Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3A-4A-5A tuần 24

Địa lý lớp 4A: THÀNH PHỐ CẦN THƠ

A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:

 - Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam

 - Vị trí địa lý của thành phố Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế

 - Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố Cần Thơ là 1 trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ.

B. Đồ dùng dạy học:- Các bản đồ: Hành chính, giao thông Việt Nam

 - Tranh ảnh về thành phố Cần Thơ

 

doc24 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3A-4A-5A tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê - Em hãy kể lại một trong những sự kiện hiện tượng lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê - Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo - Giáo viên nhận xét và kết luận - Hát - Hai học sinh trả lời - Nhận xét và bổ xung - Học sinh thảo luận nhóm - Buổi đầu độc lập nước ta tên là Đại Cồ Việt kinh đô tại Hoa Lư - Thời Lý nước ta đổi tên là Đại Việt đóng đô tại Thăng Long - Thời Trần tên nước là Đại Việt đóng đô tại Thăng Long - Thời Hậu Lê tên nước là Đại Việt đóng đô tại Thăng Long - Buổi đầu độc lập có sự kiện cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất ( 981 ). Nước Đại Việt thời Lý có sự kiện cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075–1077). Thời Trần có sự kiện cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên. Thời Hậu Lê có sự kiện chiến thắng Chi Lăng D. Hoạt động nối tiếp : - Buổi đầu độc lập, thời Lý, Trần, Hậu Lê đóng đô ở đâu ? Tên gọi của nước ta các thời kì đó là gì ? - Nhận xét đánh giá giờ học. ---------------------o0o--------------------- Ngày soạn: 3/3/2009 Thứ sáu Ngày giảng: 6/ 3/ 2009 Buổi chiều Địa lí lớp 5A : Ôn tập. I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức và kĩ năng địa lí sau: *Xác định và mô tả sơ lược dược vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu á, châuÂu. * Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản đã học về châu á, châu Âu. * So sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa hai châu lục. * Điền đúng vị trí(hoặc đọc đunga tên, chỉ đúng vị trí của 4 dãy núi): Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên lược đồ khung hoặc bản đồ Tự nhiên thế giới. II Đồ dùng dạy-học * Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới. * Các lược đồ, hình minh hoạ từ bài 17 đến bài 21. * Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu 1. ổn định tổ chức(2) 2. Kiểm tra bài cũ (3) - Kiểm tra bài học ở nhà của HS. 3. Bài mới(30) A. Giới thiệu bài mới. - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - GV giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại một số kiến thức, kĩ năng địa lí có liên quan đến châu á và châu Âu. B. Dạy bài mới. a.Hoạt động1. Trò chơi: đối đáp nhanh - GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS, giữa bảng treo bản đồ Tự nhiên thế giới. - Hướng dẫn cách chơi và tổ chức chơi: + Đội 1 ra một câu hỏi về một trong các nội dung vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, các dãy núi lớn, các đồng bằng lớn, các con sông lớn của châu á hoặc châu Âu. + Sau đó đội 2ra câu trả lời cho đội 1. Đội 1 trả lời, nếu đúng tất cả các thành viên dược bảo toàn, nếu sai bạn trả lời sai bị lại khỏi cuộc chơi. + Mỗi đội được hỏi 7 câu hỏi. + Trò chơi kết thúc khi hết lượt nêu câu hỏi, đội nào còn nhiều thành viên hơn là đội thắng cuộc. - GV tổng kết trò chơi tuyên dương đội thắng cuộc. b. Hoạt động 2. So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu á và châu âu. - GV yêu cầu HS kẻ bảng như bài 2 T115 SGK vào vở và tự làm bài tập . - GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài . - GV gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng lớp . - GV nhận xét và kết luận phiếu làm đúng . - Hát. 