2 Họat động 3: Học sinh thực hành. -Giáo viên yêu câu nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T. Giáo viên nhận xét và nhắc lại thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T. Bước 1: Kẻ chữ I,T. Bước 2: Cắt chữ T. Bước 3: Dán chữ I,T. -Học sinh thực hành. Giáo viên quan sát uốn nắn , giúp đỡ học sinh thực hiện. -Giáo viên tổ chức cho trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm. -Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh . IV- Dặn dò -Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần học tập, kết quả thực hành của học sinh . -Dặn dò học sinh giờ học hôm sau mang đồ dùng học tập để học bài " Cắt dán chữ H,U ". Tiết 4 Toán Luyện tập A-Mục tiêu Giúp học sinh : -Dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8 và học thuộc bảng chia 8. -Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải toán có lời văn B-Đồ dùng dạy học phương pháp - hình thức tổ chức dạy học : 1.Đồ dùng dạy học : 2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập., 3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt. C-Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Hướng dẫn lập bảng chia 8 Nguyên tắc chung:Lập bảng chia 8 là dựa vào bảng nhân 8. Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn để lập lại từng công thức của bảng nhân rồi cũng sử dụng các tấm bìa đó để chuyển từ một công thức nhân 8 thành một công thức chia 8 (Tương ứng) Chẳng hạn: a. Cho học sinh lấy một tấm bìa có tám chấm tròn. -Giáo viên hỏi 8 lấy một lần bằng mấy? Học sinh : 8 lấy 1= 8. -Giáo viên viết 8 x 1 = 8 -Giáo viên hỏi lấy 8 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn hỏi được mấy nhóm? (Học sinh : 8 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được một nhóm) -Giáo viên nêu: 8: 8 được 1; rồi viết 8:8=1. -Giáo viên gọi học sinh quan sát và đọc hai phép tính sau: 8 x 1 = 8 ; 8: 8 = 1 b.Cho học sinh lấy 2 tấm bìa mỗi tấm có 8 chấm tròn. -Giáo viên hỏi: 8 lấy 2 lần được bao nhiêu? (16) -Giáo viên viết : 8 x 2 = 16 -Giáo viên hỏi lấy 16 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm? ( 2 nhóm) -Giáo viên nêu: 16 : 8 được 2; giáo viên viết: 16: 8 = 2. -Học sinh đọc hai phép tính sau: 8 x 2 = 16 ;16 : 8 = 2 c.Tiến hành tương tự đối với các trường hợp tiếp theo. -Khi học sinh đã quen với các trường hợp tương tự, có thể không cần thiết phải sử dụng các tấm bìa.Chỉ cho học sinh nêu công thức nhân 8 rồi tự lập công thức chia 8 tương ứng. -Khi đã có bảng chia 8 giáo viên cho học sinh đọc cá nhân, đồng loạt nhóm,cả lớp để học sinh thuộc bảng chia 8 trước lớp. 2.Thưc hành Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẫm rồi chữa bài.(trả lời miệng) Bài 2:giáo viên cho học sinh làm bài rồi chữa bài. Học sinh K,G nêu về mối quan hệ nhân và chia.(Lấy tích chia cho một thừa số thì được thừa số kia). Bài 3: Cho học sinh đọc bài toán rồi giải.Giáo viên chữa bài trước lớp. Bài 4: Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. 3.Củng cố dặn dò. Thứ sáu ngày….tháng 10 năm 2006 Tiết 1 Tập làm văn Nói, viết về cảnh đẹp đất nước I-Mục đích yêu câu 1.Rèn kỹ năng nói: Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh)về một cảnh đẹp của nước ta, học sinh nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó. Lời kể rõ ý, có cảm xúc thái độ mạnh dạn, tự nhiên. 2.Rèn kỹ năng viết: Học sinh viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn từ 5-7 câu. Dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh. II-Đồ dạy học ,phương pháp - hình thức tổ chức dạy học : 1.