I.Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Nêu được cách phòng tránh các bệnh kể trên.
II. Đồ đùng dạy học:
- Các hình Tr 24,25 SGK.
- Hình các cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 6 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 11
VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIÊU
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy :Tự nhiên & xã hội
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Nêu được cách phòng tránh các bệnh kể trên.
II. Đồ đùng dạy học:
- Các hình Tr 24,25 SGK.
- Hình các cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(5 phút)
B.Bài mới
Khởi động
( 5 phút)
HĐ 1:
Quan sát và thảo luận theo nhóm 4:
(15 phút)
HĐ 2:
Thảo luận nhóm đôi
( 8 phút)
HĐ 3:
Trò chơi : Ai nhanh hơn
(5 phút)
Nhận xét-dặn dò:
(2 phút)
-Hoạt động bài tiết nước tiểu.
+Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?
+Nêu chức năng của thận? (HS khá giỏi)
+Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?(HS khá giỏi)
-GV nhận xét.
-GT bài.
- Yêu cầu HS kể tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu
-Mục tiêu: nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
-Tiến hành:
-Bước 1:
-Thảo luận nhóm.
-Các nhóm quan sát hình 2,3,4,5Tr 25 và thảo luận các câu hỏi:
+Các bạn trong hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ gìn và bảo vệ cơ quan bài tiết?
-Bước 2: Làm việc cả lớp:
-GV treo tranh các hình 2,3,4,5.
-Mời đại diện các nhóm lên trình bày.
-Sau đó, yêu cầu cả lớp cùng thảo luận một số câu hỏi:
+Chúng ta cần làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu?
+Tại sao hằng ngày chúng ta cần phải uống đủ nước?
-Kết luận như mục : “Bạn cần biết”.
-Mục tiêu: nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
-Tiến hành:
-Bước 1: yêu cầu hs thảo luận theo cặp
-câu hỏi gợi ý:
+Taị sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
+Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
-Bước 2: Mời 1 số cặp HS lên trình bày.
-Kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu dễ tránh bị nhiễm trùng.
-Liên hệ - giáo dục:
+Các em có thường xuyên tắm rửa không?
+Hằng ngày, các em có thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót không?
+Hằng ngày, các em có uống đủ nước và nhịn đi tiểu không?
-Mục tiêu: - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu
-Tiến hành:
-Bước 1:
-GV chuẩn bị 2 bảng phụ có viết sẵn nội dung cho 2 đội chơi.
-Hướng dẫn HS chơi.
-Lớp cử 2 đội, mỗi đội 4 bạn cùng chơi tiếp sức, khi có hiệu lệnh, lần lượt em thứ nhất của mỗi đội sẽ viết việc nên làm rồi chuyền phấn cho bạn tiếp theo viết việc không nên làm để giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, trong thời gian 3 phút, đội nào viết được nhiều việc nhanh, đúng yêu cầu, đội đó sẽ thắng.
-Bước 2: HS tham gia chơi.
-GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và ghi nhớ những điều đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Cơ quan thần kinh.
-3 HS trả lời.
+ Viêm thận , suy thận , sỏi thận, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng...
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo, đặc biệt là quần áo lót.
-Để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu hằng ngày để tránh bệnh sỏi thận.
-Thảo luận theo cặp
-Giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ.
-Tránh hôi hám, ngứa ngáy.
-1 số cặp lên trình bày.
-HS trả lời.
-HS tham gia chơi.
-Lớp theo dõi, nhận xét.
Tuần 6
Tiết 12
CƠ QUAN THẦN KINH
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy :Tự nhiên & xã hội
I.Mục tiêu:
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc
mô hình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 26, 27.
III. Hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(5 phút)
B.Bài mới
HĐ 1:
Quan sát, thảo luận nhóm đôi
(15 phút)
HĐ 2:
Thảo luận
(Dành cho HS khá giỏi)
(10 phút)
Củng cố bài:
(4 phút)
Nhận xét -dặn dò
(2 phút)
-Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
+Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
+Nêu những việc không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
-GV nhận xét.
-GT bài
-Mục tiêu: Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình.
-Tiến hành
-Bước 1: Làm việc theo cặp.
-GV hướng dẫn các nhóm quan sát sơ đồ ở hình 1,2 Tr 26, 27 và trả lời theo gợi ý:
+Chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ?
+Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ?
+Cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống?
-Bước 2: Làm việc cả lớp.
-GV treo hình Cơ quan thần kinh (phóng to).
-Yêu cầu 1 cặp lên trình bày ( chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh ).
-Nói rõ đâu là não, tuỷ sống, các dây thần kinh?
-Sau đó, GV vừa chỉ vào hình vẽ, vưà giảng:
- Từ não và tuỷ sống, các dây thần kinh toả đi khắp nơi của cơ thể. từ các cơ quan bên trong ( tuần hoàn, hô hấp, bài tiết ) và các cơ quan bên ngoài ( mắt, mũi, tai, lưỡi, da ) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tuỷ sống và não
-Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm bộ não ( nằm trong hộp sọ ), tuỷ sống ( nằm trong cột sống ) và các dây thần kinh.
-Mục tiêu:-Nêu được vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
-Tiến hành:
-Bước 1: Chơi trò chơi:
-GV cho cả lớp cùng chơi trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh, nhạy bén.
-Ví dụ: trò chơi: “ Con thỏ ” .
-Kết thúc trò chơi, GV hỏi:
+ Các em đã sử dụng các giác quan nào để chơi?
-Bước 2: Thảo luận nhóm:
-Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục: “ Bạn cần biết”, trả lời:
+Não và tuỷ sống có vai trò gì?
+Kể 1 số giác quan trong cơ thể con người?
+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong những giác quan bị hỏng?
-Bước 3: Mời đại diện các nhóm trình bày.
Liên hệ: Em đã làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh?
-Kết luận: Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan.
-Hỏi:
+ Cơ quan thần kinh gồm có các bộ phận nào?
+ Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ
-Nhận xét HS trả lời.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS học bài.
-Chuẩn bị bài sau: Hoạt động thần kinh.
-3 HS trả lời.
-Quan sát và thảo luận theo cặp.
-Não.
-Tuỷ sống.
-1 cặp hs lên bảng chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh?
-HS quan sát hình vẽ và lắng nghe.
-HS tham gia trò chơi.
-Mắt, tai…
-Đọc thầm mục : “Bạn cần biết ”
-Trả lời các câu hỏi
-Điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
-Mắt để nhìn, tai để nghe, lưỡi để
nếm…
-Rất nguy hiểm.
-Não bị hỏng, ta không học hành được…
-Đại diên các nhóm trình bày.
-Nhóm khác bổ sung.
-HS tự trả lời.
-HS trả lời và chỉ trên hình vẽ.
File đính kèm:
- TUÂN 06.doc