Giáo án Tự nhiên xã hội tiểu học tuần 4

LỚP 3

Bài 7: HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN

I/ Mục tiêu :

 Giúp HS

· Biết nghe nhịp đập của tim, đếm nhịp đập của mạch.

· Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

II/ Đồ dùng dạy và học :

· Các hình minh họa trang 16, 17 SGK.

· Đồ hồ bấm giờ.

III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội tiểu học tuần 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hỏi thêm: Nếu tủy sống bị tổn thương sẽ dẫn tới hậu quả gì? - GV kết luận : Nhờ có tủy sống điều khiển, cẳng chân có phản xạ với kích thích. Các bác sĩ thường thử phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tủy sống. Những người bị liệt thường mất khả năng phản xạ đầu gối. Hoạt động 3: Trò chơi: Ai phản ứng nhanh? Mục tiêu: Tạo sự thảo mái, thư giãn cho HS, đồng thời giúp HS có được những phản xạ nhanh trong cuộc sống. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn cách chơi: Nửa lớp lên đứng thành vòng tròn, hai tay dang, lòng bàn tay trái ngửa, ngón trỏ của tay phải mình để vào lòng bàn tay trái người bên cạnh. - GV hô "chanh" cả lớp hô "chua" tay vẫn giữ nguyên ở tay bạn bên cạnh. - GV hô " cua" cả lớp hô " cắp" và rụt tay lại nếu ai không nhanh bị "cắp" thì coi như thua. - Kết thúc trò chơi ai thua bị hát một bài. - Nhận xét trò chơi: Khen những em có phản xạ nhanh. 3. Củng cố , dặn dò: - Nhân xét giờ học - Nhắc nhở HS các công việc về nhà. - 2 HS cùng lên bảng gắn. - HS thảo luận nhóm 4. - HS trình bày, các nhóm khác bổ sung. - HS kể thêm phản xạ. - HS thử phản xạ theo nhóm 4. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS làm theo yêu cầu của cô. - HS tiến hành chơi. Lớp 1 Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2010 Bài 7: Thực hành: Đánh răng và rửa mặt I/ Mục tiêu: HS biết cách đánh răng, rửa mặt đúng cách. áp dụng đánh răng, rửa mặt vào việc làm vệ sinh cá nhân hằng ngày. II/ Đồ dùng dạy và học: Mô hình hàm răng, bàn chải, kem đánh răng trẻ em, chậu rửa mặt, nước sạch, chậu… III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: Kể những việc em làm hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ răng miệng? 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài - Yêu cầu cả lớp hát bài : Thật đáng yêu - GV giới thiệu tên bài. Bài mới: Hoạt động 1: Thực hành đánh răng Mục tiêu: HS biết đánh răng đúng cách. Cách tiến hành: - GV đưa mô hình cho HS quan sát. - Yêu cầu H lên chỉ vào mô hình răng nói rõ: mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai. - GV hỏi: + Trước khi đánh răng con phải làm gì? + Hằng ngày, con chải răng như thế nào? - Yêu cầu HS thực hành chải răng trên mô hình. - GV nhận xét, làm mẫu cho HS quan sát. + Chuẩn bị cốc nước sạch. + Lấy kem đánh răng vào bàn chải. + Chải theo hướng từ trên xuống, từ dưới lên. + Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai của răng. + Súc miệng kĩ rồi nhổ ra. + Rửa sạch và cất bàn chải đúng chỗ. Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt Mục đích: HS biết rửa mặt đúng cách. Cách tiến hành: - GV gọi H lên bảng làm động tác rửa mặt hàng ngày. - GV hỏi: + Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh nhất? + Vì sao phải rửa mặt đúng cách? - GV nói: Hằng ngày ai cũng phải rửa mặt, nhưng không phải ai cũng làm đúng. Cô sẽ hướng dẫn các con cách rửa mặt cho thật đúng. + Chuẩn bị khăn sạch và nước sạch. + Rửa tay trước khi rửa mặt. + Dùng hai tay hứng nước rửa mặt. Xoa kĩ vùng xung quanh mắt, trán, hai má, miệng và cằm. + Dùng khăn sạch lau khô vùng mắt trước rồi lau nơi khác. + Vò khăn vắt khô, dùng khăn lau vành