A/ Mục tiêu : Sau bài học học sinh:
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ
- Biết được hoạt động thở diển ra liên tục. Nếu ngừng thở từ 3-4 phút người ta có thể bị chết.
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người .
B/ Chuẩn bị Bức tranh trong sách giáo khoa
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Tuần 1-9 Lớp 3 - Phạm Minh Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o não hay do tuỷ sống trực tiếp điều khiển?
+ Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có tác dụng gì?
+ Theo bạn, não và tủy sống đã điều khiển mọi hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định và không vứt đinh ra đường?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
=> Khi bất ngờ giẫm phải đinh, chân ta co lại. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển. Sau khi rút đinh ra khỏi dép, nam vứt đinh vao thùng rác. Hoạt động này do não điều khiển.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs đọc ví dụ hình 2 trang 31 SGK.
- Sau đó Hs suy nghĩ ra một ví dụ khác và tập phân tích ví dụ mới do mình nghĩ ra để thấy rõ vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan khác nhau cùng hoạt động trong một lúc.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- Hai Hs quay mặt lại với nhau lần lượt nói về kết quả làm việc cá nhân, góp ý để cùng hoàn thiện những ví dụ của nhóm mình.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs xung phong trình bày trước lớp .
- Gv đặt thêm câu hỏi:
+ Theo em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học?
+ Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì?
- Gv chốt lại.
=> Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh thần kinh.
Nhận xét bài học.
Hs quan sát hình.
Hs thảo luận nhóm.
Các nhóm lên trình bày kết quả.
Nhóm khác bổ sung.
Hs mỗi em suy nghĩ một ví dụ và phân tích.
Hs làm việc theo cặp.
Hs xung phong trình bày kết quả thảo luận.
Hs nhận xét.
Bổ sung
Tuần 8
Vệ sinh thần kinh
I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
- Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
- Lồng ghép giáo dục BVMT ở hoạt động 3
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 32, 33
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Hoạt động thần kinh
- Gv gọi 2 Hs trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Theo em, bộ phận thần kinh nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học?
+ Vai trò của não trong hoạt động thần kinh?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát hình.
Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 32 SGK.
- Các nhóm lần lược đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?
- Gv phát phiếu học tập cho các nhóm để ghi kết quả thảo luận của nhóm vào phiếu.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gv gọi một số Hs lên trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét các phiếu ghi kết quả của các nhóm.
* Hoạt động 2: Đóng vai.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Tổ chức.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm và chuẩn bị 4 phiếu, mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lí: tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi.
- Gv phát cho mỗi nhóm một phiếu yêu cầu các em tập diễn dạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí như trong phiếu.
Bước 2: Thực hiện.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo yêu cầu trên của Gv.
Bước 3: Trình diễn.
- Mỗi nhóm cử một bạn lên trình diễn vẽ mặt của người đang ở trong trạng thái tâm lí mà nhóm được giao.
- Các nhóm khác quan sát và đoán xem bạn đó ở trạng thái tâm lí nào và cùng nhau thảo luận nếu một người luôn trong trạng thái như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?
- Gv yêu cầu Hs rút ra bài học gì qua hoạt động này.
* Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Hai bạn quay mặt vào nhau cùng quan sát hình 9 trang 33 SGK và trả lời.
+ Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống … nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh?
=> GV liên hệ giáo dục về BVMT
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs lên trình bày trước lớp.
- Gv đặt một số câu hỏi:
+ Trong các thứ gây hại cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn?
+ Kể thêm những tác hại khác do ma tuý gây ra đối với sức khỏe người nghiện ma tuý.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 4: Tổng kết, dặn dò
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh thần kinh.
Nhận xét bài học.
Hs quan sát hình trong SGK
Hs từng nhóm đặt câu hỏi và trả lời
Hs ghi kết quả vào phiếu.
Đại diện các nhóm lên trả lời.
Nhóm khác bổ sung.
Lớp chia thành 4 nhóm.
Mỗi nhóm nhận một phiếu.
Các nhóm bắt đầu thực hiện.
Hs lên thực hành.
Hs đoán thử xem bạn đó ở trạng thái tâm lí nào và thảo luận.
Hs trả lời.
