Giáo án Tuần 10 Buổi sáng Trường TH Nguyến Bá Ngọc

- Nhớ lại và khắc sâu một số kiến thức về hoạt động của cơ quan vận động và cơ quan tiêu hoá đã được học.

- Nhớ lại và khắc sâu một số kiến thức về vệ sinh ăn, uống đã học để hình thành thói quen: An sạch, uống sạch, ở sạch.

- Củng cố các hành vi cá nhân về: Vệ sinh cá nhân, hoạt động cá nhân

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 10 Buổi sáng Trường TH Nguyến Bá Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuộc. - Lắng nghe. Tự nhiên xã hội 3 CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH I/ Mục tiêu: Giúp Hs hiểu: - Các thế hệ trong một gia đình. - Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ. - Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình. - Có biết yêu quí ông bà, cha mẹ, anh chị. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 38, 39. * HS: Mang ảnh chụp gia đình, SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Kiểm tra một tiết. (3’) - Gv nhận xét bài kiểm tra tiết trước. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiệu bài – ghi tên bài. 4. Phát triển các hoạt động. (28’) * Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp. (7’) Bước 1: Làm việc theo cặp. - Gv yêu cầu 1 em hỏi, một em trả lời. - Câu hỏi : Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời một số Hs lên kể trước lớp. - Gv nhận xét. => Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống. * Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm. (15’) Bước 1 : Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu Hs quan sát các hình ở SGK trang 38, 39 và trả lời các câu hỏi: + Gia đình bạn Minh, bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống? Đó là các thế hệ nào? + Thế hệ thứ 1 trong gia đình bạn Minh là ai? + Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Minh? + Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Lan? + Minh và em Minh thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh? + Lan và em Lan thế hệ thứ mấy trong gia đình của Lan? + Đối với gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Gv yêu cầu một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Gv nhận xét. => Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (gia đình bạn Minh), gia đình 2 thế hệ (gia đình bạn Lan), cũng có gia đình chỉ có 1 thế hệ. * Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình. (6’) Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu Hs đã chuẩn bị sẵn hình để giới thiệu với các bạn trong nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv yêu cầu một số Hs lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp. - Gv nhận xét. - Hs thảo luận theo từng cặp. - Một số Hs lên trình bày câu trả lời trước lớp. - Lớp nhận xét. - Hs quan sát hình. - Hs thảo luận, trả lời các câu hỏi. - Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Hs nhắc lại. - Hs giới thiệu về gia mình với các bạn trong nhóm. - Hs giới thiệu gia đình mình. Hs nhận xét. 5 .Tổng kềt – dặn dò. (2’) Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Họ nội, họ ngoại. Nhận xét bài học. So¹n: Thứ 5, 15/10/2009 Gi¶ng: Thứ 5, 22/10/2009 Tự nhiên xã hội 3 HỌ NỘI, HỌ NGOẠI I/ Mục tiêu: Giúp Hs: - Giải thích thế nào là họ nội , họ ngoại. - Xưng hô đúng với các anh, chị em của bố mẹ. - Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại. - Ứng xử đúng với những người họ, hàng của mình, không phân biệt hô nội hay họ ngoại. - Biết cách xưng hô đúng. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 40, 41 SGK. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Các thế hệ trong một gia đình. (4’) - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Thế nào gọi là gia đình 3 thế hệ? + Thế nào gọi là gia đình 2 thế hệ? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiệu bài – ghi tên bài. 4. Phát triển các hoạt động. (27’) * Hoạt động 1: Làm việc với SGK. (7’) Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu 2 Hs quan sát hình 1 trang 40 SGK và trả lời các câu hỏi. + Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai? + Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh? + Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai? + Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời 1 số cặp Hs lên trình bày. - Gv chốt lại: => Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Oâng bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại. * Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại. (12’) Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Các Hs kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv yêu cầu từng nhóm treo tranh của mình lên tường. Một Hs trong nhóm giới thiệu