Tiết 2: TẬP ĐỌC
Ôn tập (tiết 1 - SGK/tr 96).
1-Mục tiêu : - Kiểm tra, lấy điểm Tập đọc, học thuộc lòng các bài đã học thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
- Hệ thống tên bài, tên tác giả, nội dung bài, nhân vật trong chuyện.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực , chuẩn bị tốt cho thi giữa kì.
2.Chuẩn bị: Phiếu bài đọc.
29 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tuần 10 lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
= b x a
- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
HS thực hành, chữa bài.
4 x 6 = 6 x ..4..
207 x 7 = ...7..x 207 (dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân).
HS nêu lại cách đặt tính, tính.
VD :
1357 40263
5 7
6785 281841
HS nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
VD : 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4
(dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, và 2145 = 2100 + 45)
a x .1.. =..1..x a = a
a x ..0.. = ..0.. x a = 0
HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân.
C. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét giờ học, rèn kĩ năng vẽ hình vuông theo số đo cạnh cho trước.
- Chuẩn bị giờ sau : Luyện tập
Tiết 3: Khoa học
Nước có những tính chất gì? ( SGK/tr 42).
1. Mục tiêu: - HS biết tính chất của nước: nước là một chất lỏng trong suốt, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành, phân tích thí nghiệm, nêu kết luận khoa học từ thực tiễn và qua thí nghiệm.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu môn học , ý thức bảo vệ nguồn nước.
2.Chuẩn bị : Cốc đựng nước, các loại dụng cụ, vật liệu thí nghiệm có trong bài.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Câu hỏi nội dung bài học tiết trước.
B. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV nêu chủ đề kiến thức, yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1 : Tìm hiểu : Màu sắc, mùi vị của nước.
GV cho HS quan sát hình SGK /tr 42, thảo luận theo cặp, phân biệt hai cốc đựng chất lỏng, nêu cách nhận biết.
- Nước có tính chất gì về đặc điểm màu sắc, mùi vị?
HĐ2: Thực hành phát hiện hình dạng của nước.
GV cho HS thực hành theo nhóm, đổ nước vào các vật dụng có hình dạng khác nhau.
- Nhận xét gì về hình dạng của nước?
HĐ 3 : Tìm hiểu nước chảy như thế nào?
GV cho HS thực hành trên tấm kính lớn, cả lớp cùng quan sát, nhận xét :
- Nước chảy như thế nào trên tấm kính?
- Nêu nhận xét về hướng chảy của nước?
- Nêu ứng dụng của nước về tính chất này?
HĐ 4 : Tìm hiểu về tính thấm và không thấm của nước đối với một số vật.
GV cho HS thực hành theo nhóm 4 như hướng dẫn SGK, thảo luận về tính thấm và không thấm của nước đối với một số vật.
HĐ 5 : Thí nghiệm chứng tỏ nước có thể hoà tan và không hoà tan một số chất .
GV cho HS thực hiện thí nghiêm pha nước với một số chất như muối , đường, cát , nhận xét về tính hoà tan và không hoà tan một số chất của nước.
- Nêu các tính chất về nước qua bài học?
GV chốt kiến thức cần nhớ SGK/tr 43.
HS TLCH dựa vào nội dung đã học.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, mục tiêu của từng hoạt động.
HS quan sát hình, thảo luận , TLCH.
- Cốc hình 1 đựng nước : trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
- Cốc hình 2 là cốc sữa : màu trắng sữa, mùi thơm, vị ngọt.
- Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
HS thực hành đổ nước vào chai, ca, lọ..
HS hỏi đáp về hình dạng của nước trong vật chứa nó (hình cái chai, hình cái cốc, hình cái lọ...)
- Nước không có hình dạng nhất định, nó có hình dạng của vật chứa nó.
HS thực hành đổ nước trên tấm kính đặt dốc, nhận xét về dòng chảy của nước.
- Nước chảy từ chỗ cao đến chỗ thấp và lan ra mọi phía.
- Lợp mái nhà, làm mái che : dốc và nhẵn...
HS thao tác với khăn bông, túi nhựa.
* Nhận xét : Nước thấm qua một số vật như khăn bông, vải ..
Nước không thấm qua tường nhựa, áo nhựa..
Liên hệ thực tế : Làm áo mưa che mưa, mũ che mưa....
HS thực hành làm thí nghiệm : pha nước với muối, đường, cát...
HS quan sát, nhận xét : nước hoà tan muối , đường theo một nồng độ nhất định, nước không hoà tan cát, sỏi...
- Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định...SGK / tr 43. HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
C. Củng cố, dặn dò: :
- Nêu tính chất của nước và ứng dụng các tính chất đó trong cuộc sống?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau : Ba thể của nước.
Tiết 4: Sinh hoạt
Sinh hoạt Đội
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 10, đề ra phương hướng hoạt động tuần 11.
- Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
- Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ.
2. Nội dung: a, Chi đội trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm:
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Tổ chức luyện tập tốt các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11.
- Tổ chức tốt chuyên đề Thi giải toán tuổi thơ cho đội tuyển HSG.
- Ban chỉ huy đội có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành hoạt động của Chi đội.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập , thi đua giành nhiều hoa điểm 10 tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Tham gia hội giảng đạt kết quả tốt.
* Tồn tại:
- Một số đội viên chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : Bùi Quang Vinh, Phạm Văn Phương, Bùi Thị
Lan Hương, Nguyễn Văn Hiếu, Tạ Ngọc Sơn...
- Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả.
- Một số đội viên chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như : Vinh, Sơn, Ngọc Long, Lan Hương..
b, Phương hướng:
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Tiếp tục thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam – 20/11.
- Tích cực tham gia hội học, hội giảng.
