Địa lý lớp 4A: ÔN TẬP
A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Chỉ hoặc điền đúng vị trí đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu và sông Đồng Nai trên bản đồ, lược đồ Việt Nam
- So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ
- Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này
B. Đồ dùng dạy học:- Bản đồ địa lý tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam
22 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3A-4A-5A tuần 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì?
- Cuộc ch/ tranh này đã gây hậu quả gì
- GV nhận xét và kết luận
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- HS điền vào phiếu
- Năm 1592 Nam triều chiếm được Thăng Long chiến tranh Nam-Bắc triều chấm dứt
- Sau năm 1592 họ Trịnh và Nguyễn tranh giành thế lực, đánh nhau 7 lần
Đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ
- HS thực hành chỉ giới tuyến phân tranh Đàng Trong và Đàng Ngoài
- Vì quyền lợi, các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau
- Nhân dân lao động cực khổ, đất nước bị chia cắt
- HS đọc ghi nhớ
D. Hoạt động nối tiếp:
- Khi nhà Lê suy yếu đất nước ta như thế nào?
- Nhận xét và đánh giá giờ học
---------------------o0o------------------------------------------o0o---------------------
Ngày soạn: 10/3/2009
Thứ sáu Buổi chiều Ngày giảng: 13/ 3/ 2009
Địa lí lớp 5A : Châu Phi
A. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Xác định trên bản đồ và nêu được vị trí địa lí , giớ hạn của Châu Phi.
- Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí , tự nhiên châu phi.
- Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu , giữa kí hậu với thực vật , động vật ở châu phi.
B. Đồ dùng:- Bản đồ địa lí thế giới.- Các hình minh hoạ trong sgk.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ (3)
- Hãy nêu một số nhận xét chính về châu âu và châu á?
II. Bài mới(30)
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Dạy bài mới.
a. Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của Châu phi:
- Y/c HS quan sát lược đồ châu phi và cho biết:
+ Châu phi nằm ở vị trí nào trên trái đất?
+ Châu phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào?
+ Đường lãnh đạo đi qua phần lãnh thổ nào của Châu phi?
+ Châu phi có diện tích là bao nhiêu?
+ So sánh diện tích của châu phi với các châu lục khác?
b. Hoạt động 2: Địa hình châu phi:
- Y/c HS thảo luận theo cặp.
+ Lục địa châu phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển?
+ Kể tên và nêu vị trí của bồn địa châu phi?
+ Kể tên và nêu các cao nguyên của châu phi?
+ Kể tên , chỉ vị trí của các con sông lớn của châu phi?
+ Kể tên các hồ lớn của châu phi?
c. Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu phi:
- Y/c HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu bài tập sau:
- 2 HS nêu.
- HS quan sát lược đồ châu phi và cho biết:
- Châu Phi nằm trong khu vực chí tuyến , lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến nam.
- Châu phi giáp các châu lục và đại dương sau:
+ Phía bắc giáp với biển địa trung Hải.
+ Phía đông Bắc và đông nam , đông giáp với ấn độ dương.
+ Phía tây và tây nam giáp với đại tây dương.
- Đường xích đạo đi giữa lãnh thổ châu phi.
- Diện tích của châu phi là 30 triệu km2
- Châu phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu âu.
- Đại bộ phận lục địa châu phi có địa hình tương đối cao, toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên các bồn địa lớn.
- Các bồn địa của châu phi: bồn địa sát, bồn địa Nim thượng, Bồn địa Côn Gô, Bồn địa Ca-la-ha-ri.
- Cao nguyên của châu phi là: cao nguyên Ê- to-ô - pi, cao nguyên đông phi
- Các con sông lớn của châu phi: sông Nin, sông Ni – giê, sông Côn gô, Sông Dăm – be – di.
- HS quán sát lược đồ và kể.
Phiếu bài tập:
1. Điền các thông tin sau vào ô trống thích hợp trong sơ đồ:
a. Khô và nóng bậc nhất thế giới. b. Rộng.
c. Vành đai nhiệt đới. d. Không có biển ăn sâu vào đất liền.