Một số em lên trình bày trước lớp.
Hs trả lời.
Bổ sung
TN&XH
Vệ sinh thần kinh
(tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
- Nêu được vai trị của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 34, 35.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Vệ sinh thần kinh.
- Gv gọi 2 Hs trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Nêu một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh?
+ Nêu những thức ăn, đồ uống có hại cho cơ quan thần kinh?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận.
Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp .
- Gv yêu cầu Hs quay mặt lại với nhau thảo luận theo gợi ý:
+ Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không ? nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó?
+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
+ Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ?
+ Bạn làm những công việc gì trong cã ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung
- Gv chốt lại:
=> Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ ngày càng ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
* Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Hướng dẫn cả lớp.
- Gv giảng: Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục:
+ Thời gian: bao gồm các buổi trong ngày và giờ trong từng buổi.
+ Công việc là những hoạt động phải làm trong một ngày như : ngủ dậy, đi học, học bài, vui chơi, làm việc.
- Sau đó Gv gọi vài Hs lên điền thử vào thời gian biểu.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs tự kẻ và viết vào vở thời gian biểu cá nhân theo mẫu như trong SGK.
Bước 3: Làm việc theo cặp.
- Hs trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh để cùng góp ý cho nhau.
Bước 4: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi vài Hs lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước cả lớp.
- Gv hỏi:
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- Gv nhận xét:
=> Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ hệ thần kinh, giúp nâng cao hiệu quả công việc học tập.
* Hoạt động 3: Tổng kềt – dặn dò.
-Về xem lại bài.
-Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khỏe.
-Nhận xét bài học.
Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Đại diện từng nhóm lên trả lời.
Hs nhận xét.
Hs nhắc lại.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT: Cá nhân
Hs lắng nghe.
Một Hs lên điền thử vào thời gian biểu.
Hs tự kẻ vào tập và điền vào kế hoạch của mình.
Hs trao đổi với nhau theo cặp.
Hs đứng lên đọc thời gian biểu của mình.
Hs khác nhận xét.
Hs trả lời.
Hs nhắc lại.
Bổ sung
Tuần 9
Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khỏe
I/ Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 36. Các câu hỏi ôn tập.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Vệ sinh thần kinh (tiết 2).
- Gv gọi 2 Hs trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Nêu vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe?
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu? Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
Cách tiến hành.
Bước 1: Tổ chức.
- Gv hướng dẫn Hs :
+ Chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động trò chơi.
+ Cử 3 – 5 Hs làm giám khảo, cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời của các đội.
Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Hs nghe câu hỏi. Đội nào trả lời sẽ lắc chuông (lục lạc)
- Đội nào lắc chuông trước sẽ trả lời trước.
Bước 3: Chuẩn bị.
- Gv cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã học từ những bài trước
- Gv hội ý với Hs để chọn ban giám khảo.
- Sau đó Gv phát câu hỏi cho các đội.
Bước 4: Tiến hành.
- Lớp trưởng đọc các câu hỏi Hs trả lời.
Bước 5: Đánh giá, tổng kết.
- Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội.
- Gv nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
* Hoạt động 2: Vẽ tranh.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn.
- Gv yêu cầu mỗi nhóm chọn một nội dung để vẽ tranh vận động. Ví dụ: đề tài về thuốc lá, ma tuý,
Bước 2: Thực hành.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thảo luận để đưa ra các ý tưởng vẽ như thế nào và ai đảm nhiệm.
- Gv đi đến các nhóm để kiểm tra, giúp đỡ.
Bước 3: Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh vận động do nhóm vẽ.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 3: Tổng kềt – dặn dò.
-Về xem lại bài.
-Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra một tiết.
-Nhận xét bài học.
Hs lắng nghe.
Lớp cử 3- 5 Hs làm giám khảo.
Hs lắng nghe.
Hs hội ý với nhau.
Hs chọn ban giám khảo.
Hs tiến hành cuộc chơi.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs chọn đề tài vẽ tranh.
Hs thảo luận và tiến hành vẽ tranh.
Các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Các nhóm khác nhận xét.
Bổ sung
Duyệt của BGH
Duyệt của Tổ chuyên môn
File đính kèm:
- TNXH3_t1-9.doc