Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 8 - Trần Thị Hai

 I. Mục tiêu:

 - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

 - Biết tránh những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Các hình trong SGK trang 32, 33.

 III. Các hoạt động dạy học:

Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2173 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 8 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Tiết 15 VỆ SINH THẦN KINH. Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy :Tự nhiên & xã hội I. Mục tiêu: - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh. - Biết tránh những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 32, 33. III. Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ (5 phút) B.Bài mới HĐ 1: Quan sát và thảo luận (10 phút) *Hoạt động thần kinh ( tiếp theo). +Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì? +Nêu 1 ví dụ cho thấy não điều khiển phối hợp mọi hoạt động của cơ thể? (Dành cho HS khá giỏi) -Nhận xét. -GT bài. -GV ghi đề bài. -Mục tiêu: Nêu 1 số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh. -Tiến hành: -Bước 1: làm việc theo nhóm. -Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát các hình ở trang 32 SGK, đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì? + Việc làm đó có hại hay có lợi cho cơ quan thần kinh? -Bước2: Làm việc cả lớp. -GV treo tranh hình 32, gọi một số hs trình bày. PHIẾU HỌC TẬP -Phân tích một số việc làm có lợi, có hại đối với cơ quan thần kinh trong các hình ở trang 32 SGK -2hs trả lời. -Quan sát, thảo luận, đặt câu hỏi trả lời cho từng hình. -Thư kí ghi kết quả vào phiếu. -Một số hs trình bày. Hình Việc làm Tại sao việc làm đó có lợi ? Tại sao việc làm đó có hại? 1 - Một bạn đang ngủ - Khi ngủ, cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi 2 - Các bạn đang chơi trên bãi biển -Có lợi vì thần kinh được thư giãn.. 3 - Một bạn thức đến 11 giờ khuya để đọc sách Không có lợi vì đọc sách đến khuya khiến đầu óc mệt mỏi. 4 - Một bạn chơi trò chơi trên vi tính Có lợi nếu chơi một lúc Không có lợi nếu chơi quá lâu 5 - Xem kịch Có lợi cho cơ quan thần kinh. 6 - Bạn nhỏ được bố mẹ chăm sóc Có lợi, vì lúc đó bạn vui vẻ, được yêu thương. 7 - Bạn nhỏ bị đánh đập Không có lợi vì làm bạn đau và sợ hãi. HĐ2 Đóng vai (8 phút) HĐ 3: Làm việc với SGK (10 phút) Củng cố- dặn dò: (2 phút) -Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh. -Tiến hành: -Bước1: Tổ chức: -Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm ghi 1 trạng thái tâm lí: + Tức giận + Lo lắng + Vui vẻ + Sợ hãi -Phát phiếu cho các nhóm và yêu cầu các em tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí như đã ghi trong phiếu. -Bước 2: Thực hiện. -Bước 3: Trình diễn. -Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 bạn lên trình diễn. -Gợi ý HS đoán xem bạn đó đang thể hiện trạng thái tâm lí nào và cùng nhau thảo luận: +Nếu 1 người luôn ở trạng thái tâm lí như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh? -Kết thúc việc trình diễn và thảo luận, yêu cầu HS rút ra bài học gì qua hoạt động này -Kết luận: Trạng thái tức giận, lo lắng, sợ hãi đều có hại đến cơ quan thần kinh vì làm cho thần kinh căng thẳng -Mục tiêu : Kể được tên một số thức ăn , đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ có hại cho cơ quan thần kinh. -Tiến hành: -Bước 1: làm việc theo cặp -Các nhóm quan sát hình 19 ở trang 33 và trả lời câu hỏi: +Chỉ và nói những thức ăn, đồ uống nào nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh? -Bước 2: Làm việc cả lớp -Gọi một số cặp HS trình bày trước lớp -Đặt vấn đề để cả lớp cùng phân tích: +Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu, lại có hại cho cơ quan thần kinh? +Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, thứ nào tuyệt đối trẻ em và người lớn phải tránh xa? +Ma tuý vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta cần phải làm gì để tránh xa ma tuý? -Kết luận: Chúng ta cần phải luyện tập thể dục và sống vui vẻ, ăn uống đủ chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. * Nêu một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh. * Nêu một số việc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS thực hiện những việc làm có lợi đối với cơ quan thần kinh. -Chuẩn bị trước việc lập thời gian biểu của em. -Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh thần kinh (tt ) -Sinh hoạt theo nhóm- tập diễn đạt theo trạng