I.Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 28-29.
III. Các hoạt đông dạy và học:
Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2167 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 7 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 13
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy :Tự nhiên & xã hội
I.Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 28-29.
III. Các hoạt đông dạy và học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(5 phút)
B.Bài mới:
HĐ 1:
Làm việc với SGK
(15 phút)
HĐ 2:
Chơi trò chơi Thử phản xạ của đầu gối
và trò chơi Ai nhanh hơn
(10 phút)
Củng cố bài:
(3 phút)
Nhận xét -dặn dò
(2 phút)
* Cơ quan thần kinh.
+ Cơ quan thần kinh gồm các bộ nào?
+ Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ.
-GV nhận xét.
+ Giới thiệu bài
-Mục tiêu:
-Nêu được vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống.
-Tiến hành:
-Bước1: Làm việc theo nhóm:
-Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1a, 1b và đọc mục : “ Bạn cần biết ” t 28 để trả lời câu hỏi:
+Điều gì xảy ra khi ta chạm tay vào vật nóng?
+Em vô tình ngồi phải trên vật nhọn?
+Em nhìn thấy người khác ăn chanh chua?
+ Hiên tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt lại gọi là gì?
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng? (Dành cho HS khá giỏi)
-Bước2: Làm việc cả lớp:
-Mời đại diện các nhóm báo cáo.
+Nêu 1 vài ví dụ về phản xạ.
-Kết luận: Trong cuộc sống, khi gặp 1 kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự phản ứng lại rất nhanh để bảo vệ cơ thể. Những phản ứng như thế được gọi là phản xạ. Tuỷ sống là trung ươg thần kinh điều khiển phản xạ này.
-Mục tiêu: HS có khả năng thực hành 1 số phản xạ.
-Trò chơi 1: Thử phản xạ của đầu gối.
-Tiến hành:
-Bước 1: GV hướng dẫn HS cách tiến hành thử phản xạ đầu gối.
-Gọi 1 số HS lên trước lớp ngồi trên ghế cao, chân buông thõng (quan sát hình 2 Tr 29).
-GV dùng cạnh bàn tay đánh nhẹ vào đầu gối phía dưới của HS.
-Hỏi:
+ Dùng tay gõ nhẹ vào đầu gối, em có phản ứng như thế nào?
GV : Cẳng chân bật ra phía trước
do kích thích vào chân truyền qua dây thần kinh tới tuỷ sống, tuỷ sống điều khiển chân phản xạ.
-Bước 2:
-HS thực hành thử phản xạ đầu gối theo nhóm.
-Bước 3: HS các nhóm lên thực hành trước lớp.
-GV khen các nhóm thực hiện thành công
-Giảng thêm: Các bác sĩ thường dùng phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tuỷ sống, những người bị liệt thường mất khả năng phản xạ đầu gối.
-Trò chơi 2: Ai nhanh hơn.
-Tiến hành:
-Bước 1:hướng dẫn cách chơi
-Cả lớp đứng tại chỗ dang 2 tay theo hàng ngang, bàn tay trái ngửa, ngón trỏ của bàn tay phải để lên lòng bàn tay trái của người bên cạnh.
-Lớp trưởng hô: “ Chanh”, cả lớp hô: “chua”, trong khi đó, tay vẫn để nguyên vị trí như đã hướng dẫn.
-Lớp trưởng hô: “ Cua”, cả lớp hô:
“ cắp” và tay phải sẽ rút thật nhanh ra để không bị người khác cắp, nếu ai để cắp là thua.
-Bước2: cho HS chơi thử rồi chơi thật vài lần.
-Bước3: Kết thúc trò chơi, bạn nào thua sẽ bị phạt hát hoặc múa 1 bài.
-GV khen những bạn có phản xạ nhanh
-Nêu 1 vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống ?
+Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ? (Dành cho HS khá giỏi)
-Nhận xét tiết học.
-Dặn hs học bài.
-Chuẩn bị bài sau: Hoạt động thần kinh (tiếp theo).
- 3 HS trả lời.
-Các nhóm quan sát, thảo luận.
- Lập tức rụt tay lại
- Sẽ đứng bật dậy ngay.
-Nước bọt ứa ra.
-Phản xạ.
-Tuỷ sống.
-Đại diện các nhóm trình bày.
- Con ruồi bay qua mắt, ta nhắm mắt lại ngay, hắt hơi khi ngửi mùi ớt cay…
-1 số HS thực hành, cả lớp quan sát.
-Cẳng chân bật ra phía trước
-Thực hành theo. nhóm.
-Cả lớp tham gia trò chơi.
-HS trả lời.
Tuần 7
Tiết 14
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
( Tiếp theo)
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy :Tự nhiên & xã hội
I. Mục tiêu:
- Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của
con người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 30, 31.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
( 4 phút)
B.Bài mới
Khởiđộng Trò chơi :
“Ba, má, tôi”
( 4 phút)
HĐ 1:
Làm việc với SGK
(10 phút)
HĐ 2:
Thảo luận
( 10 phút)
HĐ 3:
Trò chơi: Thử trí nhớ
( 5 phút)
Nhận xét- dặn dò:
(2 phút)
*Hoạt động thần kinh.
