Địa lý lớp 4A: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Dựa vào bản đồ và lược đồ, chỉ và đọc tên các ĐB ở duyên hải miền Trung
- Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp và nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển
- Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên
- Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra
B. Đồ dùng dạy học:- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh về thiên nhiên duyên hải miền Trung
22 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3A-4A-5A tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể của các con cá được QS.
- Nêu ích lợi của cá.
B- Đồ dùng dạy học:
Thầy:- Hình vẽ SGK trang 100,101.
- Sưu tầm các ảnh về việc nuôi cá, đánh bắt cá.
Trò:- Sưu tầm các ảnh về việc nuôi cá, đánh bắt cá.
C- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1-Kiểm tra:
Nêu ích lợi của tôm, cua?
2-Bài mới:
Hoạt động 1
a-Mục tiêu:Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của con cá.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu: QS hình trang 100,101, kết hợp tranh mang đến thảo luận:
Nhận xét về kích thước của chúng.
Bên ngoài cơ thể của những con cá có gì bảo vệ. Bên trong cỏ thể của chúng có xương hay không?
Cá sống ở đâu? chúng thở bằng gì? Di chuyển bằng gì?
Bước2: Làm việc cả lớp:
*KL: Cá là độngvật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang.Cơ thể chúng thường có vẩy bao phủ, có vây.
Hoạt động 2
a-Mục tiêu:Nêu được ích lợi của cá.
b-Cách tiến hành:
Kể tên 1 số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết?
Nêu ích lợi của cá?
GT về hoạt động nuôi , đánh bắt,chế biến cá mà em biết?
*KL:Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn.Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể
ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu ích lợi của cá?
Vài HS.
*QS và thảo luận nhóm
Lắng nghe.
Thảo luận.
Đại diện báo cáo KQ.
Cá là độngvật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang.Cơ thể chúng thường có vẩy bao phủ, có vây.
*Thảo luận cả lớp.
Cá sông, cá đồng:cá chép, cá trê, cá mè...
Cá biển: cá thu, cá mực...
Làm thứu ăn, xuất khẩu...
HS nêu 1số hoạt động nuôi , đánh bắt,chế biến tôm, cua mà em biết
- HS nêu.
---------------------o0o---------------------
Lịch sử lớp 4A: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Từ thế kỉ XVI các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoangtwf sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay
- Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuấtở các vùng hoang hoá
- Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hoà hợp với nhau
- Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc
B. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI-XVII
- Phiếu học tập của HS
C. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Kiểm tra: Nêu ý nghĩa của bài đọc “Trịnh – Nguyễn phân tranh ”
II- Dạy bài mới:
+ HĐ1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bản đồ VN thế kỉ XVI-XVII
- Gọi HS đọc SGK và xác định địa phận
+ HĐ2: Thảo luận nhóm
- Cho các nhóm thảo luận câu hỏi:
- Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long?
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo
- GV kết luận
+ HĐ3: Làm việc cả lớp
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời:
- Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì?
- GV nhận xét và bổ xung
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- HS trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- HS quan sát và theo dõi
- HS đọc SGK và chỉ bản đồ
- Các nhóm dựa vào SGK để thảo luận
- Từ sông Gianh vào phía nam đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt. Những người dân ngheo ở phía Bắc di cư vào cùng dân địa phương khai phá, làm ăn. Cuối thế kỉ XVI các chúa Nguyễn chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến vào phía nam khẩn hoang lập làng
- Mọi người xây dựng cuộc sống hoà hợp, xây dựng nền văn hoá chungtrên cơ sở duy trì những sắc thái văn hoá riêng của mỗi dân tộc
- HS đọc ghi nhớ
III.Hoạt động nối tiếp:
- Cuộc khẩn hoang có tác dụng gì đối với việc phát triển nông nghiệp?
- Nhận xét và đánh giá giờ học
---------------------o0o------------------------------------------o0o---------------------
Ngày soạn: 17/3/2009
Thứ sáu Buổi chiều Ngày giảng: 20/ 3/ 2009
Địa lí lớp 5A : Châu phi.( Tiếp)
A.Mục tiêu. Học song bài này HS biết :
+ Biết đa số dân cư châu phi là người da đen.
+ Nêu được một số đặc điểm chính trị của kinh tế châu Phi , một số nét tiêu biểu về Ai Cập .
+ Xác định trên bản đồ vị trí địa lí của Ai Cập.
B.Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế châu Phi.
Một số hìnhg ảnh trong SGk.
C.Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ (3)
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
2 Bài mới(30)
a Giới thiệu baì .
GV nêu nội dung yêu cầu bài học .
b Tìm hiểu bài .
*Dân cư Châu Phi.
- Gv yêu cầu HS đọc bài trong SGk và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Châu Phi có số dân đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới ?
* Hoạt động kinh tế.
- Cho HS quan sát các hình trong SGK đọc bài và trả lời câu hỏi .
+ Kinh tế Châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục khác đã học?
+ Đời sống của người dân châu phi còn có những gì khó khăn ? Vì sao?
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi?
* Ai Cập.
Gv cho HS đọc bài trong SGk và trả lời các câu hỏi mục 5 trong SGk.
+ Quan sát bản đồ và cho biết vị trí AiCập ?
- GV nhận xét bổ sung .
3 Củng cố – Dặn dò (5)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà đọc trước bài Châu Mĩ
- HS nghe.
- 2 HS đọc to cho cả lớp nghe.
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Châu Phi có số dân đừng thứ ba trên thế giới.
- HS đọc bài quan sát tranh và trả lời câu hỏi .
+ Kinh tế chậm phát triển , chỉ tập chung vào trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác các khoáng sản để xuất khẩu .