Đồ dùng dạy học : ảnh biển Phan Thiết (sách giáo khoa ). Tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước.Bảng phụ viết các gợi ý ở BT1. 2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập.,phương pháp giao tiếp… 3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt. III-Các họat động dạy học A-Kiểm tra bài cũ: B-Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: -Giáo viên nêu yêu câu MĐ của tiết học. 2.Hướng dẫn làm bài tập. a) Bài tập 1: -Học sinh đọc yêu câu của bài và gợi ý. -Giáo viên kiểm tra việc học sinh chuẩn bị tranh cho tiết học. Yêu cầu mỗi học sinh đặt trước mặt một bức tranh đã chuẩn bị.Nhắc học sinh chú ý: +Các em có thể nói về ảnh Phan Thiết trong sách giáo khoa . +Có thể nói theo cách trả lời câu hỏi gợi ý hoặc nói tự do, không phụ thuộc hoàn toàn vào các gợi ý. -Giáo viên hướng dẫn cả lớp cách nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh Phan Thiết nói lần lượt theo từng câu hỏi. -1 học sinh G làm mẫu; nói đầy đủ về cảnh đẹp biển Phan Thiết trong ảnh. -Học sinh tập nói theo cặp. -1 vài em tiếp nối nhau thi nói. -Cả lớp và giáo viên nhận xét. Giáo viên khen những học sinh nói tốt. b) Bài tập 2: -Học sinh đọc yêu cầu của bài . -Học sinh viết bài vào VBT. - Giáo viên nhắc học sinh chú ý về nội dung , cách diễn đạt. - Giáo viên theo dõi học sinh làm bài, uốn nắn sửa sai cho các em.Phát hiện học sinh viết bài tốt. -4 Học sinh đọc bài viết trước lớp. Giáo viên và học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm. Giáo viên chấm điểm một số bài viết hay. 3.Củng cố dăn dò: - Giáo viên nhận xét và biểu dương những học sinh học tốt. Tiết2 Âm nhạc học hát:con chim non I-Mục tiêu -Học sinh biết hát đúng giao điệu của bài dân ca Pháp. -Cảm nhận về tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4 với phách 1 là phách mạnh, phách 2,3 là phách nhẹ. II-Đồ dùng dạy học ,phương pháp - hình thức tổ chức dạy học : 1.Đồ dùng dạy học : Vài hình ảnh về nước Pháp, bản đồ thế giới. 2.Phương pháp Thực hành,.làm mẫu 3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt. III-Các hoạt động dạy học chủ yếu Họat động 1: Dạy hát bài con chim non. -Cả lớp ôn luyện,sau đó từng nhóm và cá nhân hát -Giáo viên hát mẫu. -Đọc lời ca. -Dạy hát từng câu (chú ý nhấn vào phách 1 của nhịp 3/4). -Luyện tập luân phiên theo nhóm. Họat động 2: Tập gõ đệm theo nhịp 3/4. +Đọc 1-2-3,1-2-3 ( số 1 nhấn mạnh hơn số 2,3) +Chia 2 nhóm: Một nhóm hát một nhóm gõ đệm vào phách mạnh của nhịp 3/4. Họat động 3: Trò chơi vỗ tay đệm theo nhịp 3/4. -Phách 1: Vỗ hai tay xuống bàn. -Phách 2: Vỗ hai tay vào nhau. -Phách 3: Vỗ hai tay vào nhau. IV- Củng cố dặn dò. Tiết3 Toán Luyện tập I-Mục tiêu Giúp học sinh: -Học thuộc bảng chia 8 và vận dụng trong tính toán. II-Đồ dùng dạy học ,phương pháp - hình thức tổ chức dạy học : 1.Đồ dùng dạy học : 2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập… 3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt. III-Các họat động dạy học chủ yếu Bài 1: Thực hiện 2 phép tính trong cùng một cột cho học sinh tính nhẩm rồi nêu kết quả rồi viết và vở. Bài2: Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Bài3: Giáo viên gợi ý học sinh giải bài toán theo 2 bước: Bước1: Tìm số thỏ còn lại ( 42 - 10 = 32 con) Bước 2: Tìm số thỏ trong mỗi chuồng: (32 : 8 = 4 con) Bài 4: a) Gợi ý: -Đếm số ô vuông ( có 16 ô vuông) -Chia nhẫm 16 : 8 = 2 (ô vuông) b)Gợi ý: -Đếm số ô vuông (có 24 ô vuông) 4 x 6 = 24 ô vuông. -Chia nhẫm 24: 8 = 3 (ô vuông) IV-Củng cố dặn dò Sinh hoạt tập thể

File đính kèm:

  • docLOP 3 T12doc.doc
Giáo án liên quan