I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Quan sát, so sánh tìm ra được sự khác nhau về màu sắc, hương thơm của các loài hoa.
- Xác định được các bộ phận thường có của một bông hoa
- Nêu được chức năng và ích lợi của hoa trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Một số bông hoa thật
- Các hình minh hoạ trong SGK
- Các loại hoa học sinh sưu tầm
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Tiết 47, 48, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNXH: ( 47 ) HOA
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Quan sát, so sánh tìm ra được sự khác nhau về màu sắc, hương thơm của các loài hoa.
- Xác định được các bộ phận thường có của một bông hoa
- Nêu được chức năng và ích lợi của hoa trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Một số bông hoa thật
- Các hình minh hoạ trong SGK
- Các loại hoa học sinh sưu tầm
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động khởi động:
* Trò chơi: An thính mũi hơn
- Giáo viên giới thiệu trò chơi, sau đó gọi 2 học sinh lên bảng chơi trò chơi.
- Bịt mắt học sinh, lần lượt cho các em ngửi 3 loại hoa và yêu cầu học sinh đoán xem đó là hoa gì ?
- Cho học sinh nhận xét, sau đó đưa ra 3 bông hoa cho học sinh ngửi lại.
* Giới thiệu bài mới: Hoa thường có màu sắc đẹp và hương thơm. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các loài hoa.
* Hoạt động 1: Sự đa dạng về sắc màu, mùi hương, hình dạng của hoa.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
- Yêu cầu học sinh để ra trước mặt các bông hoa hoặc tranh vẽ hoa đã sưu tầm được.
- Yêu câu các em quan sát màu sắc, hương thơm của mỗi bông hoa của mình, sau đó giới thiệu cho các bạn trong nhóm cùng biết.
- Tổ chức làm việc cả lớp
- Gọi học sinh lên bảng giới thiệu trước lớp về các bông hoa em có.
- Nhận xét khen ngợi sự chuẩn bị của học sinh.
- Hoa có những màu sắc như thế nào ?
- Mùi hương của các loài hoa giống hay khác nhau ?
- Hình dạng của các loài hoa khác nhau thế nào ?
* Kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng và màu sắc. Mỗi loài hoa có một mùi hương riêng.
* Hoạt động 2: Các bộ phận của hoa
- Giáo viên cho học sinh quan sát một bông hoa có đủ các bộ phận ( hoặc tranh vẽ mọt bông hoa )
- Giáo viên chỉ vào các bộ phận và yêu cầu học sinh gọi tên, sau đó giới thiệu lại về tên các bộ phận cho học sinh biết: Hoa thường có các bộ phận là: Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh chỉ và giới thiệu cho nhau về các bộ phận của bông hoa mình đã sưu tầm được.
- Gọi một số học sinh lên bảng chỉ và gọi tên các bộ phận của một bông hoa bất kì.
* Hoạt động 3: Vai trò và ích lợi của hoa.
- Yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi cùng quan sát các loại hoa trong hình 5, 6, 7, 8, trang 91SGK và cho biết hoa đó dùng để làm gì ?
- Sau 3 phút gọi học sinh báo cáo kết quả làm việc.
- Yêu cầu học sinh kể thêm những ích lợi khác nhau của hoa mà em biết.
* Giáo viên nêu: Hoa có nhiều ích lợi, hoa dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè, để ăn, để làm thuốc. Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
* Hoạt động kết thúc.
* Mở rộng: Hoa có hương thơm, nhưng chúng ta có nên ngửi nhiều hương thơm hoa không ? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta để quá nhiều hoa trong phòng kín, đầu giường ngủ ?
- 2 học sinh lên bảng
- 2 học sinh bịt mắt được ngửi hoa và đoán tên hoa rồi ghi lên bảng.
- Các học sinh khác nhận xét đúng, sai
- Học sinh làm việc theo nhóm, thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh quan sát các bông hoa và lần lượt giới thiệu cho các bạn trong nhóm nghe về hoa mình có ( Tên hoa, màu hoa, mùi hương. )
- 4 – 5 học sinh lên bảng giới thiệu với cả lớp
- Hoa có nhiều màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, hồng,…..
- Mùi hương của hoa khác nhau
- Hoa có hình dạng rất khác nhau, có hoa to như trong như cái kèn, có hoa tròn, có hoa dài,….
- Học sinh quan sát
- Học sinh trả lời và lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu. Các học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh làm việc theo cặp cùng quan sát hoa trong các hình và nói cho bạn bên cạnh biết hoa để làm gì ?
- Câu trả lời đúng là:
Hình 5, 6: Hoa để ăn
Hình 7, 8: Hoa để trang trí.
- 2 + 3 học sinh trả lời trước lớp về lợi ích của từng loại hoa trong hình minh hoạ.
- Học sinh động não để kể tên và lợi ích của hoa đó.
- 1 – 2 học sinh nhắc lại kết luận.
- Không nên ngửi nhiều hoa vì như thế sẽ không tốt cho sức khoẻ. Nếu trong phòng kín có nhiều hoa hoặc đặt lọ hoa ở đầu giường khi đi ngủ sẽ rất khó thở.
