I. MỤC TIÊU :
Sau bài học , học sinh có khả năng:
- Trình bày sơ lượt về cấu tạo và chức năng của máu.
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
- Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK trang 14, 15.
- Tiết vịt đã chống đông để lắng trong ống thuỷ tinh.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
A KIỂM TRA BÀI CŨ
- Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì?
- Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào?
- Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào?
B GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Máu và cơ quan tuần hoàn
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2946 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tiết 6: Máu và cơ quan tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2004
Tự nhiên và xã hội
MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU :
Sau bài học , học sinh có khả năng:
- Trình bày sơ lượt về cấu tạo và chức năng của máu.
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
- Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK trang 14, 15.
- Tiết vịt đã chống đông để lắng trong ống thuỷ tinh.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
A KIỂM TRA BÀI CŨ
- Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì?
- Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào?
- Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào?
B GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Máu và cơ quan tuần hoàn
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2.
3
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Trình bày được sơ lược về thành phần cùa máu và chức năng của huyết cầu đỏ. Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu: HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 14 SGK kết hợp quan sát ống máu đã được chống đông để thảo luận các câu hỏi.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét góp ý, bổ sung.
- Sau đó GV chốt ý.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4 SGK lần lượt một bạn hỏi, một bạn trả lời.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu một số cặp HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV chốt ý chính.
Hoạt động 3: chơi trò chơi tiếp sức.
* Mục tiêu: hiểu được mách máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.
+ GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi như sau: Chia lớp thành 2 đội có số người bằng nhau. Hai đội đứng thành hai hàng dọc cách đều bảng. Khi GV hô “Bắt đầu”, người đứng trên cùng của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi tới. Khi viết xong bạn đó đi xuống và đưa phấn cho bạn tiếp theo. Trong cùng một thời gian, đội nào viết được nhiều tên các bộ phận của cơ thể, đội đó thắng. Số HS còn lại sẽ cổ động cho cả hai đội.
- Kết thúc trò chơi GV nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc.
* GV chốt ý chính.
- Học sinh làm việc theo nhóm theo yêu cầu của GV.
- Các câu hỏi thảo luận.
+ Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay hoặc trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương?
+ Theo bạn, khi máu mới chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay là đặc?
+ Quan sát máu đã được chống đông trong ống nghiệm hoặc ở hình 2 trang 14, bạn thấy máu được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
+ Quan sát huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào? Nó có chức năng gì?
+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì?
- HS theo dõi ghi nhớ:
+ Máu là một chất lỏng màu đỏ gồm hai thành phần: là huyết tương( phần nước vàng ở trên) và huyết cầu., còn gọi là tế bào máu( phần màu đỏ lắng xuống dưới.
+ Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa, lõm hai mặt. Nó có chức năng mang khi ôxy đi nuôi cơ thể.
+ cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể được gọi là cơ quan tuần hoàn.
- HS thực hiện theo yêu cầu củøa GV.
+ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu.
+ Dựa vào hình vẽ mô tả vị trí của tim trong lồng ngực.
+ chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu.
- HS theo dõi và tham gia chơi.
- Theo dõi và ghi nhớ: Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô xi để hoạt động. Đồng thời máu cũng có chức năêng chuyên chở khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài.
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ
- Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
- Chỉ vị trí của tim trên hình vẽ và trên cơ thể của mình.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài: Hoạt động tuần hoàn.
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- 06.doc