I. Mục tiêu:
- Biết cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi
II. Đồ dùng dạy học:
-Các hình trong SGK T12,13
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 3 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 5
BỆNH LAO PHỔI
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy :Tự nhiên & xã hội
I. Mục tiêu:
- Biết cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi
II. Đồ dùng dạy học:
-Các hình trong SGK T12,13
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ
(5 phút)
B.Bài mới
HĐ 1:
Thảo luận nhóm
(20 phút)
HĐ 2:
Làm việc với SGK
(10 phút)
(Dành cho HS khá giỏi)
Củng cố- dặn dò
(5 phút)
“ Phòng bệnh đường hô hấp ”
+Nêu các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp?
+Muốn đề phòng các bệnh viêm đường hô hấp, em phải làm gì?
-GV nhận xét
Giới thiệu bài:
-Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làmđể phòng bệnh lao phổi
-Tiến hành:
-Bước1: Thảo luận nhóm
-GV yêu cầu HS quan sát các hình ở Tr/13 SGK và trả lời các câu hỏi:
+Kể ra những việc làm và hoàn cảnh có thể mắc bệnh lao phổi?
+Kể ra những việc làm và hoàn cảnh giúp ta tránh bệnh lao phổi?
+Tại sao ta không nên khạc nhỗ bừa bãi?
-Bước2: Làm việc cả lớp
-Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày
-GV bổ sung
-Bước3: Liên hệ thực tế
+Em và gia đình đã làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi?
-Kết luận: Lao là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi khuẩn gây ra. Ngày nay, đã có thuốc chữa khỏi bệnh lao và thuốc phòng lao.Trẻ em được tiêm phòng lao có thể không bị mắc bệnh này trong suốt cuộc đời
-Mục tiêu: Nêu nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi
-Tiến hành:
-Bước1: Làm việc theo nhóm4
-GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình 1,2,3,4,5 /12 và làm việc theo trình tự sau:
-Phân công 2 bạn đọc lời thoại giữa bác sĩ và bệnh nhân
-Các nhóm cùng lần lượt thảo luận các câu hỏi trong SGK
+Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì?
+Bệnh lao phổi gây tác hại gì đối với sức khoẻ của bản thân người bệnh và những người xung quanh?
-Bước2: Làm việc cả lớp
-GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
-Nếu HS trả lời chưa đầy đủ, GV bổ sung : Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao gây ra. Những người ăn uống thiếu thốn, làm việc quá sức thường bị vi khuẩn lao tấn công
-Người bệnh thường ăn không thấy ngon, người gầy đi và hay sốt nhẹ vào buổi chiều.Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể ho ra máu và có thể bị chết nếu không chữa trị kịp thời
-Bệnh này có thể lây từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp
-Người mắc bệnh lao phổi sức khoẻ giảm sút, tốn kém tiền của để chữa bệnh và dễ lây cho những người trong gia đình nếu không có ý thức gữi gìn vệ sinh như: dùng chung đồ cá nhân hoặc có thói quen khạc nhỗ bừa bãi
*Em nên làm gì để phòng bệnh lao phổi?
*Nêu nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi?
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò HS: Thực hành những điều đã học
-Chuẩn bị bài sau: Máu và cơ quan tuần hoàn
-2 HS trả lời
-Quan sát và thảo luận nhóm
-Hút thuốc lá, người thường xuyên hít phải khói thuốc lá, lao động nặng quá sức, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng,sống nơi ẩm thấp, chật chội, không đủ ánh sáng mặt trời
-Tiêm phòng lao cho trẻ em mới sinh, làm việc, nghỉ ngơi điều độ, vừa sức, nhà ở sạch, thoáng, đủ ánh sáng mặt trời
-Vì trong nước bọt và đờm của người bệnh chứa rất nhiều vi khuẩn lao và các mầm bệnh khác. Nếu khạc nhỗ bừa bãi, các vi khuẩn lao và mầm bệnh sẽ bay vào không khí, làm ô nhiễm không khí và người khác có thể bị nhiễm bệnh qua đường hô hấp
-Đại diện các nhóm lên trình bày
-Nhóm bạn bổ sung
-Quét dọn nhà cửa,mở cửa để ánh sáng mặt trời chiếu vào, không hút thuốc lá…
-Thảo luận nhóm,
Nhóm trưởng điều khiển
-2 bạn đọc lời thoại
-Các nhóm thảo luận các câu hỏi SGK
-Đại diện các nhóm báo cáo
-Các nhóm bổ sung
Tuần 3
Tiết 6
MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy :Tự nhiên & xã hội
I.Mục tiêu:
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II. Đồ dùng dạy học:
-Các hình trong SGK T14,15
-Tiết lợn hoặc tiết gà đã chống đông để lắng trong ống thuỷ tinh
III. Các hoạt động dạy học
Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ
(5 phút)
B.Bài mới
HĐ1 :
Làm việc với SGK
(17 phút)
HĐ 2:
Quan sát và thảo luận
(13 phút)
(Dành cho HS khá giỏi)
Củng cố -
dặn dò
(5 phút)
-“ Bệnh lao phổi ”
+Em nên làm gì để phòng bệnh lao phổi?
+Nêu nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi?
-Nhận xét.
GT bài
-Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình
-Tiến hành:
-Bước1: làm việc theo cặp
-GV hướng dẫn HS quan sát hình 4 T5, 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời
+Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu?
- Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực.
+Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình
+Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
-Bước2: Làm việc cả lớp- GV treo tranh hình 4 lên bảng
-Yêu cầu 1 số cặp lên trình bày
Kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu
-Mục tiêu: Trình bày sơ lược về thành phần của máu
-Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn
-Tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm
-GV yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1,2,3 T14 và quan sát ống máu đã được chống đông đem tới lớp và thảo luận câu hỏi:
+Bạn đã bị đứt tay hoặc trầy da bao giờ chưa?
+Khi bị đứt tay hoặc trầy da, bạn nhìn thấy gì ở vết thương?
+Theo bạn, khi máu mới chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay đặc?
+Quan sát máu đã được chống đông trong ống nghiệm hoặc ở hình 2 T 14, bạn thấy máu được chia làm mấy phần? Là những phần nào?
+Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì?
-Bước2: làm việc cả lớp
-Gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả
-GV nhận xét từng nhóm báo cáo kết quả
-Nhận xét và bổ sung
-Kết luận:Máu là một chất lỏng màu đỏ gồm 2 thành phần : huyết tương (phần màu vàng ở trên ) và huyết cầu- còn gọi là các tế bào máu (phần màu đỏ lắng xuống dưới)
-Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể được gọi là cơ quan tuần hoàn
* Em hãy nêu tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
* Chỉ vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ.
* Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì?
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau: Hoạt động tuần hoàn
-2HS trả lời
-(Dành cho HS khá giỏi)
-Thảo luận nhóm đôi, 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời
-1 số cặp HS lên trình bày
-HS lắng nghe
-Các nhóm quan sát và thảo luận
-Đai diện các nhóm báo cáo
File đính kèm:
- TUÂN 03.doc