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau. + Em hãy nêu những nét chính về vị chí địa lí , điều kiện tự nhiên , các sản phẩm chính của liên bang Nga? + Vì sao Pháp sản xuất được rất nhiều nông sản ? + Kể tên một số sản phẩm của ngành nông nghiệp Pháp ? - HS lập thành 2 đội tham gia trò chơi , các bạn ở dưới làm cổ động viên. - HS tham gia trò chơi. Một số câu hỏi ví dụ. + Bạn hãy chỉ và nêu vị trí địa lí của châu á? + Bạn hãy chỉ và nêu giới hạn châu á các phía đông , tây , nam ,bắc.? + Bạn hãy chỉ và nêu các khu vực của châu á? + Bạn hãy chỉ và nêu tên dãy núi có “ Nóc nhà của thế giới”? + Chỉ khu vực đông nam á trên bản đồ? + Bạn hãy nêu vị trí của châu âu? + Háy chỉ dãy núi an pơ.? + Chỉ và nêu tên con sông lớn ở đông âu? - HS làm bài tập cá nhân , 1 HS làm bài trên bảng lớp . - HS nêu câu hỏi khi cần để GV giúp đỡ. - HS nhận xét bài làm và bổ sung ý kiến. Tiêu trí Châu á Châu âu. Diện tích Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục. Rộng 10 triệu km2. Khí hậu Có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới , ôn đới , hàn đới. Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hoà. Địa hình Núi và cao nguyên chiếm diện tích ,có đỉnh núi E- Vơ -rét cao nhất thế giới . đồng bằng chiếm diện tích kéo dài từ tây sang đông. Chủng tộc Chủ yếu là người da vàng Chủ yếu là người dqa trắng Hoạt động kinh tế Làm nông nghiệp là chính Hoạt động công nghiệp phát triển. 4: Củng cố – Dặn dò(5) - GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ---------------------o0o--------------------- Luyện lịch sử & Địa Lí lớp 4A: Luyện tập kiến thức tiết 23 A- Mục tiêu: - Nắm được tên các nhà văn,thơ, tên 1 số tác phẩm tiêu biểu của thời Hậu Lê. - Chỉ được vị trí của TP HCM trên bản đồ; nêu được dẫn chứng thể hiện TP HCM là trung tâm KT; VH; KH lớn. - Vận dụng làm bài tập tốt. B- Đồ dùng dạy học - VBT Địa lí, Lịch sử. C- Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HS làm các bài tập * VBT Lịch sử: Bài 1 ( 26 ): - Thời Hậu Lê, văn học viết bằng chữ nào chiếm ưu thế? Bài 2( 26 ): - Tên các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của thời Hậu Lê? Bài 4( 27 ): Điền các từ ngữ vào chỗ trống Bài 5: Hãy viết một đoạn văn ngắn về một đường phố hoặc một trường học mang tên các nhà văn tiêu biểu thời Hậu Lê? * VBT Địa lý Bài 1 (39 ):a) Điền vào lược đồ các địa danh? b) Từ TP HCM có thể đi tới các nơi khác bằng? - TP HCM là trung tâm công nghiệp...? Bài 2 ( 42): Thành phố Sài Gòn được mang tên là TP HCM từ năm nào? - HS đánh dấu vào ô trước ý trả lời + Chữ Nôm - HS đánh dấu vào ô trước ý trả lời + Nguyễn Trãi + Lê Thánh Tông + Nguyễn Mộng Tuân. + Lý Tử Tấn - HS điền VBT Thứ tự: Hậu Lê; thành tựu; tiêu biểu. - Hs làm VBT; đọc miệng đoạn văn; nhận xét. - Dựa vào SGK để hoàn thành nội dung: - HS nêu miệng: + Đường ô tô + Đường hàng không + Đường sắt + đường biển + Lớn nhất nước ta + Năm 1976 D- Các hoạt động nối tiếp 1. Củng cố: - Hãy nêu dẫn chứng TP HCM là: + Trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước? + Trung tâm văn hoá, khoa học lớn? 2. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau ---------------------o0o--------------------- An toàn giao thông: Bài 3 : Đi xe đạp an toàn (2tiết) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Học sinh biết đi xe đạp là phương tiện giao thông thô xơ, để đi nhưng phải đảm bảo an toàn. - Biết những quy định của luật giao thông đường bộ với người đi xe đạp. 2. Kỹ năng : - Có thói quen đi sát lề đường, khi đi cần phải kiểm tra các bộ phận của xe. 3. Thái độ : - Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em. - Có ý thức thực hiện các quy định đảm bảo an toàn giao thông. II. Nội dung : 1. Những điều kiện đảm bảo đi xe đạp an toàn ( SHD – trang 19 ). 