tai, cổ. + Rửa mặt xong giặt khăn bằng xà phòng rồi phơi khăn cho khô. - Gọi H lên thực hành, Gv giúp đỡ những H chưa làm được. 3. Củng cố, dặn dò: - GV hỏi: Chúng ta nên đánh răng vào lúc nào? và nhắc H rửa mặt khi ngủ dậy và sau khi đi đâu về. - GV dặn H: Hằng ngày các con nhớ đánh răng, rửa mặt đúng cách như vậy mới hợp vệ sinh. - Nhận xét lớp, khen ngợi những HS làm tốt. - HS trả lời - Lớp hát. - HS quan sát. - HS lên chỉ trên mô hình. - HS trả lời. - HS thực hành, HS khác bổ sung nếu bạn làm sai. - HS lên bảng làm, HS dưới lớp quan sát rồi nhận xét. - HS trả lời. - HS lên thực hành. Lớp 2 Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2010 Bài 7: ăn uống đầy đủ I/ Mục tiêu: Giúp HS Hiểu ăn uống đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh. Có ý thức thực hiện một ngày ăn đủ 3 bữa chính, uống đủ nước, ăn thêm hoa quả. II/ Đồ dùng dạy và học: Tranh ảnh như SGK. III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Nói về sự tiêu hóa thức ăn trong miệng và dạ dày? - Nói về sự tiêu hóa thức ăn trong ruột non và ruột già? - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: - GV hỏi: Việc ăn uống hằng ngày có quan trọng không? Vì sao? - Giới thiệu: Bài học hôm nay giúp chúng ta biết cách ăn uống đầy đủ và ích lợi của việc ăn uống đầy đủ. Hoạt động 1: Các bữa ăn và thức ăn hàng ngày. Mục tiêu: HS kể về bữa ăn và những thức ăn mà các em thường ăn uống hàng ngày. HS hiểu được thế nào là ăn uống đầy đủ. Cách tiến hành: Bước 1: - GV yêu cầu H quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi: +Bạn Hoa đang làm gì? + Bạn ăn những thức ăn gì? + Một ngày, Hoa ăn mấy bữa chính? Đó là những bữa nào? - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. - GV nhận xét, kết luận: Ăn uống như bạn Hoa là đầy đủ. Vậy thế nào là ăn uống đầy đủ? Bước 2: - Yêu cầu H liên hệ thực tế bản thân, kể cho bạn nghe về các bữa ăn hàng ngày của mình theo gợi ý: + Em ăn mấy bữa một ngày? + Em ăn những món ăn gì? + Em có uống đủ nước và ăn thêm hoa quả không? - Yêu cầu H tự kể về việc ăn uống hàng ngày của mình. Sau đó, yêu cầu H nhận xét về bữa ăn của từng bạn. - GV hỏi thêm: Trước và sau khi ăn chúng ta nên làm gì? - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Ăn uống đầy đủ giúp chúng ta mau lớn. Mục tiêu: HS hiểu được tại sao phải ăn uống đầy đủ và có ý thức ăn uống đấy đủ. Cách tiến hành: - Yêu cầu H thảo luận trả lời câu hỏi: Chúng ta nên ăn uống như thế nào để cơ thể khỏe mạnh? - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến. - GV kết luận: Để cơ thể khỏe mạnh chúng ta cần ăn uống đầy đủ chất, không bỏ bữa. Cần ăn chậm, nhai kĩ… Hoạt động 3: Trò chơi: Đi chợ Mục tiêu: Giúp HS biết lụa chọn thức ăn cho từng bữa một cách phù hợp và có lợi cho sức khỏe. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn cách chơi: Các nhóm bàn luận nên mua những thức ăn gì cho các bữa sáng, trưa, tối và ghi vào giấy. - Yêu cầu đại diện từng nhóm nêu những đồ mà mình đã mua được. - GV đưa ra nhận xét về: + Thức ăn cung cấp đạm ( từ động vật) + Thức ăn cung cấp đường (lương thực) + Thức ăn cung cấp vitamin (hoa quả, rau xanh) - Đội nào có đầy đủ các loại kể trên đội đó dành chiến thắng. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét lớp học. - Dặn H ăn uống đầy đủ, ăn thêm hoa quả. - 2 HS - HS trả lời - HS thảo luận nhóm đôi. - HS trình bày, các nhóm khác bổ sung. - HS trả lời. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau. - HS kể, bạn khác nhận xét. - HS trả lời. - HS thảo luận nhóm. - HS trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS bàn luận nhóm 4. - HS nêu, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Lớp 3 Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010 Bài 14: hoạt động thần kinh (tiếp theo) I/ Mục tiêu Học sinh biết vai trò của não điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của con người. Học sinh nêu được vai trò của não và các ví dụ cụ thể.. Học sinh có ý thức giữ gìn cơ thể, não, các giác quan. III/ Đồ dùng dạy và học: Hình vẽ như SGK Sơ đồ cơ quan thần kinh. Các đồ vật dùng cho hoạt động 3. III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Trò chơi: Ba, má, tôi - GV hướng dẫn cách chơi: Người điều khiển hô và thực hiện các động tác: + Ba _ 2 tay đặt lên trán + Má _ 2 tay đặt vào má + Tôi _ 2 tay đặt vào ngực - GV nhận xét. - GV hỏi : Cơ quan nào điều khiển hoạt động của cơ thể? Bộ phận nào của cơ quan đó quan trọng nhất? - GV giới thiệu bài. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận Mục tiêu: - Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi suy nghĩ của con người. Cách tiến hành: - Quan sát các hình của bài trong sgk và suy nghĩ để trả lời câu hỏi: +Bất ngờ bị giẫm phải đinh, Nam có phản ứng như thế nào? Cơ quan nào điều khiển phản ứng đó? +Sau khi rút đinh ra khỏi dép, Nam dã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì? Cơ quan nào điều khiển hành động đó? - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét, hỏi: Não có vai trò gì trong cơ thể? - GV kết luận: Tủy sống điều khiển các phản xạ, còn não thì điều khiển toàn bộ hoạt động, suy nghĩ cuả chúng ta. Hoạt động 2: Thảo luận phân tích ví dụ Mục tiêu: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển mọi hoạt động của con người. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - Yêu cầu h/s đọc ví dụ về HĐ viết chính tả ở H2 để nghĩ ra một VD khác để tập phân tích ví dụ mới do mình nghĩ ra để thấy vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan khác nhau làm việc trong cùng một lúc. Bước 2: Làm việc theo cặp - Hai em trao đổi về kết quả làm việc của mình. - Đóng góp ý kiến cho nhau. Bước 3: Làm việc cả lớp. - Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp. - GV kết luận: Khi chúng ta thực hiện một hoạt động, có rất nhiều cơ quan cùng tham gia. Não phối hợp, điều khiển các cơ quan một cách nhịp nhàng. - GV hỏi: Hàng ngày chúng ta đi học, bộ phận nào giúp chúng ta học tập và ghi nhớ những kiến thức được học? - Kết luận: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể người mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ. Hoạt động 3: Trò chơi: Thử trí nhớ Mục tiêu: Giúp HS thư giãn, tạo trí nhớ cho HS. Cách tiến hành: - Cho HS nhìn, cầm tay, ngửi, nghe một số đò vật: quả bóng, cái còi, quả táo… - Bịt mắt HS rồi lần lượt cho từng em nhận biết xem đồ vật trong tay em là gì. - GV hỏi: Làm thế nào mà em đoán đúng tên đồ vật? - GV kết luận: Chúng ta phối hợp nhiều giác quan trong khi hoạt động. Nhờ có não điều khiển mà giác quan này hỗ trợ, phối hợp được với giác quan kia. Chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ não và các giác quan để cơ thể khỏe mạnh và học tập, ghi nhớ tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ - Nhắc nhở h/s các công việc về nhà: ôn bài và chuẩn bị bài sau. - HS chơi, bạn nào làm sai bị phạt. - HS trả lời. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS trả lời. - Các nhóm thực hiện thực hành làm việc trước lớp. - Trao đổi kết quả làm việc của mình với bạn và bổ sung cho nhau. - Các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung. - HS trả lời. - HS quan sát. - HS lần lượt chơi.

File đính kèm:

  • docTNXH tuan 4567.doc
Giáo án liên quan