2. Hoàn thành bảng thống kê sau:
Cảnh thiên nhiên
châu phi
Đặc điểm khí hậu , sông ngòi, động thực vật
Phân bố.
Hoang mạc Xa – ha - ra
- Khí hậu khô và nóng nhất thế giớ.
- Hầu như không có sông ngòi, hồ nước.
- Thực vật và động vật nghèo nàn.
- Vùng bắc phi
Rừng rậm nhiệt đới.
- Có nhiều mưa.
- Có các con sông lớn, hồ nước lớn .
- Rừng cây rậm rạp , xanh tốt , động thực vật phong phú.
Vùng ven biển, bồn đại con – gô.
Xa- van
- Có ít mưa.
- Có một số con sông nhỏ.
- thực vật chủ yếu là cỏ, cây bao báp sống hàng ngàn năm.
- Chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ.
Vùng tiếp giáp với hoang mạc Xa- ha- ra, cao nguyên đông phi, bồn địa ca- la- ha- ri.
3. Củng cố – Dặn dò(5)- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
---------------------o0o---------------------
Luyện khoa học lớp 4A: Thực hành các kiến thức về sự cần thiết của ánh sáng cho sự sống.
A. Mục tiêu: - Thực hành các kiến thức về sự cần thiết của ánh sáng cho sự sống cho mọi sinh vật trên Trái đất.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
B. Đồ dùng: Vở bài tập khoa học ;
C. các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Thực hành: Bài 1:
Chọn phương án đúng:
(Dùng thẻ trắc nghiệm)
1. Con người cần ánh sáng vì:
a. ánh sáng giúp con người nhìn rõ mọi vật, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc.
b. ánh sáng giúp con người khoẻ mạnh.
c. ánh sáng giúp thực vật xanh tốt từ đó con người có được thức ăn từ thực vật.
d. Tất cả các ý kiến trên.
2. Động vật cần ánh sáng vì:
a. ánh sáng giúp động vật nhìn rõ mọi vật.
b. ánh sáng giúp động vật khoẻ mạnh
c. ánh sáng giúp thực vật xanh tốt từ đó động vật có được thức ăn từ thực vật.
d. Tất cả các ý trên.
3. Trong các ý sau, ý nào em cho là đúng:
a. Con người có thể làm ra ánh sáng nhân tạo mà không cần đến ánh sáng Mặt Trời.
b. Nhờ có ánh sáng Mặt Trời mà con người và động vật khoẻ mạnh còn thực vật rất nhanh tốt.
c. Chỉ có những con vật kiếm ăn ban ngày mới cần ánh sáng của Mặt Trời
Bài 2:
Hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có có ánh sáng ?
Bài 3
Hãy nối tên các con vật và thời gian kiếm ăn của chúng?
- Chuẩn bị các thẻ trên mặt bàn.
- Mỗi câu :
+ Vài bạn đọc yêu cầu và các phương án trả lời.
+ Chọn các phương án đó, nếu thấy phương án nào đúng thì chọn thẻ mang tên phương án đó - và giơ thẻ lên.
+ Giải thích tại sao mình chọn phương án đó.
+ Đánh Đ vào phương án đúng và S vào phương án sai trong vở bài tập.
- Các phương án đúng của từng câu một sẽ là:
+ Câu 1:
Phương án đúng là: d
+ Câu 2:
Phương án đúng là: d
+ Câu 3:
Phương án đúng là: b
+ Một số bạn giải thích:
Nếu không có ánh sáng thực vật sẽ chết
+ Quan sát hình vẽ của bài 3
Tên con vật T/G kiến ăn Tên con vật
Hươu
Mèo
Đêm
Chó sói
Gà
Trâu, bò
Nai
Ngày
Chuột
Cú
D. Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét giờ học - Dặn dò h/s chuẩn bị bài ở nhà.
---------------------o0o---------------------
An toàn giao thông: Bài 3 : Đi xe đạp an toàn (Tiết 2)
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Học sinh biết đi xe đạp là phương tiện giao thông thô xơ, dể đi nhưng phải đảm bảo an toàn.
- Biết những quy định của luật giao thông đường bộ với người đi xe đạp.
