- Đọc đúng , rành mạch, biết ngăùt nghỉ hơi hợp lý sau dấu phẩy , dấu chấm và giữa các cụm từ. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài , phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu được tình cảm đẹp đẽ , thân thiết và gắn bo ùgiữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
29 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 12 Lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới lớp làm bài vào vở.
- Theo em, vì sao có thể so sánh trâu đen đi như đập đất ?
- Hỏi tương tự với các hình ảnh so sánh còn lại.
+Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Giáo viên dán bảng 3 tờ phiếu đã viết nội dung bài .
- - Giáo viên và học sinh nhận xét chốt l lại lời giải đúng và yêu cầu học sinh l làm bài vào vở
4. Củng cố:
- Yêu cầu, học sinh nêu các nội dung đã luyện tập trong tiết học.
5. Dặn dò: - Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Bài sau: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương-Dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Hát.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài:
a)Từ chỉ hoạt động: chạy, lăn tròn. Sau đó đọc lại câu thơ .
- Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả so sánh giống như hoạt động “lăn tròn“của những hòn tơ nhỏ. Đó là miêu tả bằng cách so sánh.Có thể miêu tả(so sánh) như vậy vì những chú gà con lông thường vàng óng như tơ, thân hình lại tròn, trông các chú chạy giống như những hòn tơ đang lăn.
- Những chú gà con chạy thật ngộ nghĩnh, đáng yêu, dễ thương.
- 1 học sinh đọc toàn bộ đề bài, 1 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh đọc lại các câu thơ, câu văn trong bài tập.
- Học sinh gạch chân dưới các câu thơ, câu văn có hoạt động được so sánh với nhau.
a)Chân đi như đập đất
b)Tàu (cau)vươn như tay vẫy
c)Đậu quanh thuyền lớn như nằm quanh bụng me.
Húc húc (vào mạn thuyền mẹ) như đòi bú tí.
- Vì trâu đen rất to khỏe, đi rất mạnh, đi đến đâu đất lún đến đấy nên có thể nói đi như đập đất.
- Chọn từ ngữ thích hợp ở hai cột A và B để ghép thành câu.
- Học sinh lên bảng thi nối đúng, nhanh, Sau đó học sinh đọc kết quả
- Học sinh viết vào vở câu văn ghép được (hoặc nối các từ ngữ ở cột A với cột B)
Những ruộng lúa cấy sớm – đã trổ bông.
Những chú voi thắng cuộc – huơ vòi chào khán giả.
Cây cầu làm bằng thân dừa – bắc ngang dòng kênh.
Con thuyền cắm cờ đỏ – lao băng băng trên sông.
Tiết 3: H ĐNG
Tiết 4: Tiếng Viêt (T) ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU(trang 45)
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố từ ngữ về từ chỉ hoạt đông. So sánh
II. Đồ dùng dạy học
-Vở thực hành tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Đọc khổ thơ sau
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân,trên cỏ
a. Ghi các từ chỉ hoạt động……………………………………………….
b. Hoạt động chạy của chú gà con được so s nh với hoạt động nào dưới đây? Gạch dưới hoạt động đó.
A. Những hòn tơ nhỏ lăn tròn
B. Những quả bông màu bay trong gió
Bài 2: Đọc đoạn trích trong SGK rồi viết vào ô trống trong b ảng sau những hoạt động được so sánh với nhau theo mẫu
Sự vật,con vật
Hoạt động
Từ so sánh
Hoạt động
M:Con tr âu đen
(chân) đi
như
đập đất
b.
c.
3. Củng cố, dặn dò
HS đọc yêu cầu
HS làm bài
Chữa bài
HS làm bài , đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau
Thi giữa các nhóm
Thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: Tập làm văn: NÓI VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
I.Mục đích yêu cầu:
- Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh), theo gợi ý (BT1).
- Viết được những điều nói ở BT1 thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).
GDMT: Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh ảnh về một số cảnh đẹp đất nước hoặc các cảnh đẹp của địa phương, gần gũi với học sinh. Bảng phụ viết các câu hỏi .
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở
III.Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng, 1 học sinh kể lại truyện vui: Tôi có đọc đâu, 1 học sinh nói về quê hương hoặc nơi em ở.
3.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết Tập làm văn này, các em sẽ kể về một cảnh đẹp đất nước mà em biết qua tranh ảnh và viết những điều em kể thành một đoạn văn ngắn.
Hoạt động: Hướng dẫn làm bài tập
(phương pháp thực hành luyện tập, vấn đáp)
+Bài tập 1:
- Kiểm tra các bức tranh, ảnh của học sinh.
*Ảnh chụp bãi biển Phan Thiết
- Gọi 1 học sinh khá nói mẫu về bãi biển Phan Thiết theo các câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết về cảnh đẹp đó.
+Giáo viên nhận xét, sửa lỗi chưa thành câu, cách dùng từ và gợi ý cho học sinh phát hịên thêm những vẻ đẹp mà bức tranh, ảnh thể hiện.
- Tuyên dương những học sinh nói tốt.
Bài tập 2 : Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 2 trong SGK.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, chú ý nhắc học sinh viết phải thành câu.
- Gọi một số học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét, sửa lỗi cho từng học sinh.
4.Củng cố: - Giáo viên nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: - Học sinh về nhà viết lại đoạn văn về cảnh đẹp cho hoàn chỉnh
- Chuẩn bị bài: Viết thư
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh trình bày tranh ảnh đã chuẩn bị.
- Học sinh quan sát tranh
- Yêu cầu cả lớp quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết.
