Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Trường Tiểu học Hứa Tạo

- Bước 1 : Trò chơi: Cả lớp thực hiện động tác : "Bịt mũi nín thở".

 Thở gấp hơn, sâu hơn bình thường

- Bước 2 : 1 HS lên thực hiện động tác thở sâu (H1/4 SGK)

- Cả lớp đặt tay lên ngực thực hiện.

-HSnhận xét lồng ngực khi hít và thở sâu

-HS So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu.

- HS nêu lợi ích của việc thở sâu

-HSchỉ sơ đồ các bộ phận của CQHH

-HS chỉ sơ đồ đường đi không khí khi hít vào, thở ra

 

doc51 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Trường Tiểu học Hứa Tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm giống nhau giữa rễ cọc và rễ chùm ? - N 5 + 6 : Cây nào có rễ mọc ra từ cành, thân ? Cây nào có rễ phình to ra thành củ ? - N 7 + 8 : Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được ? Theo em rễ cây có chức năng gì ? * Bước 2: Làm việc cả lớp - Gọi học sinh trình bày - Cây rau đang lên ngắt ngọn đừng cho sứt hẳn sau một ngày em thấy thế nào? Vì sao ? - Rễ cây có chức năng gì ? * Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cây không bị đổ. 2. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp a. Mục tiêu: Kể ra ích lợi của một số rễ cây. * Bước 1: Làm việc theo cặp - Chỉ ra đâu là rễ ? - Người ta dùng rễ để làm gì ? * Bước 2: Cả lớp làm việc - Các cặp đặt một số câu hỏi về rễ cây. + Người ta sử dụng rễ cây làm gì ? + Kể tên một số cây dùng để ăn ? + Kể tên một số rễ cây làm thuốc ? + Ngoài tác dụng trên rễ cây còn có tác dụng ? - Kể ra một số tác dụng của rễ cây ? - Giáo viên tóm ý : Một số rễ cây làm thức ăn, làm thuốc, làm đường. 3. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học - Bài sau: Lá cây. - Đại diện các nhóm nhận phiếu. Điều khiển các bạn thảo luận. - Các nhóm thảo luận ghi nhanh ra phiếu. - Lớp làm việc - Đại diện các nhóm trình bày kết quả . - Các nhóm khác bổ sung - Ngọn cây bị héo. Vì rễ cây không dẫn nước và thức ăn lên được để nuôi cây. - Hút nước, muối khoáng hòa tan để nuôi cây. - Làm cho cây bám chặt vào đất không bị đổ. - Các cặp làm việc - Quan sát tranh 2, 3, 4, 5/85 - Phần nằm từ mặt đất xuống gọi là rễ cây. - Người ta dùng rễ cây để ăn và làm thuốc. - Ăn, làm thuốc... - Sắn, khoai, cà rốt, nghệ,... - Rễ chanh, gừng, cà rốt, củ cải, nhân sâm, tam thất... - Giữ cho cây khỏi bị đổ. - Hút nước và muối khoáng hòa tan nuôi cây. - 5 em đọc lại phần ghi nhớ SGK/84 Thứ ba, 15/2/2011 Tự nhiên - Xã hội LÁ CÂY I. Mục tiêu : - Biết được sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá. - Biết được cấu tạo ngoài của lá cây. II. Đồ dùng dạy học :- Các hình SGK/86, 87- Sưu tầm các lá cây khác nhau. - Giấy A0, băng keo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : THẦY TRÒ 1. Ổn định 2. Bài mới a. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm * Mục tiêu : Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. - Nêu được đ2 chung về cấu tạo ngoài của lá. * Cách tiến hành : + Bước 1 : - Quan sát hình 1, 2, 3, 4/SGK và vật thật. - HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, SGK - Làm việc theo cặp. - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Gợi ý : Màu sắc, hình dạng, kích thước chỉ cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được. - Trả lời phần gợi ý bên. + Bước 2 : Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Nhóm khác bổ sung. ® Kết luận : Lá cây thường có màu xanh lục. Lá cây có nhiều hình dạng, kích thước và độ lớn khác nhau. Mỗi lá thường có cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có gân lá. - 2 học sinh đọc lại kết luận trên. b. Hoạt động 2 : Làm việc với vật