I. MỤC TIÊU:
Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp
Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào thở ra.
Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình SGK/4;5 phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu qua về nội dung chương trình môn TNXH lớp 3.
Gồm 3 chương lớn:
• Con người và sức khỏe.
• Xã hội.
• Tự nhiên (gồm 70 tiết/ 35 tuần ; 2 tiết/ tuần).
121 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Trường Tiểu Học Minh Thuận 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếu sáng.
+ Thảo luận. Đại diện phát biểu.
+ Vài học sinh nhắc lại.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Chốt nội dung bài học. Liên hệ giáo dục.
+ Nhận xét tiết học.
+ Chuẩn bị bài: Năm tháng và mùa.
TUẦN 32 Thứ …….. ngày …….. tháng …….. năm………
TNXH NĂM THÁNG VÀ MÙA
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh biết thời gian để Trái đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt trời là 1 năm. Biết 1 năm có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
Biết 1 năm thường có 4 mùa.
Thực hành vẽ, chỉ và trình bày được sơ đồ thể hiện các mùa trong năm trên Trái đất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mô hình quả địa cầu.
Vở bài tập TNXH.
Lịch tờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Ngày và đêm trên Trái đất.
Khi nào trên Trái đất là ban ngày? Khi nào là ban đêm?
Tại sao ngày và đêm lại luân phiên kế tiếp nhau không ngừng? Trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó mất bao lâu?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1. Năm, tháng và mùa.
+ Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời 2 câu hỏi.
- Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? Mỗi tháng gồm bao nhiêu ngày?
- Trên Trái đất thường có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Diễn ra vào những tháng nào trong năm?
+ Giáo viên kết luận:
- Thời gian để Trái đất chuyển động 1 vòng quanh Mặt trời gọi là 1 năm. Khi chuyển động trục Trái đất bao giờ cũng quay về 1 phía. Trong 1 năm có 1 thời gian Bắc bán cầu nghiêng về phía Mặt trời - Thời gian đó Bắc bán cầu là mùa hạ, Nam bán cầu là mùa đông và ngược lại, khi Nam bán cầu là mùa hạ thì Bắc bán cầu là mùa đông.
- Khoảng thời gian chuyển từ mùa hạ sang mùa đông gọi là mùa thu và từ mùa đông sang mùa hạ gọi là mùa xuân.
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Xuân, Hạ, Thu, đông”.
+ Giáo viên phát mỗi nhóm 5 thẻ “Xuân”, “Hạ”, “Thu”, “Đông”, “Mặt trời”.
+ Giáo viên phổ biến cách chơi. ( STK/128).
+ Kết luận: Để quay đủ 4 mùa, tức là 1 vòng quanh Mặt trời thì Trái đất đã tự quay quanh mình nó 365 vòng tức là 365 ngày. Đó cũng là khoảng thời gian 1 năm.
Nói thêm: Những ngày dài nhất của mùa hè có tên là Hạ chí, những ngày dài nhất mùa đông gọi là Đông chí.
+ Thảo luận. Đại diện phát biểu.
- 12 tháng ; 30;31 và 28(29) ngày/ tháng.
- Có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3; Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 6; Mùa thu từ tháng 7 đến tháng 9; Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12.
+ Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
+ Học sinh tham gia chơi trò chơi.
+ Cử đại diện thi đua.
+ Lớp quan sát.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Học sinh về nhà ghi nhớ “ Bóng đèn toả sáng”.
+ Tìm hiểu khí hậu đặc trưng của các nước “ Nga- Uc- Brazil- ViệtNam”.
TUẦN 33 Thứ …….. ngày …….. tháng …….. năm………
TNXH CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh kể tên và chỉ ra được vị trí các đới khí hậu trên quả địa cầu.
Biết được đặc điểm chính của các đới khí hậu.
Biết Việt Nam nằm trong đới khí hậu Nhiệt đới ( đới nóng).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Quả địa cầu.
Vở bài tập, thẻ chữ ( chơi trò chơi).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Năm, tháng và mùa.
Khoảng thời gian nào được gọi là 1 năm?