thái tâm lí. - Các nhóm thực hiện. - Mỗi nhóm cử 1 bạn lên trình bày -Cả lớp quan sát và cùng nhau thảo luận. -Quan sát và thảo luận theo cặp. -1 số cặp HS trình bày. - Vì chúng gây nghiện, dễ làm cơ quan thần kinh mệt mỏi. -Ma tuý. -Tránh xa ma tuý, tuyệt đối không được dùng thử ma tuý dù chỉ một lần. Tuần 8 Tiết 16 VỆ SINH THẦN KINH. (Tiếp theo) Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy :Tự nhiên & xã hội I.Mục tiêu: - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ. II. Đồ dùng học tập: - Các hình trong SGK trang 34, 35. - Bảng phụ có ghi thời gian biểu- vở bài tập TNXH. III. Hoạt động day học: Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Họat động của HS A.Bài cũ ( 4 phút) B.Bài mới: HĐ 1: ( 12 phút) HĐ 2: Thực hành lập thời gian biểu (Dành cho HS khá giỏi) ( 12 phút) HĐ 3: Trò chơi: Giờ nào việc ấy (5 phút) Nhận xét tiết học (2 phút) *Vệ sinh thần kinh. * Nêu một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh. * Nêu một số việc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh. -Nhận xét. -GT bài. -Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ. -Tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo cặp: -Yêu cầu 2 hs quay mặt lại với nhau để thảo luận theo gợi ý: +Theo bạn, khi ngủ, cơ quan nào được nghỉ ngơi? +Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó? +Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt? +Hằng ngày, bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy gìơ? +Bạn đã làm những việc gì trong ngày? -Bước2: làm việc cả lớp. -Gọi 1 số cặp trình bày kết quả. -Kết luận: Khi ngủ, cơ quan thần kinh, đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ, càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong 1 ngày. -Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, vui chơi hợp lí. -Tiến hành: -Treo bảng phụ có kẻ thời gian biểu. -Bước 1: Hoạt động cả lớp: -GV hướng dẫn hs lập thời gian biểu. +Thời gian: Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi. +Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong 1 ngày: từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, giúp đỡ gia đình… -Tiếp theo, gv gọi một vài HS lên điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên bảng ( hoặc HS nói, GV điền nhanh ). -Bước 2: Làm việc cá nhân. -Yêu cầu hs mở vở bài tập t 35 - tự lập thời gian biểu hàng ngày theo bảng. -Bước 3: Làm việc theo cặp: -HS trao đổi thời gian biểu của mình với bạn và cùng góp ý cho hoàn thiện -GV quan sát -Bước 4: Làm việc cả lớp: -GV gọi 1 vài HS lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp. Hỏi: +Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu? +Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi như thế nào? Gv nhận xét bổ sung. -Kết luận: Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học vừa bảo vệ được hệ thần kinh và giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập. -Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học. -Bước1: -GV phổ biến luật chơi và nội dung chơi : 1 HS tạo thành 1 cặp, lần lượt bạn này nêu thời gian ( ghi trong TGB ), bạn kia phải nêu đúng công việc cần làm trong thời gian đó. -Cặp nào nói đúng, nhanh sẽ được thưởng. -GV nhận xét. -Bước2: Hoạt động cả lớp. GV hỏi: +Thời gian nào trong ngày, em học tập có kết quả nhất? +Thời gian nào, em thấy mệt mỏi nhất? -Tổng kết lại những ý kiến chung của cả lớp. -Kết luận:Bảo vệ cơ quan thần kinh chính là đảm bảo thời gian ăn, ngủ, học tập hợp lí,khoa học. Cần tranh thủ những thời gian hợp lí để làm các việc cho tốt. -Yêu cầu 1 hs đọc ghi nhớ trang 35. -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và kiểm tra con người và sức khoẻ. -2 HS trả lời. -Thảo luận nhóm đôi. -Cơ quan thần kinh, đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi -HS trả lời. -Chỗ ngủ sạch, yên tĩnh, thoáng mát, rửa tay chân, quần áo sạch sẽ, thay quần áo sạch, tiểu tiện trước khi đi ngủ. -HS tự trả lời. -1 số cặp hs trình bày. -Hs quan sát và chú ý lắng nghe. -1vài HS lên bảng điền thử. -Tự lập thời gian biểu. -Làm việc theo cặp để cùng hoàn thiện thời gian biểu. -1 vài HS lên bảng giới thiệu thời gian biểu của mình. -Lớp nhận xét. -Để làm việc một cách khoa học. - Để bảo vệ sức khoẻ, để bảo vệ hệ thần kinh. -HS nghe phổ biền cách chơi. -HS tham gia chơi. -Lớp nhận xét. -Buổi sáng. -Trưa, tối khoảng 22 giờ. -HS theo dõi, nhận xét, bổ sung. -1 HS đọc.

File đính kèm:

  • docTUÂN 08.doc
Giáo án liên quan