thật * Mục tiêu : Phân loại các lá cây sưu tầm được. * Cách tiến hành : - Phát giấy A0 và băng keo. - Yêu cầu học sinh trình bày các loại lá sưu tầm được. - Nhóm trưởng điều khiển sắp xếp lá, đính giấy A0 theo nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. - Yêu cầu các nhóm tự trình bày. - Nhóm giới thiệu bộ sưu tầm của nhóm trước lớp. - Nhóm khác nhận xét, chọn nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp, nhanh. c. Củng cố, dặn dò - Nêu màu sắc, đặc điểm của lá cây. - Giáo viên nhận xét tiết học. Tự nhiên - Xã hội KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY I.Mục tiêu: Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của TV và ích lợi của lá đối với đời sống con người. KNS cần đạt: tìm kiếm và xử lí thông tin; làm chủ bản thân; tư duy phê phán II. Đồ dùng dạy học:-Các hình trong SGK trang 88, 89. - Các loại lá cây do giáo viên, học sinh sưu tầm được. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : THẦY TRÒ 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : a. Hoạt động 1 : Làm việc với SGK theo cặp * Mục tiêu : Biết nêu chức năng của lá cây * Cách tiến hành : + Bước 1 : Làm việc theo cặp - Từng cặp dựa vào hình 1/87 tự đặt câu hỏi và trả lời. - Gợi ý :Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? - Quá trình quhợp xảy ra trong điều kiện nào ? - Trong quá trình h2, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? - Ngoài chnăng quhợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ? + Bước 2 : Làm việc cả lớp - Thi đua đặt câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá. ®Rút ra kluận:Lá cây có 3 chức năng: Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước. - 2 học sinh nhắc lại. b. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm * Mục tiêu : Kể được những ích lợi của lá cây. * Cách tiến hành : + Bước 1 : Giáo viên chia nhóm 4 em - Nhóm trưởng điều khiển nhóm dựa thực tế và quan sát hình 89/SGK, nói ích lợi của lá cây. -Kể tên những lá cây thường dùng ở địa phương ? + Bước 2 : Mỗi nhóm cử đdiện 1 em lên bảng viết được tên nhiều lá cây dùng vào các việc như : . Để ăn . Làm thuốc . Gói bánh, gói hàng . Lợp nhà . Làm nón... - Các nhóm thi đua xem cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây và ích lợi của nó. - Nhóm khác nhận xét - tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên cho học sinh nêu ích lợi và chức năng của lá cây. - Giáo viên nhận xét tiết học. Tự nhiên - Xã hội : HOA I.MỤC TIÊU :Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.Kể tên các bộ phận của hoa KNS cần đạt: quan sát, so sánh; tổng hợp, phân tích thông tin II. CHUẨN BỊ :- Một số bông hoa thật - Các hình minh họa trong SGK/90, 91 - Các loại hoa học sinh sưu tầm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : THẦY TRÒ 1. Ổn định 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu trực tiếp, ghi đề lên bảng. a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận + Mục tiêu : Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa. Kể tên các bộ phận thường có của một bông hoa. + Cách tiến hành :Chia nhóm 4 * Bước 1 : Làm việc theo nhóm. Quan sát nói màu sắc bông hoa hình/90, 91 SGK - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận. - Hoa nào có hương, không hương ? - Chỉ cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của những bông hoa quan sát được ? - Thư ký ghi kết quả thảo luận vào phiếu. * Bước 2 : Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, nhóm khác bổ sung. ® Kết luận : - Các loài hoa thường khác nhau về hình dáng, màu sắc và mùi hương - Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. b. Hoạt động 2 : Làm việc với vật thật + Mục tiêu : Biết phân loại các bông hoa sưu tầm được. + Cách tiến hành : Chia lớp thành 4 nhóm - Nhóm trưởng lên nhận giấy A0 và bút - Nhóm trưởng điều khiển, sắp xếp các bông hoa sưu tầm theo từng nhóm. - Trưng bày sản phẩm, nhận xét, so sánh nhóm bạn. - Khen nhóm trưng bày sản phẩm đẹp, đúng c. Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp + Mục tiêu : Nêu được chức năng và ích lợi của hoa. + Cách tiến hành : Giáo viên nêu câu hỏi : - Hoa có chức năng gì ? - HS thảo luận trả lời từng câu. - Hoa thường dùng để làm gì ? Nêu ví dụ ? - Quan sát hình trang 91 : Những bông hoa nào dùng trang trí, những hoa nào dùng để ăn ? ® Kết luận : - Hoa là cơ quan sinh sản của cây. - Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu sự giống nhau và khác nhau của hoa? - Nêu chức năng và ích lợi của hoa ? - Giáo viên nhận xét tiết học. Tự nhiên - Xã hội : QUẢ I.MỤC TIÊU : Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.Kể tên các bộ phận thường có của một quả. KNS cần đạt: quan sát, so sánh; tổng hợp, phân tích thông tin II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :Các hình trong SGK trang 92, 93.Sưu tầm quả thật - Phiếu bài tập.III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : THẦY TRÒ 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu sự giống và khác nhau của hoa ? Ích lợi của hoa ? 3.Bài mới :a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận + Mục tiêu : Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả. Kể tên các bộ phận thường có của một quả. + Cách tiến hành : * Bước 1 : Quan sát hình SGK : - HS quan sát hình trang 92, 93 - Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn từng loại quả ? - Học sinh trả lời theo ý của mình - Trong các quả đó, bạn ăn quả nào ? Mình của quả đó như thế nào ? - Chỉ, nói tên từng bộ phận của một quả ? - Mỗi quả có 3 phần : vỏ, thịt, hạt - Người ta thường ăn bộ phận nào của quả? - Người ta thường ăn thịt của quả * Bước 2 : Quan sát các quả mang đến lớp - Chia nhóm 4 - Học sinh quan sát, giới thiệu quả mình sưu tầm được. - Yêu cầu học sinh quan sát bên ngoài: Nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả. - Quan sát bên ngoài - Quan sát bên trong : Gọt (bóc) vỏ, nhận xét về vỏ quả ? Bên trong quả có bộ phận nào ? Chỉ phần ăn được của quả đó ? - Quan sát bên trong - Ghi nhận xét vào giấy. - Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó ? * Bước 3 : Làm việc cả lớp - Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. - Nhóm khác bổ sung. ® Kết luận : Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần : vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt. b. Hoạt động 2 : + Mục tiêu : Nêu chức năng hạt và ích lợi của quả + Cách tiến hành : * Bước 1 : Làm việc nhóm : Chia lớp làm 4 nhóm - Giáo viên nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận ghi vào phiếu. - Quả thường dùng để làm gì ? Nêu ví dụ ? - Quả nào ăn tươi, quả nào chế biến làm thức ăn ? - Quan sát hình 92, 93/SGK và thảo luận nhóm theo gợi ý bên. - Hạt có chức năng gì ? * Bước 2 : Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm - Nhóm khác nhận xét, bổ sung ® Kết luận : - Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa cơm, ép dầu... Ngoài ra muốn bảo quản được lâu, người ta có thể chế biến thành mứt hoặc đóng hộp. - Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới. 4. Củng cố, dặn dò - Học sinh làm bài tập viết tên quả có hình dạng, kích thước tương tự vào một nhóm. - Về học bài - Nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • docGiao an TNXH lop 3 Tuan 1 24.doc
Giáo án liên quan