Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 2 - Trần Thị Hai

 I.Mục tiêu:

 - Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng.

 - Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.

 - HS biết giữ sạch mũi họng.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Các hình trong SGK trang 8, 9.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 2 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Tiết 3 VỆ SINH HÔ HẤP Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy :Tự nhiên & xã hội I.Mục tiêu: - Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng. - Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. - HS biết giữ sạch mũi họng. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 8, 9. III.Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ ( 3-4 phút) B.Bài mới HĐ1: Thảo luận theo cặp (18 phút) HĐ2: Trò chơi: Nên và không nên (6 phút) HĐ3: (Dành cho HS khá. giỏi) (5 phút) Nhận xét- dặn dò: (2 phút) -Nên thở như thế nào ? -GV nêu câu hỏi: +Tại sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng? +Thở không khí trong lành có lợi gì? -GV nhận xét. GT bài -Mục tiêu: Kể ra được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. -Tiến hành: -Bước1: HS làm việc theo cặp -Yêu cầu 2 bạn ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở T9 SGK và trả lời câu hỏi: +Nêu tên các việc nên và không nên làm để bảo vệ và gữi gìn cơ quan hô hấp ? +Hình này vẽ gì? Việc làm của các bạn trong hình có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp? Tại sao? +Bạn đã làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp? -Bước2: Làm việc cả lớp- GV treo tranh ( T9 ) -Gọi một số cặp HS lên trình bày -GV bổ sung. -Yêu cầu HS cả lớp liên hệ những việc nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp. -Những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi các em sống để bảo vệ bầu không khí trong lành -Kết luận: Các em không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá ( vì trong thuốc lá có nhiều chất độc hại ), không chơi đùa ở nơi có nhiều khói bụi, khi quét dọn làm vệ sinh lớp,nhà ở cần phải đeo khẩu trang. -Luôn quét dọn và lau nhà sạch sẽ , tham gia tổng vệ sinh đường phố, ngõ xóm, không vứt rác, khạc nhỗ bừa bãi. -Mục tiêu: Củng cố kiến thức. -Bước1: GV hướng dẫn cách chơi. -Lớp cử 2 đội, mỗi đội 4 em, khi có hiệu lệnh, lần lượt từng em của mỗi đội sẽ nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp. -Bước2: HS tham gia chơi -GV nhận xét- tuyên dương -Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc tập thở buổi sáng -Tiến hành: - Làm việc cá nhân -GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 T8 thảo luận và trả lời câu hỏi: +Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì? +Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi họng? -Tóm ý: Tập thở sâu buổi sáng rất có lợi cho sức khoẻ vì sau một đêm nằm ngủ không hoạt động, cơ thể cần được vận động để mạch máu lưu thông, hít thở không khí trong lành và hô hấp sâu để tống được nhiều khí các-bô-nic ra ngoài và hít được nhiều khí ô xi vào phổi -GV nhắc nhở HS nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng. Nhận xét tiết học -Dặn dò HS : Thực hành những điều đã học. -Chuẩn bị bài sau :Phòng bệnh đường hô hấp. -2 HS trả lời -HS làm việc theo cặp. -Một số cặp lên trình bày, mỗi cặp phân tích 1 bức tranh. -Giữ ấm cổ, ngực vào mùa đông. -Đi ngoài đường phải mang khẩu trang, tránh nơi có khói thuốc lá và bụi -Quét dọn nhà cửa, trồng cây xanh, giữ vệ sinh nơi em ở. -HS tham gia chơi -Cả lớp theo dõi, nhận xét. -Quan sát và trả lời -Không khí trong lành, ít khói bụi. -Lau sạch mũi, súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp. -Đại diện các nhóm báo cáo. Tuần 2 Tiết 4 PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HÂP Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy : Tự nhiên& xã hội I.Mục tiêu: - Sau bài học, HS có thể : - Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. - Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi miệng. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 10, 11. III.Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ (3-4phút) B.Bài mới HĐ1: Động não (5-7 phút) HĐ 2 Thảo luận nhóm đôi (10 phút) HĐ2 Làm việc với SGK (Dành cho HS khá giỏi) (7phút) HĐ nối tiếp: (7 phút) Nhận xét- dặn dò (2 phút) -Vệ sinh hô hấp, GV nêu câu hỏi: + Nêu những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. +Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi họng? GT bài -Mục tiêu: Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp -Tiến hành: -GV yêu cầu HS nhắc lại các bộ phận của cơ quan hô hấp. +Kể tên một bệnh hô hấp mà em biết? -GV giúp HS hiểu: Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh. Những bệnh đường hô hấp thường gặp là: bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. -Mục tiêu: Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng. Tiến hành: -HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Nêu cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông. + Làm thế nào để giữ sạch mũi,miệng ? -Mục tiêu: -Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp -Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp -Tiến hành: -Bước 1: Làm việc với SGK -GV yêu cầu HS quan sát và tìm hiểu nội dung hình 2,3,4,5,6 (T10, 11) trả lời câu hỏi: +Nêu các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp? +Nêu những nguyên nhân của bệnh viêm đường hô hấp? -Kết luận và nêu cách đề phòng các bệnh đường hô hấp. -Mục tiêu: Giúp HS củng cố những kiến thức đã học. - Kể tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp - Nêu cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi miệng. - Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp. -Nhận xét tiết học. -Dặn: Các em phải đề phòng bệnh viêm đường hô hấp khi mùa đông sắp đến. -Chuẩn bị bài sau : Bệnh lao phổi. -2 HS trả lời, lớp theo dõi. -Mũi, khi quản, phế quản và hai lá phổi -Bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. -HS chú ý lắng nghe. - Mặc thêm áo ấm, đội mũ, quàng khăn, mang khẩu trang và đi bít tất,giữ nơi ở đủ ấm, tránh gió lùa ... - Lau sạch mũi, súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng. -HS quan sát các hình trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi. -HS quan sát hình và tự trả lời câu hỏi . -Bệnh việm họng, viêm phế quản, viêm phổi. - Do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng, hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi...) - Một số HS trả lời

File đính kèm:

  • docTUÂN 02.doc
Giáo án liên quan