1 năm có bao nhiêu ngày và được chia thành mấy tháng?
Vì sao trên Trái đất có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1. Tìm hiểu các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
+ Tổ chức cho học sinh thảo luận.
- Hãy nêu những nét khí hậu đặc trưng của các nước sau đây: Nga, Úc, Brazil, Việt Nam.
- Theo em, vì sao khí hậu các nước này khác nhau?
+ Học sinh quan sát hình 2.
+ Giáo viên giới thiệu: Trái đất chia làm 2 nửa bằng nhau, ranh giới là đường xích đạo. Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
* Hoạt động 2: Đạc điểm chính của các đới khí hậu.
+ Thảo luận.
+ Giáo viên kết luận:
- Nhiệt đới: nóng quanh năm.
- Ôn đới: ấm áp, có đủ 4 mùa.
- Hàn đới: rất lạnh.
- Ở 2 cực của Trái đất, quanh năm nước đóng băng.
+ Học sinh tìm trên quả địa cầu 3 nước nằm ở mỗi đới khí hậu nói trên.
* Hoạt động kết thúc: Trò chơi “Ai tìm nhanh nhất”.
+ Tiến hành thảo luận cặp đôi.
+ Đại diện phát biểu.
- Nét khí hậu đặc trưng của các nước:
Nga: khí hậu lạnh.
Úc : khí hậu mát mẻ.
Brazil: khí hậu nóng.
Việt Nam: có khí hậu cả nóng và lạnh.
- Vì chúng nằm ở các vị trí khác nhau trên Trái đất.
+ Học sinh chú ý lắng nghe.
+ Học sinh chỉ vào quả địa cầu và nhắc lại yêu cầu.
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
Đới khí hậu Đặc điểm khí hậu chính
Hàn đới lạnh quanh năm, có tuyết
Ôn đới ấm áp, mát mẻ, có đủ 4 mùa
Nhiệt đới nóng ấm, mưa nhiều
- Nhiệt đới: Việt Nam
- Ôn đới: Pháp, Thụy Sĩ, Uc
- Hàn đới: Canada, Thụy Điển
+ Sách thiết kế trang 133.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
+ Hoàn thành vở Bt TNXH. Ôn lại bài đã học.
+ Chuẩn bị bài: Bề mặt Trái đất.
TUẦN 33 Thứ …….. ngày …….. tháng …….. năm………
TNXH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh phân biệt được lục địa và đại dương.
Biết bề mặt Trái đất chia thành 6 lục địa và 4 đại dương.
Nói tên và chỉ được vị trí các lục địa và đại dương trên lược đồ.
Chỉ vị trí của một số nước (trong đó có Việt Nam)và nằm ở châu lục nào?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Quả địa cầu
Lược đồ các châu lục và các đại dương.
Hai bộ thẻ chữ ghi tên 4 châu lục, 6 đại dương và tên một số nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Các đới khí hậu
Có mấy đới khí hậu? Nêu đặc điểm chính của các đới khí hậu đó?
Hãy cho biết các nước : Ấn Độ, Phần Lan, Nga, Argentina thuộc các đới khí hậu nào?
Nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1. Tìm hiểu bề mặt của Trái đất.
+ Thảo luận nhóm. Hỏi:
- Quan sát em thấy quả địa cầu có những màu gì?
- Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu?
- Theo em, các màu đó mang những ý nghĩa gì?
+ Giáo viên kết luận: Trên bề mặt Trái đất có chỗ là đất có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn trên bề mặt Trái đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 lục địa. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Có 4 đại dương trên bề mặt Trái đất.
* Hoạt động 2: Lược đồ các châu lục và các đại dương.
+ Giáo viên treo lược đồ: học sinh lên bảng chỉ và gọi tên các châu lục và các đại dương trên Trái đất.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh tìm vị trí của nước Việt Nam trên lược đồ và cho biết nước ta nằm ở châu lục nào?
+ Giáo viên kết luận: 6 châu lục và 4 đại dương trên Trái đất không nằm rời rạc mà xen kẽ gắn liền với nhau trên bề mặt Trái đất.