+ Khó khăn : Thiếu ăn , thiếu mặc, nhiều bệnh dịch nguy hiểm (Bệnh ADIS và các bệnh truyền nhiễm) .Nguyên nhân: Kinh tế chậm phát triển , ít chú ý việc trồng cây lương thực.
+ Các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu phi như là Cộng hoà Nam phi , An giê - ri, Ai Cập.
HS quan sát và trả lời câu hỏi .
+ Ai Cập nằm ở bắc phi cầu nối giữa 3 châu lục, á ,Âu , Phi .
+ Thiên nhiên :
Có sông Nin (dài nhất thế giới) chảy qua , là nguần cung cấp nước quan trọng , có đồng bằng châu thổ màu mỡ.
+ Kinh tế – XH : Từ cổ xưa đã có nền văn minh sông Nin , nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ ; là một trong những nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở Châu Phi , nổi tiếng về du lịch , sản xuất bông và khai thác khoáng sản.
---------------------o0o---------------------
Luyện khoa học lớp 4A: Thực hành các kiến thức tiết 51, 52
A. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức về nóng , lạnh và nhiệt độ; Vật dẫn điện và vật cách điện.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
B. Đồ dùng: Vở bài tập khoa.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoàn thiện các bài tập trong VBT khoa trang 61 - 62:
Bài 1: (61)
a. Chọn các từ điền vào chỗ chấm thích hợp
cốc nớc nóng, bình sữa,
b. Đánh dẫu vào câu trả lời đúng:
Bài 2(61)
Hãy đánh dấu X vào trớc mỗi câu trả lời đúng:
Bài 1(62)
Tại sao mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn một áo dày (có độ dày bằng tổng một áo mỏng)
Bài 2 (62)
Thìa nhựa dẫn nhiệt tốt hay thìa nhôm dẫn nhiệt tốt?
Bài 3(63)
Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng:
a. Vật nóng hơn là: Bình sữa
Vật lạnh hơn là : Cốc nớc nóng.
Vật có nhiệt độ thấp hơn là: Cốc nớc nóng
Vật có nhiệt độ cao hơn là: Bình sữa
b. Các câu đúng là: 3 câu đầu; sai là câu cuối.
a. Thí nghiệm cho thấy: Nớc nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi
b. 30 0C là nhiệt độ của một ngày trời nóng.
c. Chạm tay vào vật lấy ra từ tủ lạnh ta thấy mát lạnh. Đó là vì: Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh.
+ Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn thìa nhựa
+ Khi trời rét, đặt tay vào một vật bằng đồng ta thấy lạnh hơn đặt tay vào một vật bằng gỗ Vì:
Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn truyền cho gỗ. Vì vậy ta có cảm giác lạnh hơn khi chạm tay vào vật bằng đồng.
D. Hoạt động nối tiếp:- Nhận xét giờ học.
- VN ôn bài, chuẩn bị bài tiết sau.
---------------------o0o---------------------
An toàn giao thông: Bài 4 : Lựa chọn đường đi an toàn (Tiết 1)
A Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Học sinh biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.
- Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn.
2. Kỹ năng :Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường.
3. Thái độ :- Có ý thức và thói quen chỉ đi trên con đường an toàn.
B Nội dung an toàn giao thông :
* Điều kiện và đặc điểm của con đường an toàn :
- Mặt đường phẳng, trải nhựa hoặc bê tông.
- Đường thẳng, ít khúc ngoặt, không bị che khuất tầm nhìn.
- Đường một chiều, đường hai chiều rộng, có dải phân cách làn.
- Có đèn chiếu sáng.- Có biển báo giao thông, đèn tín hiệu.
- Có ít ngõ hẹp cắt ngang.- Đường không dốc trơn, không có vạch, bờ vực.
- Đường có lượng xe đi vừa phải.
C.Các hoạt động chính :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Ôn bài trước
a, Mục tiêu :Củng cố kiến thức bài “ Đi xe đạp an toàn ”
b, Cách tiến hành :
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
- Giao việc.
- Nội dung nhóm 1, 2.
- Muốn đi ra đường bằng xe đạp để đảm bảo an toàn em phải có những điều kiện gì.
- Nhóm 3, 4 khi đi xe đạp ra đường em cần thực hiện tốt quy định gì để đảm bảo an toàn.
HĐ2: Tìm hiểu con đường đi an toàn
a, Mục tiêu :Hiểu được con đường như thế nào là đảm bảo an toàn.
- Biết lựa chọn con đường an toàn.
b, Cách tiến hành :
- Chia nhóm :
- Giao việc : đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn, như thế nào là không an toàn cho người đi bộ và xe đạp.
- Phát giấy
c, Kết luận: Nhắc lại điều kiện đảm bảo của con đường an toàn
HĐ3: Chọn con đường an toàn đi đến trường.
a, Mục tiêu : Vận dụng KT về con đường an toàn để đi học, đi chơi.
b, Cách tiến hành :
- Giáo viên treo tranh.
- Bạn học sinh lựa chọn con đường nào để đi đến trường ? Vì sao chọn con đường đó ?
- GV kết luận
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày.
- HS chia nhóm
- Học sinh quan sát.
- Thảo luận và ghi lại vào giấy.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
Nhắc lại điều kiện đảm bảo con đường an toàn.
- Học sinh quan sát sơ đồ lựa chọn đường đi an toàn.
- HS trả lời
D.Củng cố : Đánh giá kết quả học tập.
- Dặn dò : phải chọn con đường an toàn để đi.
---------------------o0o------------------------------------------o0o---------------------
File đính kèm:
- giao an K S D lop45tuan 26.doc