+ Nêu 1 ví dụ về 1 phản xạ mà em thường gặp?
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển hoạt động phản xạ.(Dành cho HS khá giỏi)
-Nhận xét.
-GT bài.
-GV hướng dẫn cách chơi.
-Yêu cầu 1 HS điều khiển trò chơi.
-Người điều khiển sẽ hô và thực hiện động tác hô: “ Ba” : 2 tay đặt lên đầu,
“ Má” : 2 tay đặt vào má, “ tôi” :2 tay đặt vào ngực.
-Người điều khiển sẽ hô nhanh dần, đảo lộn trật tự để người chơi thực hiện.
-Gv nhận xét: những bạn làm sai là do chưa phối hợp nhịp nhàng giữa tai nghe, mắt nhìn và tay làm.
-Hỏi:
+ Cơ quan nào điều khiển mọi hoạt động của cơ thể?
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh là quan trọng nhất?
-Mục tiêu: Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
-Tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu HS quan sát tranh hình 1- Tr 30 và cho biết:
+Bất ngờ bị giẫm vào đinh, Nam có phản ứng như thế nào?
+Cơ quan nào điều khiển phản ứng đó?
+Sau đó, Nam đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
+Cơ quan nào điều khiển hành động đó?
-Bước 2: Yêu cầu các nhóm báo cáo.
-Hỏi: Não có vai trò gì trong cơ thể?
-Kết luận: Tuỷ sống điều khiển các phản xạ của chúng ta còn não thì điều khiển toàn bộ mọi hoạt động có suy nghĩ của chúng ta.
-Ví dụ : Giẫm phải đinh, Nam vứt đinh vào thùng rác để người khác không giẫm nữa. Thấy đói, chúng ta ăn, muốn điểm cao, chúng ta chăm học. Những suy nghĩ và hành động đó do não điều khiển chúng ta.
-Mục tiêu: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
-Tiến hành:
-Bước 1: Làm việc cá nhân.
-GV yêu cầu HS đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả ở hình 2, Tr 31.
-Để viết đúng chính tả, cần phối hợp các hoạt động của các cơ quan nào?
+Khi đó, cơ quan nào trong cơ thể điều khiển, phối hợp hoạt động của các cơ quan đó.
-Viết các ý kiến của HS lên bảng, tổng kết, rút ra kết luận.
-Kết luận: Khi ta thực hiện một hoạt động, rất nhiều cơ quan cùng tham gia.Não đã điều khiển các cơ quan đó phối hợp một cách nhịp nhàng.
-Bước 2:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm ra những ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
-Bước 3: Làm việc cả lớp.
-Gọi 1 số HS trình bày những ví dụ:
+Theo em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học tập và ghi nhớ?
-Kết luận: Bộ não rất quan trọng, nó phối hợp, điều khiển mọi hoạt động của các giác quan, giúp ta học và ghi nhớ.
-Mục tiêu: Kiểm tra trí nhớ HS.
-Tiến hành:
-Bước 1:
-GV hướng dẫn cách chơi.
-Chuẩn bị 1 cái khay để một số đồ dùng học tập như: bút, thước, tẩy, com-pa, bảng con và một số đồ chơi khác.
-Cho 2 nhóm quan sát khay trong một thời gian ngắn, sau đó che lại.
-Yêu cầu HS viết lại tên những thứ mà các em đã được nhìn thấy trong khay, trong thời gian 3 phút, nhóm nào viết đúng nhiều tên đồ vật nhất, nhóm đó thắng cuộc.
-Bước 2: Hs tham gia chơi.
- Hỏi một số HS nhóm thắng cuộc:
+Làm thế nào em nhớ được nhiều tên đồ vật như thế?
-Kết luận: Chúng ta phối hợp nhiều giác quan trong khi hoạt động. Nhờ có não điều khiển mà giác quan này hỗ trợ, phối hợp được với các giác quan kia. Não giúp chúng ta hoạt động nhịp nhàng, khoẻ mạnh. Chúng ta phải giữ gìn não và các giác quan để cơ thể khoẻ mạnh và học tập, ghi nhớ tốt.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh học bài và thực hành tốt những điều đã học.
-Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh thần kinh.
-3 HS trả lời.
-Lớp trưởng điều khiển.
-HS tham gia chơi.
- Cơ quan thần kinh.
-Não.
-Thảo luận nhóm.
- Co ngay chân lên
- Tủy sống.
-Nam rút đinh ra vứt vào thùng rác để người khác không giẫm phải.
- Não.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Não giữ vai trò quan trọng điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của cơ thể.
- Tai nghe, mắt nhìn, tay viết.
-Não.
-Thảo luận nhóm để tìm ra ví dụ như: làm bài tập, xem phim, tập thể dục, học thuộc lòng.
-1 số HS trình bày.
-Não.
- HS tham gia chơi.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-Quan sát kĩ, và cố gắng nhớ.
File đính kèm:
- TUÂN 07.doc