- Học sinh có thể nói: Đây là bãi biển Phan Thiết, một cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta. Đến Phan Thiết, bạn sẽ gặp một không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanh, núi xanh, rừng dừa xanh. Nổi bật lên giữa điệp trùng xanh ấy là bãi biển với dải cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là một cảnh đẹp hiếm thấy.
- Làm theo theo cặp, sau đó một số học sinh lên trước lớp, cho cả lớp quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với cả lớp về cảnh đẹp đó. Học sinh cả lớp theo dõi và bổ sung những vẽ đẹp mà mình cảm nhận được qua tranh, ảnh của bạn.
- Học sinh viết những điều nói trên thành đoạn văn từ 5 đến 7 câu.
- Học sinh viết bài phải thành câu.
- Khoảng 3 học sinh đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét bài viết của bạn.
Tiết 2: Toán: LUYỆN TẬP
I.Mục đích yêu cầu:
- Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8).
- Làm các bài tập: 1 (cột 1, 2, 3), 2 (cột 1, 2, 3), 3, 4.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: SGK
2.Học sinh: Vở , bảng con , phấn
III.Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 8
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:Các em vừa học bảng chia 8. Tiết hôm nay chúng ta làm luyện tập để củng cố lại bài học trước
Hoạt động 1: Giáo viên hứơng dẫn học sinh luyện tập (Phương pháp đàm thoại, thực hành luyện tập)
+Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm phần a)
- Hỏi:Khi đã biết 8 x 6 = 48, có thể ghi ngay kết quả 48 : 8 được hay không, vì sao?
- Yêu cầu học sinh giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
- Yêu cầu học sinh đọc từng cặp phép tính trong bài.
- Cho học sinh tự làm tiếp phần b).
+Bài 2:
- Xác định yêu cầu của bài toán, sau đó yêu cầu học sinh làm bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở .
- Giáo viên và học sinh cả lớp nhận xét bài làm của các bạn
+Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Người đó có bao nhiêu con thỏ.
- Sau khi bán đi 10 con thỏ thì còn lại bao nhiêu con thỏ?
- Người đó đã làm gì với số thỏ còn lại.
- Hãy tính xem mỗi chuồng có bao nhiêu con thỏ.?
- Yêu cầu học sinh trình bày bài giải.
+Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hình a) có tất cả bao nhiêu ô vuông?
- Muốn tìm một phần tám số ô vuông trong hình a) ta phải làm như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh tô màu (đánh dấu) vào hai ô vuông trong hình a).
- Giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh tương tự với phần b).
4.Củng cố: - Gọi một vài học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 8
5.Dặn dò: - Bài nhà: Về nhà học thuộc lòng bảng chia.
- Chuẩn bị bài: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp tính nhẩm.
- Khi đã biết 8 x 6 = 48 có thể ghi ngay kết quả 48 : 8 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- Học sinh tính nhẩm, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau kiểm tra của nhau.
- Học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở .
- Học sinh đọc đề bài.
- Có 42 con thỏ.
- Còn lại 42 -10 = 32 con thỏ.
- Nhốt đều vào 8 chuồng
- Mỗi chuồng có 32 : 8 = 4 con thỏ
- Học sinh thực hiện bài giải
- Tìm một phần tám số ô vuông trong mỗi hình sau:
- Hình a) có tất cả 16 ô vuông.
- Một phần tám số ô vuông trong hình a) là: 16 : 8 = 2 (ô vuông).
- Học sinh thực hiện tính.
Tiết 3:: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
- Nhằm đánh giá lại quá trình học tập và rèn luyện của cả lớp trong tuần vừa qua.
- Biểu dương, khen ngợi những cá nhân xuất sắc trong học tập và rèn luyện, nhắc nhởnhững trường hợp thực hiện chưa tốt nhiệm vụ học tập.
- Thúc đẩy phong trào học tập và rèn luyện trong cả lớp.
II. Nội dung:
1, Đánh giá hoạt động Tuần 12
* Lớp trưởng lên đánh giá lại tuần12
* GV chốt lại:
a) Về sĩ số: Duy trì tốt sĩ số trên lớp học.
b) Về học tập: - Phần lớn đều có ý thức học tập, hăng hái phát biểu bài như: Lan, Phương, Mai Ly,Huyền, Tiến Đạt
- Có nhiều bạn đã đạt điểm 10 như:Lan, Mai Ly...
- Có nhiều cố gắng như: Hoàng, Hiếu, Đình Anh, Ngọc……
c) Hoạt động khác: - Công tác tự quản tốt. Có ý thức.
- Công tác vệ sinh: lớp học luôn sạch sẽ.
2) Kế hoạch tuần 12:
- “ Thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” bằng các phong trào học tập:
+ Hoa điểm 10
+ Đôi bạn cùng tiến
- Tiếp tục thực hiện tốt phong trào học tập. Tích cực học bài và làm bài tập ở nhà.
- Tiếp tục duy trì tốt sĩ số trên lớp học.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học.
- Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”
- Tổ 1làm trực nhật.
Tiết 4: Tự học: LUYỆN VIẾT BÀI 12
I. Mục tiêu:
Giúp HS hoàn thành bài 11 trong vở thực hành VĐVĐ
II. Các hoạt động daỵ học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
2. GV cho HS hoàn thành ở bài 12
Viết chữ I, I Ran, Phan Huy Ich câu ứng dụng bằng chữ đứng và bằng chữ nghiêng
GV quan sát , hướng dẫn
Chấm bài, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn dò
HS viết bài
File đính kèm:
- GA LOP 3chuan(18).doc