1.Rèn kn đọc thành tiếng:
-Chú ý đọc đúng các từ: Xin sữa, đuổi đi. -Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ.
-Biết đọc đúng giọng nhân vật, đọc phân biệt lời kể.
2. Đọc- hiểu
-Hiểu các từ ngữ mới: Kinh đô,om sòm,trọng thưởng.
-Nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.
91 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 1- 4 Lớp 3 - Lê Thị Tố Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên : SGK, VBT, SGV.
Học sinh : SGK, VBT.
IIi. Hình thức – Phương pháp :
Hình thức : Đồng loạt, cá nhân.
Phương pháp : Đàm thoại, quan sát , luyện tập, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học :
A - Bài cũ : 2 học sinh lên bảng đọc bảng nhân 6. Giáo viên nhận xét.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài : (Trực tiếp) .
2 - Thực hành :
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân. Sau đó nêu miệng bảng nhân 6.HS và GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm.
-Học sinh khá giỏi nêu cách làm và 3 học sinh TB , yếu lên bảng làm bài
- Dưới lớp làm bài vào vở . - HS và GV nhận xét chữa bài.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài 3. Cả lớp đọc thầm.
-Học sinh khá , giỏi nêu cách làm , học sinh TB , yếu lên bảng làm bài
- Dưới lớp làm bài vào vở . - HS và GV nhận xét chữa bài.
-HS và GV nhận xét chữa bài.( ĐS: 24 quyển vở).
Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài 4. Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh khá nêu cách điền tiếp vào dãy số.
-2 học sinh yếu lên bảng làm bài GV giúp đỡ các em hoàn thanh bài tập
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Giao bài về nhà - chuẩn bị bài sau.
Thể dục :
đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại
Trò chơi “chạy đổi chổ vổ tay nhau”
I : mục tiêu:
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu HS thực hiện cơ bản đúng động tác, đi đúng hướng, đảm bảo cự ly đội hình.
- Chơi trò chơi “Chạy đổi chổ, vổ tay nhau”. Yêu cầu học sinh tham gia chơi nhiệt tình, chủ động.
Ii : địa điểm-phương tiện :
+ Sân tập vệ sinh và an toàn sạch.
Iii - phương pháp tổ chức dạy học:
A . Phần mở đầu : 4-6 phút
Giáo viên học sinh tập hơp thành 2 hàng dọc khởi động
+ Xoay các khớp.
+ Trò chơi làm theo hiệu lệnh.
B – Phần cơ bản :
1 - Ôn đi đều vòng trái , vòng phải , đứng lại
- GV nhắc lại kỉ thuật động tác, làm mẫu lại. HS quan sát, lắng nghe . Tổ chức cho HS tập luyện.
- Lần 1 GV HD điều hành.
- Lần 2: GV chia tổ CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ.
HS khá , giỏi thực hiện động tác .GV và HS nhận xét bổ sung . HS TB , yếu thực hiên lại động tác .
2 - Trò chơi : “Chạy đổi chổ, vổ tay nhau”.
- GV nhắc lại cách chơi cho Hs . Gv tổ chức cho HS chơi.
C – Phần kết thúc :
- GV nhận xét đánh giá tiết học và đông viên những HS còn thực hiên chưa tốt .
- Về nhà chuản bị bài 8
Tự nhiên –xã hội
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
I. Mục tiêu :
Sau bài học, HS biết:
-So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
-Nêu các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
-Tập thể dục đều đặn, vui chơi vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. Đồ dùng dạy học :
.Giáo viên: - Các hình vẽ SGK trang 18,19.
Học sinh : SGK và đồ dung học tập
II. Hình thức – Phương pháp
Hình thức : Đồng loạt, nhóm, cá nhân
Phương pháp : Đàm thoại, quan sát, thảo luận, trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học :
A - Bài cũ :
Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và nhỏ. Giáo viên - Học sinh nhận xét .
B - Bài mới :
1 - Giới thiệu bài: trực tiếp.
2 - Chơi trò chơi vận động.
-Mục tiêu: -So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
- Cách tiến hành:
-Bước 1: Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh cách chơi:(SGV trang 36)
-Bước 2:
-Tổ chức cho học sinh chơi.
