I- Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết:
- Củng cố các kiến thức đã họcvề cách phòng một số bệnh có liên quan đến cơ quan bên trong, những hiểu biết về gia đình, nhà trường và xã hội.
- Củng cố ý thức giữ gìn sức khoẻ và tham gia vào các hoạt động.
II- Đồ dùng dạy học
- Các bảng, biểu phụ, giấy khổ to, bút, băng dính.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 2 Tuần 15,16,17,18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 1 tháng 1 năm 2007
Tự nhiên xã hội.
Bài 35 : Ôn tập học kỳ I ( Tiếp theo ).
I- Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết:
- Củng cố các kiến thức đã họcvề cách phòng một số bệnh có liên quan đến cơ quan bên trong, những hiểu biết về gia đình, nhà trường và xã hội.
- Củng cố ý thức giữ gìn sức khoẻ và tham gia vào các hoạt động.
II- Đồ dùng dạy học
Các bảng, biểu phụ, giấy khổ to, bút, băng dính.
III- Hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò
1-Tổ chức
2-Ôn tập
Hoạt động 1:
a-Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học về cách phòng một số bệnh có liên quan bên trong.
b- Cách tiến hành:
Yêu cầu:
* Thảo luận câu hỏi.
N1:Nêu các cơ quan bên trong cơ thể?
N2: Nêu chức năng của các cơ quan đó?
N3:Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh?
- Hết thời gian yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung
- Chối ý kiến:
KL: Mỗi cơ quan bộ phận có chức năng,nhiêm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh cac bệnh tật để khoẻ mạnh.
Hoạt động 2:
a-Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết về gia đình, nhà trường và xã hội.
b-Cách tiến hành:
GT gia đình mình cho các bạn?
Bố mẹ em làm nông nghiêp hay sản xuất công nghiệp hay buôn bán?
Em đã giúp đỡ bố mẹ như thế nào?
3- Hoạt động nối tiếp
*Củng cố
Nêu cách phòng 1 số bệnh thường gặp?
*Dặn dò:
- Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- Lớp hát.
* Thảo luận theo nhóm.
- Chia nhóm.
- Các nhóm thảo luận các câu hỏi:
- Đại diên báo cáo kết quả.
- Nhận xét:
+Các cơ quan bên trong cơ thể gồm: CQ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, thần kinh…
+Chức năng:
. C.quan tuần hoàn:Tim và các mạch máu
.C.q hô hấp:Mũi,khí quản, phế quản, phổi
.C.q tiêu hoá:Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn
.Cq bài tiết: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
.Cq thần kinh: Não, tuỷ sống và các dây thần kinh.
+Các bệnh thường gặp:
.C.q hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Ta phải giữ ấm cơ thể
.Cq tiêu hoá: Tiêu chảy, đau dạ dày…
. Cq bài tiết: Viêm thận, sỏi thận…Phải uống nhiều nước…
.C.q thần kinh: Trẻ em thường bị bệnh thấp tim và một số bẹnh về tim mạch. Cần phải tránh bị viêm họng kéo dài…
*Làm việc cá nhân.
- Giới thiệu về gia đình mình.
- Từng em giới thiệu về gia đình mình
Giới thiệu về số lượng người trong gia đình mình, nghề nghiệp của bố mẹ, anh chị em trong nhà, ngoài thời gian học ra em giúp đỡ bố mẹ những việc gì…
- Vài em nêu lại một số bệnh thường gặp của các cơ quan.
- VN thực hành tốt để tránh các bệnh tật.
Thứ năm ngày 4 tháng 1 năm 2007
Tự nhiên và xã hội
Bài 36 : Vệ sinh môi trường
I. Mục tiêu
Sau bài học học sinh biết:
- Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người
- Thực hiện hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải; các hình trong sgk tr.68-69.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
Tổ chức:
Bài mới:
Hoạt động 1:
a.Mục tiêu: HS thấy được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với đời sống con người.
b.Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận nhóm
Chia lớp làm 3 nhóm .
Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu:
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?
+ Những sinh vật nào thường sống trong đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
Bước 2: Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung:
*Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác rễ bị thối rữa và nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi… thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệng cho người.
Hoạt động 2:
a. Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
b.Cách tiến hành:
Bước 1: Quan sát các tranh sgk và các tranh sưu tầm được
Cho biết việc nào làm đúng việc nào làm sai?
Bước 2: Các nhóm trình bày
- Giáo viên kết luận
3- Hoạt động nối tiếp
*Củng cố
- Em cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Em đã làm gìđể giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Hãy nêu cách xử lí rác ở phố em?
*Dặn dò:
- Nhắc nhở h/s công việc về nhà
Lớp hát.
Thảo luận nhóm
- Các nhóm nhận nội dung thảo luận của mình.
- Đọc các câu hỏi của nhóm mình trước lớp:
- Các nhóm thảo luận theo nhóm đôi
+Khi đi qua đống rác mùi rất hôi thối, khó chịu. Rất hại đối với sức khoẻ.
+Trong rác rất nhiều các sinh vật gây bệnh sinh sống như: Ruồi, gián, chuột. Chúng là các con vật trung gian truyền bệnh
Đại diện các nhóm đôi trình bày ý kiến của mình trước lớp:
Nhóm khác bổ sung.
Làm việc theo cặp
- Các nhóm quan sát các tranh ở trang 69 và các ảnh sưu tầm được cho biết quan điểm của mình. Hình nào đúng hình nào sai
- Một số nhóm trình bày quan điểm của mình trước lớp, nhóm khác bổ sung
- Một số em nhắc lại
- Một số h/s trình bày
- Vệ sinh nơi công cộng: Không vứt rác, phóng uế bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Nêu cách xử lí rác của phố mình
- VN thực hành vệ sinh nhà mình sạch sẽ và xử lý rác của gia đình đúng theo quy định .
File đính kèm:
- TNXH 15,16,17,18.doc