2. Những quy định để đảm bảo an toàn trên đường đi ( SHD – trang 20 ) - Điều kiện 28 khoản 1, 3, 4. Điều 29 khoản 1, 2 ( luật giao thông đường bộ ) III. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Sơ đồ một ngã tư có vòng xuyến và đoạn đường nhỏ giao nhau với các tuyến đường chính ( ưu tiên ) - Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai. - Hai xe đạp nhỏ : một xe an toàn, một xe không an toàn. IV. Các hoạt động chính : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: Lựa chọn xe đạp an toàn a, Mục tiêu : - Giúp học sinh xác định trước thế nào là một chiếc xe đạp an toàn. - Học sinh biết khi nào thì trẻ em có thể đi xe đạp trên đường. b, Cách tiến hành : - Giáo viên nêu : ở lớp ta những ai biết đi xe đạp ? Các em có thích đi học bằng xe đạp không ? - Giáo viên cho học sinh quan sát chiếc xe để thảo luận theo chủ đề “ Chiếc xe đạp ” - Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe đạp như thế nào ? - Giáo viên trình bày ý kiến sau đó gọi đại diện lên trả lời. - Các học sinh khác nhận xét. HĐ2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường a, Mục tiêu : học sinh biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh quy định của luật an toàn giao thông. b, Cách tiến hành : - Giáo viên hướng dẫn quan sát tranh và yêu cầu : - Chỉ trong tranh những hành vi sai - Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng, sai. - Các nhóm lên trình bày. Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng. - Để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi thế nào ? - Giáo viên ghi những ý kiến đúng. HĐ3: Trò chơi giao thông a, Mục tiêu : - Củng cố những kiến thức của học sinh và cách đi đường an toàn. - Thực hiện trên xa bàn cách sử lý và tình huống khi đi xe đạp. b, Cách tiến hành : - Phương án : dùng sơ đồ treo trên bảng bằng xa bàn giao thông. - Giáo viên gọi từng học sinh lên bảng nêu lần lượt các tình huống. * Khi phải vượt xe đỗ bên đường. * Khi phải đi qua vòng xuyến. * Khi đi từ trong ngõ đi ra. * Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo hướng nào trên sơ đồ là đúng. - HS quan sát và thảo luận sau đó nêu ý kiến. - Xe phải tốt ( các ốc vít phải chặt, lắc xe không lay... ) - Có đủ bộ phận phanh ( thắng ), đèn chiếu sáng, đèn phản quang... còn tốt. - Có đủ chắn bùn, chắn xích.... - Là xe của trẻ em, có vành nhỏ ( dưới 650 mm ) - Kết luận : muốn đảm bảo an toàn khi đi đường trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, đó là xe của trẻ em, xe phải còn tốt, có đủ các bộ phận đặc biệt và phanh ( thắng ) và đèn. - Học sinh thảo luận theo 3 nhóm - Cử đại diện lên bảng trình bày. - Không được lạng lách, đánh võng. - Không đèo nhau đi dàn hàng ngang. - Không đi vào vòng cấm, đi ngược chiều. - Không buông thả hai tay hoặc cầm ô, kéo theo xúc vật. - Học sinh thảo luận và trình bày. - Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới. - Đi đúng hướng đường, làn đường. - Xin đường khi chuyển hướng. - Đội mũ bảo hiểm. - Kết luận : giáo viên nhắc lại quy định đối với người đi xe đạp. IV. Củng cố : - Giáo viên nhấn mạnh những quy định đối với người đi xe đạp hiểu vì sao phải đi xe đạp nhỏ. - Dặn dò : về nhà thực hành theo nội dung bài học. ---------------------o0o------------------------------------------o0o---------------------

File đính kèm:

  • docgiao an khoa su dia lop 45 tuan 24.doc
Giáo án liên quan