-Thực hiện tốt vệ sinh trờng lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Chuẩn bị tốt cho đợt kiểm tra VSCĐ giai đoạn 1 trong toàn trường.
- Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn diện, tham gia tích cực bồi dưỡng HS khá giỏi.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở đội viên thiếu niên rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
Chiều : Tiết 1: Toán **
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
1. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về cách giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
- Rèn và nâng cao kĩ năng thực hành giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số : đọc, phân tích đề toán, tóm tắt bài toán, giải toán.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Bài ôn tập.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học HS nghe , xác định yêu cầu giờ học
HĐ2 : Định hướng nội dung luyện tập.
- Nêu cách giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số?
- Vận dụng kiến thức đã học, thực hiện các bài tập có liên quan về tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số .
HĐ3 : Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài.
Bài 1 : Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 200, hiệu của chúng bằng 40.
- Số tìm được là số chẵn hay số lẻ? Vì sao?
GV cho HS làm trong vở, chữa bài, nêu lại cách làm.
Bài 2 : a,Tìm hai số chẵn liên tiếp có tổng là 260 ?
* Gợi ý (HS TB- yếu).
- Hai số chẵn liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
b, Tìm hai số chẵn có tổng bằng 240 , biết ở giữa chúng còn có 5 số chẵn nữa.
( HS KG làm thêm yêu cầu này).
Bài 3 :Tìm hai số biết trung bình cộng của chúng bằng 80 , hiệu của chúng là số chẵn nhỏ nhất có hai chữ số?
GV cho HS nêu các bước thực hiện yêu cầu bài toán : +Tìm tổng của hai số.
+ Hiệu của hai số.
GV cho HS vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán, giải toán.
Bài 4 : Trung bình cộng của ba số là 67 , hiệu của số thứ hai và số thứ nhất bằng hiệu của số thứ bavà số thứ hai và bằng 9 . Tìm 3 số đó biết số thứ ba là
số lớn nhất.
HS nghe, xác định yêu cầu cần thực hiện, thực hành giải toán.
- Cách 1 : Số lớn = (Tổng + Hiệu ) : 2
Số bé = Số lớn – Hiệu
( hoặc Tổng – Số lớn)
- Cách 2 : Số bé = (Tổng – hiệu ) : 2
Số lớn = Số bé + Hiệu
(hoặc Tổng – Số bé).
HS thực hành đọc, phân tích đề, tóm tắt và giải toán. VD :
Bài 1 : ?
40 200
?
Số thứ nhất là : ( 200 + 40) : 2 = 120
Số thứ hai : 120 – 40 = 80
Số tìm được là số chẵn vì chữ số tận cùng là số 0.
Bài 2 :a, - Hai số chẵn liền nhau hơn kém nhau 2 đơn vị.
b, - Hiệu của hai số cần tìm là 12 (vì giữa chúng còn 5 số chẵn nữa).
Cách tìm hai số (tương tự bài 1).
Bài 3 : - Tổng của chúng là:
80 x 2= 160
- Hiệu của hai số đó là 10 (số tự nhiên nhỏ nhất có hai chữ số).
Cách tìm 2 số...(tương tự bài1).
* Kết quả : Số lớn là : 85 ; số bé là :75.
HS KG chữa bài.
ST1: 9
ST2: 67 x3 =201
ST3: 9
Cách giải toán tương tự với bài toán 1.
4. Củng cố, dặn dò : - Ôn bài. - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 : Ngoại ngữ
( Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Hoạt động tập thể.
Vẽ tranh theo chủ đề : Em yêu cô giáo
1. Mục tiêu:- HS biết lựa chọn hình ảnh và vẽ được một bức tranh theo đúng chủ đề : Em yêu cô giáo - Chào mừng ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Rèn kĩ năng thực hành vẽ tranh, tập thể hiện cảm xúc qua tranh vẽ, tô màu theo ý thích tạo thành bức tranh đẹp, sinh động.
- Giáo dục tình yêu và lòng kính trọng đối với thầy cô , giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo.
2. Chuẩn bị: Một số tặng phẩm nhỏ cho HS, hoa điểm cho ban giám khảo đánh giá.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể.
*Văn nghệ theo chủ đề : Em yêu cô giáo.
- Kể tên một số bài hát nói về cô và mẹ?
GV cho các tổ biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.
** Vẽ tranh theo chủ đề : Em yêu cô giáo - Chào mừng ngày 20/11 .
GV gợi ý cách tìm chọn nội dung thể hiện đúng chủ đề.
- Tranh vẽ tặng ai?
- Em định thể hiện nội dung gì?
- Hình ảnh nào là chính?
- Lời em muốn nói là gì? Đề tặng ở đâu?
** Tổng kết, đánh giá, : GV cùng HS lựa chọn bức vẽ đẹp, trưng bày.
HĐ2 : Nhận xét giờ học.
HS tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ
chương trình, cùng tham gia.
HS hát bài hát theo chủ đề, nêu cảm nhận về bài hát đó.
- Mẹ và cô.
- Ngày đầu tiên đi học.
- Những bông hoa, những bài ca.....
HS vẽ tranh theo chủ đề, trưng bày, nhận xét, BGK lựa chọn bức vẽ đẹp, trao giải.
VD :
- Em vẽ tranh tặng thầy cô...
- Em đang ôm một bó hoa điểm mời tặng cô, vẽ chân dung cô giáo...l
- Kính yêu tặng cô của con! ( Đề tặng ở góc dưới của tranh).
HS nhận xét tranh vẽ của bạn về nội dung, cách thể hiện , bố cục tranh, màu sắc.....
File đính kèm:
- giao an tuan 10 CKTKN 20102011.doc