2. Kỹ năng :
- Có thói quen đi sát lề đường, khi đi cần phải kiểm tra các bộ phận của xe.
3. Thái độ :
- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em.
- Có ý thức thực hiện các quy định đảm bảo an toàn giao thông.
B. Nội dung :
1. Những điều kiện đảm bảo đi xe đạp an toàn ( SHD – trang 19 ).
2. Những quy định để đảm bảo an toàn trên đường đi ( SHD – trang 20 )
- Điều kiện 28 khoản 1, 3, 4. Điều 29 khoản 1, 2 ( luật giao thông đường bộ )
C. Chuẩn bị :
- Sơ đồ một ngã tư có vòng xuyến và đoạn đường nhỏ giao nhau với các tuyến đường chính ( ưu tiên )
- Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai.
- Hai xe đạp nhỏ : một xe an toàn, một xe không an toàn.
D. Các hoạt động chính :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Lựa chọn xe đạp an toàn
a, Mục tiêu :
- Giúp học sinh xác định trước thế nào là một chiếc xe đạp an toàn.
- Học sinh biết khi nào thì trẻ em có thể đi xe đạp trên đường.
b, Cách tiến hành :
- Giáo viên nêu : ở lớp ta những ai biết đi xe đạp ? Các em có thích đi học bằng xe đạp không ?
- Giáo viên cho học sinh quan sát chiếc xe để thảo luận theo chủ đề “ Chiếc xe đạp ”
- Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe đạp như thế nào ?
- Giáo viên trình bày ý kiến sau đó gọi đại diện lên trả lời.
- Các học sinh khác nhận xét.
HĐ2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường
a, Mục tiêu : học sinh biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh quy định của luật an toàn giao thông.
b, Cách tiến hành :
- Giáo viên hướng dẫn quan sát tranh và yêu cầu :
- Chỉ trong tranh những hành vi sai
- Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng, sai.
- Các nhóm lên trình bày. Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng.
- Để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi thế nào ?
- Giáo viên ghi những ý kiến đúng.
HĐ3: Trò chơi giao thông
a, Mục tiêu :
- Củng cố những kiến thức của học sinh và cách đi đường an toàn.
- Thực hiện trên xa bàn cách sử lý và tình huống khi đi xe đạp.
b, Cách tiến hành :
- Phương án : dùng sơ đồ treo trên bảng bằng xa bàn giao thông.
- Giáo viên gọi từng học sinh lên bảng nêu lần lượt các tình huống.
* Khi phải vượt xe đỗ bên đường.
* Khi phải đi qua vòng xuyến.
* Khi đi từ trong ngõ đi ra.
* Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo hướng nào trên sơ đồ là đúng.
- HS quan sát và thảo luận sau đó nêu ý kiến.
- Xe phải tốt ( các ốc vít phải chặt, lắc xe không lay... )
- Có đủ bộ phận phanh ( thắng ), đèn chiếu sáng, đèn phản quang... còn tốt.
- Có đủ chắn bùn, chắn xích....
- Là xe của trẻ em, có vành nhỏ ( dưới 650 mm )
- Kết luận : muốn đảm bảo an toàn khi đi đường trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, đó là xe của trẻ em, xe phải còn tốt, có đủ các bộ phận đặc biệt và phanh ( thắng ) và đèn.
- Học sinh thảo luận theo 3 nhóm
- Cử đại diện lên bảng trình bày.
- Không được lạng lách, đánh võng.
- Không đèo nhau đi dàn hàng ngang.
- Không đi vào vòng cấm, đi ngược chiều.
- Không buông thả hai tay hoặc cầm ô, kéo theo xúc vật.
- Học sinh thảo luận và trình bày.
- Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới.
- Đi đúng hướng đường, làn đường.
- Xin đường khi chuyển hướng.
- Đội mũ bảo hiểm.
- Kết luận : giáo viên nhắc lại quy định đối với người đi xe đạp.
IV. Củng cố :- Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh hiểu vì sao phải đi xe đạp nhỏ.
Dặn dò : về nhà thực hành theo nội dung bài học
---------------------o0o------------------------------------------o0o---------------------
File đính kèm:
- giao an K S D lop45tuan 25.doc