- Một số phần hoa như hoa mơ có thể gây ngứa nên chúng ta cần chú ý khi tiếp xúc với các loại hoa.
- Giáo viên tổng kết giờ học dặn học sinh sưu tầm một số quả ( hoặc tranh ảnh về quả ) chuẩn bị cho giờ học sau.
* Bài sau: Quả
TNXH: ( 48 ) QUẢ
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh
- Thấy được sự dạng về màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước của các loại quả.
- Kể tên được các bộ phận chính của quả.
- Nêu được ích lợi của quả, chức năng của hạt.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên và học sinh chuẩn bị một số loại quả khác nhau
- Các hình minh hoạ trang 92,93/SGK
- Băng bịt mắt để trò chơi
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động khởi động
- Yêu cầu học sinh kể tên một vài loại hoa em biết và nêu ích lợi của hoa.
- Giáo viên bắt nhịp bài hát: “Đố quả “
- Chúng ta đều biết, từ hoa có thể tạo thành quả. Mỗi loại hoa tạo thành một loại quả khác nhau. Đố các em, trong bài hát trên có những quả nào ?
* Giới thiệu bài: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về các loại quả trong bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: Sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, mùi vị, kích thứơc của quả.
- Yêu cầu học sinh để ra trước mặt tất cả các loại quả đã mang tới lớp. Sau đó giới thiệu với bạn bên cạnh về loài quả mà mình có ( tên quả, màu sắc, hình dạng và mùi vị khi ăn )
- Yêu cầu một vài học sinh giới thiệu trước lớp về loại quả mình có.
* Hỏi: Quả chín thường có màu gì ?
- Hình dạng của quả cá lòai cây giống và khác nhau ?
- Mùi vị của các loại quả giống hay khác nhau ?
* Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị.
* Hoạt động 2: Các bộ phận của quả
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp cùng thảo luận trả lời câu hỏi: Quả gồm những bộ phận nào ? Chỉ rõ các bộ phận đó.
- Yêu cầu một vài học sinh lên bảng chỉ trên hình ( hoặc quả thật ) và gọi tên các bộ phận của quả trước lớp.
* Kết luận: Mỗi quả thường có ba phần chính: Vỏ, thịt, hạt.
* Mở rộng: Vỏ của quả khác nhau thì khác nhau. Có loại quả có vỏ không ăn được, có quả lại có vỏ ăn được. Có quả có nhiều hạt, có quả chỉ có một hạt. Có hạt thì ăn được ( hạt lạc, hạt đỗ ) có hạt thì không ăn được ( hạt cam, hạt bưởi, hạt xoài )
* Hoạt động 3: Lợi ích của quả, chức năng của hạt.
- Yêu cầu học sinh trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: Quả thường dùng làm gì ? Hạt dùng để làm gì ?
- Yêu cầu các học sinh nêu chức năng của hạt và ích lợi của quả, lấy ví dụ minh hoạ.
* Giáo viên kết luận:
+ Hạt để trồng cây mới. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.
+ Quả có nhiều ích lợi: Quả để ăn, để làm thuốc, ép dầu ăn. Quả có thể ăn tươi hoặc chế biến để ăn. Quả có nhiều vitamin. Ăn nhiều quả có lợi cho sức khoẻ.
* Hoạt động kết thúc: Củng cố - dặn dò
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đố quả.
- Hỏi học sinh về mùi vị của quả được ăn ?
- Yêu cầu học sinh nhắc nhở lại phần ghi nhớ.
* Bài sau: Động vật.
- 3 học sinh lần lượt trứơc lớp
- Học sinh hát đồng thanh: Quả gì mà chua chua thế…..
- 1 – 2 học sinh trả lời câu hỏi
- Học sinh làm việc theo cặp
- Các học sinh giới thiệu màu sắc mùi vị, hình dạng của một loại quả mình mang đến lớp ( không kể trùng lặp )
- Quả thường có màu đỏ hoặc vàng, có quả có màu xanh.
- Hình dạng của quả thường khác nhau.
- Mỗi quả có một mùi vị khác nhau, có quả rất ngọt, có quả chua,….
- 2 học sinh cùng thảo luận với nhau.
Quả gồm các bộ phận là: Vỏ, hạt, thịt.
- 2 – 3 học sinh lên bảng thực hiện
- Các học sinh khác nhận xét bổ sung
- 1 – 2 nhắc lại kết luận
- Lắng nghe
- 2 học sinh thảo luận với nhau trả lời câu hỏi: Hạt để trồng cây, để ăn. Quả để ăn, để lấy hạt, để làm thuốc,….
- Học sinh trả lời, mỗi học sinh chỉ nêu một ý kiến không trùng lặp
- 2 học sinh lên bảng bịt mắt để ném quả. 2 học sinh khác sẽ cho 2 bạn cùng ăn 1 loại quả. Sau đó học sinh được ăn phải nói lên tên quả đó. Ai đoán đúng, đoán nhanh sẽ thắng.
- Học sinh trả lời
- 1 – 2 học sinh nhắc lại
File đính kèm:
- TNXH.doc