-Kết thúc trò chơi, Giáo viên nhận xét,kết luận tuyên dương đội thắng cuộc.
*Kết luận: (SGV trang 37).
3 - Thảo luận vè cách giữ vệ sinh hệ tuần hoàn
- Biết được các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
- Tập thể dục đều đặn, vui chơi vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn. .
- Học sinh quan sát hình trang 19, thảo luận theo câu hỏi gợi ý (SGV trang 38).
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận , HS và gv nhận xét bổ sung và kết luận .
- Bước 2:Gvcho HS làm việc các nhân .Gv quan sát giúp đỡ HS TB , yếu .
*Kết luận : (SGV trang 38).
3 . Củng cố dặn dò:
- HS nêu kiến thức toàn bài.
- Nhận xét tiết học – nhăc HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày tháng năm 2007
Toán
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
(không nhớ)
I. Mục tiêu : Giúp HS:
-Biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(không nhớ)
-Củng cố về ý nghĩa của phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : SGV, SGK và đồ dùng dạy học cần thiết
Học sinh : SGK,VBT.
iII. Hình thức – Phương pháp :
Hình thức : Đồng loạt, cá nhân
Phương pháp : Đàm thoại, luyện tập thực hành, quan sát.
iv. Các hoạt động dạy học :
a - Bài cũ : 3 học sinh lên bảng đọc bảng nhân 6. Giáo viên nhận xét.
b- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : (Trực tiếp)
2 - Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân :
- Giáo viên viết bảng : 12 x 3 = ? rồi yêu cầu học sinh HS khá , giỏi cách làm và kết quả. TB , yếu nhắc lại .
- Giáo viên hướng dẫn :
12 - 3 nhân 2 bằng 6, viết 6
x - 3 nhân 1 bằng 3, viết 3
3
36
-Cho vài học sinh nêu lại.(học sinh TB)
3 - Thực hành- Luyện tập :
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
- 4 Học sinh Tb lên bảng làm bài lớp làm bài vào vở .
- HS và GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: - HS khá , giỏi đọc đề bai và yêu cầu , cách làm bài lớp theo dõi .
- 2 học sinh lên bảng làm bài . Cả lớp làm bài vào vở
- HS và GV nhận xét chữa bài
Bài 3: - HS Khá , giỏi nêu cách làm đó là tìm số bị chia
-1 học sinh khá trình bày bài làm :
Số bút chì : 12 x 4 = 48 (bút chì)
ĐS: 48(bút chì).
- HS và GV nhận xét,
4 - Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm BT trong vở bài tập.
Tập làm văn
Nghe kể : Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích yêu cầu :
1.Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, sinh động.
2.Rèn kĩ năng viết: Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên : Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi.
-Bảng lớp viết 3 câu hỏi (SGK)
2. Học sinh : VBT, SGK,
III. Hình thức – Phương pháp :
Hình thức : Đồng loạt, cá nhân.
Phương pháp : thảo luận, luyện tập thực hành ,quan sát, kể chuyện.
IV. Các HĐ dạy học:
A - Bài cũ : Giáo viên KT vở 4-5 học sinh
2 -Bài mớ i:
1 - Giới thiệu bài trực tiếp.
2 - Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
-1 HS đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý.
-Gv giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài.
-Học sinh quan sát tranh, đọc gợi ý.
-Giáo viên kể chuyện. Kể xong lần 1, hỏi học sinh câu hỏi gợi ý (SGK)
-Giáo viên kể chuyện lần 2.
-Học sinh nhìn bảng tập kể:
+Lần 1:Học sinh khá, giỏi kể. Giáo viên nhận xét.
+ Lần 2: Học sinh TB kể. Giáo viên nhận xét.
-Cuối cùng giáo viên hỏi: Truyện buồn cười ở điểm nào?
-Giáo viên-học sinh nhận xét, đánh giá, bình chọn một số bạn kể hay nhất.
Bài tập 2:
-1 HS đọc yêu cầu bài.
-1 học sinh đọc mẫu điện báo.Sau đó nói trình tự của điện báo.
-Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu của bài và tình huống cần viết điện báo.
-2 học sinh đọc mẫu điện báo, làm miệng. -Giáo viên-học sinh nhận xét.
-Học sinh viết vào VBT.Giáo viên kiểm tra, chấm 1 số bài .
3 . Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học - giao bài về nhà
-Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài.
Thể dục : bài 8
ôn đội hình đội ngũ – trò chơi “thi xếp hàng”
i- mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối đúng.
- Học đi vượt chướng ngại vật (thấp). Yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “Thi xếp hàng”. Yêu cầu HS tham gia chơi tương đối chủ động.
ii- địa điểm -phương tiện :
+ Sân tập vệ sinh an toàn sạch . Còi GV. Kẻ sân trò chơi.
Iii - phương pháp tổ chức dạy học :
1 - Phần mở đầu : 4- 6 phút
- Giáo viên nhận lớp , học sinh khởi động : Xoay các khớp . Chạy nhẹ .
GV cho HS nhắc lại khẩu lậnh , kỹ thuật động tác rồi cho HS giậm chân theo nhịp.
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
2 – Phần cơ bản : 2l phút
a - Học đi vượt chướng ngại vật thấp :
- GV Kẻ vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m . Cách vạch xuất pát 10 – 20 m kẻ 1 vạch đích. Trên đường đi để các chướng ngại vật cao 0 ,2 - 0,3 m.
- GV: tơ thế chuẩn bị (Đứng tự nhiên trức vạch XP)
+ Động tác: Khi có lệnh từng em đi theo đường quy định , khi gặp chướng ngại vật thì bước hoặc nhảy qua, sau đó đi thường về đích , vòng về tập hợp cuối hàng
- GV nêu tên , làm mẫu và phân tích kĩ thuật động tác . Hs khá giỏi nêu và làm mẫu lại kĩ thuật động tác .
- Tổ chức tập luyện theo lớp , tổ , cá nhân .
- GV cùng HS quan sát nhận xét và bổ sung .
b - Chơi trò chơi “Thi xếp hàng”
+ Cách chơi: (Bài 7) . GVtổ chức cho HS chơi trò chơi .
3 – Phần kết thúc :
- Học sinh thả lỏng cùng GV hệ thống và nhận xét bài học
Âm nhạc
Học hát: bài ca đi học
I : Mục tiêu :
- Biết tên bài hát , tác giả và nội dung của bài hát .
- Thuộc lời và hát dúng bài hát .
- Giáo dục tìng yêu gắn bó với mái trường , Kính trọng thầy cô giáo và yêu quí bạn bè .
II : Chuẩn bị :
- GV : Hát chuẩn xác Bài ca đi họcvới tính chất vui tươi trong sáng .
- Tranh minh họa cho bài hát và các nhạc cụ quen dùng .
III : các hoạt động dạy học chủ yếu :
A – Bài củ :
2 HS hát bai bài ca đi học (lời 1) – GV nhận xét đánh giá .
B – Bài mới : Dạy hát bài bài ca đi học (lời 1):
1 - GTB : trực tiếp .
2 – Dạy hát :
- GV cho HS dọc đồng thanh lời của bài hát vài lần .
- GV tiến hành dạy hát cho HS theo từng câu một , GV hát mẫu từng câu rồi đếm phách cho hS hát theo .
- Dạy xong lời 1 cho HS hát lời 1 và lời 2
- khi HS hát xong lời một có thể cho HS hát kết hợp với vỗ taytheo tiết tấu cả lời ca - GV tổ chức cho HS hát theo nhóm và cho các nhóm thi đua nhau hát xem nhóm nào hát hay và đều hơn .
3 – Hát kết hợp gõ đệm :
- Thể hiện đúng tính chất của bài hành khúc . Hát rõ ràng , nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp 2/4 với tốc độ vừa phải .
GV tổ chức cho các em hát theo nhóm - Đại diện các nhóm trình bày GV , HS nhận xét .
4 – Củng cố – Dặn dò :
- GV hệ thống lại bài học
- Nhận xét tiết học của học sinh .
File đính kèm:
- Giao an lop 3 Tuan 1234.doc