+ Tiến hành thảo luận. Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Các màu: xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng nhạt, màu ghi.
- Màu chiếm diện tích nhiều nhất là màu xanh nước biển.
- Mang ý nghĩa là: màu xanh nước biển để chỉ nước biển hoặc đại dương. Các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia.
+ Lớp nhận xét.
+ Vài học sinh nhắc lại ý chính.
+ Học sinh nối tiếp nhau lên bảng chỉ và gọi tên:
- Có 6 châu lục trên Trái đất: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Có 4 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
+ Vài học sinh tìm và chỉ vị trí nước Việt Nam, sau đó nêu Việt Nam nằm ở châu Á.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Học sinh đọc “ Bóng đèn toả sáng”.
+ Học sinh sưu tầm và tìm hiểu thêm về 6 châu lục và 4 đại dương.
+ Chuẩn bị bài: Bề mặt lục địa.
TUẦN 34 Thứ …….. ngày …….. tháng …….. năm………
TNXH BỀ MẶT LỤC ĐỊA
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh mô tả được bề mặt lục địa ( bằng miệng, có kết hợp chỉ tranh vẽ).
Nhận biết và phân biệt được sông, suối, hồ …
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số tranh ảnh về sông, suối , hồ…
Vở Bt TNXH.
Sưu tầm nội dung một số câu chuyện , thông tin về các sông hồ trên Thế giới và Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Bề mặt Trái đất.
Về cơ bản, bề mặt Trái đất được chia làm mấy phần?
Hãy kể tên 6 lục địa và 4 đại dương?
Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1. Bề mặt lục địa.
+ Câu hỏi:
- Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không? Vì sao em lại nói được như vậy?
+ Tổng hợp ý kiến. Giáo viên kết luận: Bề mặt Trái đất không bằng phẳng, có chỗ đất nhô cao, có chỗ đất bằng phẳng, có chỗ có nước còn có chỗ không có nước.
+ Thảo luận nhóm.
- Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
- Nước sông, suối thường chảy đi đâu?
+ Giảng (hính/SGK): Từ trên núi cao, nước chảy theo các khe chảy thành suối. Các khe suối chảy xuống sông, nước từ sông lại chảy ra biển cả.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về suối, sông, hồ.
+ Học sinh quan sát hình2;3;4/ 129 và nêu nhận xét.
+ Xem hình nào thể hiện sông, suối, hồ và tại sao lại nhận xét được như thế?
+ Giáo viên kết luận: Bề mặt lục địa có những dòng nước chảy ( sông, suối) và cả những nơi chứa nước ( ao, hồ).
+ Hoạt động cả lớp. Học sinh trình bày trước lớp những thông tin hoặc câu chuyện có nội dung nói về các sông ngòi, ao hồ nổi tiếng trên Thế Giới và Việt Nam.
+ Nhận xét.
+ Hoạt động cả lớp. Đại diện phát biểu.
- Bề mặt lục địa bằng phẳng vì đều là đất liền.
+ Đại diện phát biểu.
- Giống nhau: đều là nơi chứa nước.
Khác nhau: Hồ là nơi nước không lưu thông được. Suối là nơi nước chảy từ nguồn xuống các khe. Sông là nơi nước chảy có lưu thông được.
- Nước sông, suối thường chảy ra biển hoặc đại dương.
+ Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
+ Hình 2 thể hiện sông vì thấy nhiều thuyền đi lại trên đó.
+ Hình 3 thể hiện hồ vì thấy có tháp Rùa, đây là hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội và không thấy thuyền nào đi lại trên đó cả.
+ Hình 4 là thể hiện suối vì có thấy nước chảy từ trên khe xuống, tạo thành dòng.
+ Học sinh trình bày trước lớp.
+ Học sinh trao đổi, thảo luận.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại “ Bóng đèn toả sáng”. Giáo dục học sinh và đưa ra thêm thông tin về các sông, ao, hồ mà học sinh biết.
+ Nhận xét tiết học. Học sinh về nhà sưu tầm thêm tranh ảnh về núi non.s
+ Chuẩn bị bài
File đính kèm:
- TNXH 135.doc