về họ hàng của mình, cách xưng hô. - Gv nhận xét. => Mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh chị, em ruột của mình, cón có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại. * Hoạt động 3: Đóng vai. (8’) - Gv chia nhóm thảo luận và đóng vai theo các tình huống: + Em hoặc anh của bố đến nhà chơi khi bố mẹ đi vắng. + Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng. + Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm. - Gv nhận xét, chốt lại. => Ông bà nội, ông bà ngoại và các cô dì, chú bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình. - Hs quan sát hình . - Hs thảo luận theo nhóm. - Đại diện các cặp Hs lên trình bày kết quả thảo luận. - Vài Hs nhắc lại. - Hs kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại. - Hs treo tranh lên , đại diện 1 em lên giới thiệu họ hàng của mình. - Hs nhắc lại. - Hs thảo luận và chọn tình huống đóng vai. - Các nhóm thể hiện vai diễn qua các tình huống. - Hs nhận xét. 5 .Tổng kềt – dặn dò. (2’) Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Thực hành, phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. Nhận xét bài học. So¹n: Thứ 6, 16/10/2009 Gi¶ng: Thứ 6, 23/10/2009 Thủ công 3 KiĨm tra ch­¬ng i: phèi hỵp gÊp, c¾t, d¸n h×nh I/ Mục tiêu: - HS luyện tập kỹ năng gấp hình và gấp, cắt, dán một trong những hình đã học. - Nắm vững và biết thực hiện đúng việc gấp hình hoặc gấp, cắt, dán hình đã học theo quy trình kỹ thuật. - HS hứng thú với giờ học Thủ công. II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu các bài 1,2,3,4,5. * HS: Giấy thủ công các màu, kéo, hồ dán, bút màu... III/ Các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KT đồ dùng học tập: - GV KT, nhận xét ý thức chuẩn bị của HS. B. Bài mới 1. Nội dung kiểm tra - GV nêu nội dung ôn tập: Gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học. - Nêu mục đích yêu cầu của tiết ôn tập: Sản phẩm được làm theo đúng quy trình. Các nếp gấp phải phẳng, thẳng. Các hình phối hợp gấp, cắt, dán như ngôi sao năm cánh, lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa phải cân đối. - Gọi HS nhắc lại tên các bài đã học trong chương I. 2. HS thực hành - GV quan sát, chú ý giúp đỡ những HS còn lúng túng. - GV chọn ra sản phẩm đẹp của một số cá nhân, nhóm để tuyên dương trước lớp. C. Củng cố, dặn dò - GV nx sự CB, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - Dặn dò HS giờ học sau. - HS để giấy trên bàn. - Lắng nghe. - 1-2 HS nêu lại. - HS thực hành bằng giấy màu. - Lớp cùng GV nx, đánh giá sản phẩm thực hành của các cá nhân. - HS lắng nghe. - Ghi nhớ. Thủ công 2 GÊp thuyỊn ph¼ng ®¸y cã mui (TiÕt 1) I/ Mục tiêu: - HS biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui. - Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. - HS yêu thích gấp thuyền. II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu thuyền phẳng đáy không mui, mẫu thuyền phẳng đáy có mui; quy trình phóng to. * HS: Giấy thủ công khổ A4. III/ Các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KT đồ dùng học tập: - GV KT, nhận xét ý thức chuẩn bị của HS. B.Bài mới 1. HD HS quan sát và nhận xét - Cho HS mẫu thuyền phẳng đáy có mui ? Nêu nx về hình dáng, màu sắc của mui thuyền, hai bên mạn , đáy thuyền? ? Hãy so sánh thuyền phẳng đáy có mui với thuyền phẳng đáy không mui ? -> Cách gấp hai loại thuyền tương tự nhau, chỉ khác ở bước tạo mui thuyền. - GV mở dần mẫu thuyền cho đến khi là tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. - Gấp lại theo nếp gấp để được thuyền mẫu. 2. GV hướng dẫn mẫu * Bước 1: Gấp tạo mui thuyền - Đặt ngang tờ giấy lên bàn. Gấp hai đấu tờ giấy vào khoảng 2-3 ô, miết dọc theo 2 đường mới gấp cho thẳng. Ä Các bước gấp tiếp theo tương tự cách gấp thuyền phẳng đáy không mui. Ä Gọi HS lên bảng thao tác tiếp các bước gấp thuyền như đã học ở bài 4: * Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều nhau. * Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền. * Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui. - Gọi HS lên bảng thao tác lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui. 3. Tổ chức cho HS gấp thuyền bằng giấy nháp - GV quan sát, chú ý giúp đỡ những HS còn yếu hoặc lúng túng. C. Củng cố, dặn dò - GV nx sự CB, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công để học tiết 2 bài " Gấp thuyền phẳng đáy có mui". - HS để giấy trên bàn. - HS quan sát, trả lời. - 2 HS nêu. - Lớp nx. - HS quan sát, nắm sơ bộ cách gấp thuyền. - Theo dõi, quan sát. - 1 -2 HS lên bảng thao tác. - 1-2 HS thao tác lại trước lớp. - Lớp quan sát, nx. - HS lắng nghe. - Ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docTuần 10 sáng.doc