Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 tuần 2 - 13

Tự nhiên và xã hội

Bài 2 : CHÚNG TA ĐANG LỚN

A.Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:

- Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.

- Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.

 II- Các kỹ năng sống được gd trong bài:

 - Kỹ năng tự nhận thức: Nhận thức được bản thân: cao/thấp, gầy/béo, mức độ hiểu biết

 - Kỹ năng giao tiếp: Tự tin giao tiếp khi tham gia các hoạt động thảo luận và thực

hành đo

III- Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể xử dụng:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp trước lớp, thực hành đo chiều cao, cân nặng.

 IV-Đồ dùng dạy-học:

- GV : Các hình trong bài 2 SGK phóng to

- HS :Vở bài tậpTN -XH bài 2

 C. Hoạt động dạy học:

1. Khởi động: Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước học bài gì? ( Cơ thể chúng ta)

 - Hãy nêu các bộ phận của cơ thể? ( 2 HS nêu)

- Nhận xét đánh giá

- Nhận xét bài cũ

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 tuần 2 - 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động nối tiếp:: Củng cố: - Vừa rồi các con học bài gì? - Cơ thể chúng ta có bộ phận nào? - Muốn cho thân thể khoẻ mạnh con làm gì? Nhận xét tiết học: Dặn dò: Các con thực hiện tốt các hoạt động vui chơi có ích, giữ vệ sinh tốt. - HS chơi - Thảo luận chung. - HS nêu:Da, tay, chân, mắt, mũi, rốn… - Đầu, mình, tay và chân - Đôi mắt. - Nhờ tai - Nhờ lưỡi - Nhờ da -HS trả lời - HS nhớ và kể lại những việc làm vệ sinh cá nhân trong 1 ngày. - Đại diện một số nhóm lên trình bày: Buổi sáng, ngủ dậy con đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, vệ sinh cá nhân và ăn sáng rồi đi học… - HS nêu lần lượt - Ôn tập - Giữ vệ sinh cơ thể, ăn uống điều độ. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Tự nhiên xã hội Bài 11 : Gia đình I-Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng: - Kể được với bạn bè về ông, bà, bố, mẹ anh, chị,em ruột trong gia đình của mình và biết yêu quý gia đình. - Vẽ được tranh giới thiệu về gia đình mình. II- Các kỹ năng sống được gd trong bài: - Kỹ năng tự nhận thức: Xác định vị trí của mình trong các mối quan hệ gia đình. - Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm một số công việc trong gia đình. - Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập. III- Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: Thảo luận nhóm, trò chơi,viết tích cực. IV-Đồ dùng dạy-học: - GV: Bài hát: “Cả nhà thương nhau” - HS: Giấy-Vở bài tập tự nhiên xã hội V. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.Khởi động: Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con học bài gì? (Ôn tập) - Em hãy kể lại những công việc vệ sinh đang làm? - Hãy kể lại các bộ phận chính của cơ thể? (HS nêu khoảng 4 em) - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt Động của GV Hoạt Động của HS 1-Khám phá: GV cho lớp hát bài : Cả nhà thương nhau Hỏi: cả nhà trong bài hát có những ai? Tình cảm của họ như thế nào? Để biết về gia đình có ý nghĩa gì với chúng ta,hôm nay ta tìm hiểu qua bài “Gia đình” 2- Kết nối: Hoạt động 1: Quan sát tranh Mục tiêu: Biết gia đình là tổ ấm của em KNS- Kỹ năng tự nhận thức: Xác định vị trí của mình trong các mối quan hệ gia đình. Cách tiến hành - Gia đình Lan có những ai? - Lan và mọi người đang làm gì? - Gia đình Minh có những ai? - Minh và mọi người trong gia đình đang làm gì? - GV theo dõi sửa sai - Gia đình em có những ai? Mọi người trong gia đình đối với em như thế nào? Kết luận: Mỗi người sinh ra đều có bố mẹ và người thân, sống chung trong 1 nhà gọi là gia đình. 3/Thực hành: Hoạt động 2: Vẽ tranh. Mục tiêu: Rèn kỷ năng vẽ và luyện nói Cách tiến hành -GV cho HS vẽ - GV theo dõi Kết luận : Gia đình là tổ ấm của em, bố, mẹ, ông bà, anh chị em là những người thân yêu nhất của em. Hoạt động 3: Hoạt động chung cả lớp Mục tiêu: Mọi người được kể các thành viên trong gia đình của mình KNS - Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm một số công việc trong gia đình. - Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập. Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi. - Tranh em vẽ những ai? - Em muốn thể hiện những điều gì trong tranh. GV quan sát HS trả lời Kết luận: Mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương chăm sóc, em có quyền được sống chung với gia đình, với bố mẹ. 4-Vận dụng: Hoạt độngcuối: Củng cố: - Vừa rồi các con học bài gì? - Gia đình là nơi như thế nào? - Các con cần yêu quý gia đình mình. Vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị, làm tốt bổn phận của mình với gia đình Nhận xét tiết học: - Cả lớp hát bài cả nhà thương nhau. - 4 em 1 nhóm, quan sát tranh 11 SGK, - Đại diện các nhóm lên chỉ tranh và trình bày - Từng em vẽ tranh nói về gia đình của mình. - Từng đôi trao đổi - Dựa vào tranh vẽ để giới thiệu gia đình của mình . - Là tổ ấm của em. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Tự nhiên xã hội Bài 12 : Nhà ở I. MỤC TIÊU: - Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình. - Nhận biết được nhà ở và các đồ dùng gia đình phổ biến ở vùng nông thôn, thành thị, miền núi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh hoạ - HS: Vở bài tập và SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Khởi động: Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: -Tiết trước các con học bài gì? (Gia đình) -Trong gia đình em có quyền gì? (Quyền được sống với ba mẹ) -Em có bổn phận gì? (Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình) - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt Động của GV Hoạt Động của HS Giới thiệu bài mới: Ghi đề Hoạt động 1: Làm việc với SGK Mục tiêu: GV cho lớp quan sát SGK nhóm 2 người nói cho nhau nghe nội dung từng bức tranh. Cách tiến hành: - Trang này có mấy bức tranh? - Đây là nhà của Nam xem nhà em có giống nhà Nam không? Và quan sát những ngôi nhà ở vùng nào? - Bạn thích tranh nào? Vì sao? - GV hướng dẫn HS quan sát Thảo luận chung: - GV chỉ vào tranh thứ nhất vẽ gì? - Nhà em giống nhà Nam không? Nhà em ở nông thôn hay thành phố? - HS quan sát bức tranh còn lại. - Tranh 2 : Tranh vẽ gì? Ở vùng nào? - Tranh 3: Dãy phố - Tranh 4: Vẽ gì? - Nhà ở vùng nào? GV chốt lại: Nhà ở Thành phố mọc san sát, có số nhà, đường có vỉa hè. Nhà cao tầng gọi là khu nhà tập thể hay còn gọi là khu chung cư. GV liên hệ Nha Trang có khu chung cư ở đường Nguyễn Thiện Thuật, 2/4 Lê Hồng Phong…. * GD BVMT: - Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người. - Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở. - GV cho HS thảo luận nhóm. - GV chia nhóm quan sát nội dung tranh vẽ gì? Liên hệ nhà em có những địa danh nào? Có giống các địa danh ở SGK không? Nhóm 1+2: Quan sát tranh 1. Nhóm 3+4: Quan sát tranh 2 Nhóm 5+6: Quan sát tranh 3 . Nhóm 7+8: Quan sát tranh 4 - GV theo dõi, sau đó cho lớp thảo luận chung. - Tranh 1 vẽ gì? Nhà em có phòng khách giống tranh không? - Các tranh khác tương tự. GV chốt lại: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt. Việc mua sắm đồ dùng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Hoạt động 2: Thi vẽ ngôi nhà Mục tiêu: HS tập vẽ ngôi nhà của mình, sau đó từng cặp thảo luận. Cách tiến hành: HS vẽ -GV quan sát HS vẽ Cho HS thảo luận theo cặp giới thiệu về ngôi nhà của mình . GV tuyên dương những bạn giới thiệu hay. Hoạt động nối tiếp : Cũng cố - Dặn dò : -Vừa rồi các con học bài gì? - Ở nhà các con đã làm gì cho ngôi nhà của mình thêm đẹp ? - 4 tranh - HS tiến hành thảo luận - Vẽ nhà, cây, sân rơm - Không - Thành phố - Tranh vẽ nhà sàn, ở vùng miền núi . - Nhà cao tầng - Thành phố - Các em học thật tốt - 4 em 1 nhóm. - HS tiến hành quan sát. - Phòng khách - Nhà các em có những đồ dùng khác như: ( HS nêu) - Từng cặp thảo luận RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Tự nhiên xã hội Bài 13 : Công việc ở nhà I-Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng: - Kể được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình. - Biết được nếu mọi người trong gia đình cùng tham gia công việc ở nhà sẽ tạo được không khí gia đình vui vẽ, đầm ấm. II- Các kỹ năng sống được gd trong bài: - Đảm nhận trách nhiệm việc nhà vừa sức mình. -Kỹ năng tự giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ vất vả với bố mẹ. - Kỹ năng hợp tác: cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình. - Kỹ năng tư duy phê phán: Nhà cửa bề bộn. III- Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: Thảo luận nhóm,hỏi đáp trước lớp, tranh luận. IV-Đồ dùng dạy-học: - GV: Tranh minh hoạ cho bài dạy - HS: SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Khởi động: Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Tuần trước các con học bài gì? (Nhà ở) -Em phải làm gì để bảo vệ nhà của mình? -Nhận xét bài cũ 3. Bài mới: Hoạt Động của GV Hoạt Động của HS 1-Khám phá: Ở nhà ai làm việc nhà?em có làm gì giúp bố mẹ không?Để biết được ta nên làm gì ở nhà giúp bố mẹ, hôm nay ta học bài: “công việc ở nhà” 2- Kết nối: Hoạt động1: Làm việc với SGK Mục tiêu: Kể tên 1 số công việc ở nhà của những người trong gia đình. Nói rõ nội dung từng hình Cách tiến hành: GV cho HS lấy SGK quan sát tranh Theo dõi HS thực hiện - Gọi 1 số HS trình bày trước lớp và nêu tác dụng của từng công việc. - GV kết luận: Những việc làm ở SGK thể hiện làm cho gia đình nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng vừa thể hiện mối quan tâm của những người trong gia đình với nhau. *GD BVMT: các công việc cần làm để nhà ở luôn gọn gàng, sạch sẽ: sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập… 3- Thực hành Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Mục tiêu: Biết kể được tên của 1 số công việc ở nhà của những người trong gia đình mình và kể những việc em thường làm giúp bố mẹ. KNS-Kỹ năng tự giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ vất vả với bố mẹ. - Kỹ năng hợp tác: cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình. Cách tiến hành Câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận - Trong nhà bạn, ai đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo? Ai quét dọn? Ai giúp đỡ bạn học tập? - Hằng ngày em làm gì để giúp đỡ gia đình? GV quan sát HS thực hiện Bước 2: GV gọi 1 vài em nói trước cả lớp Kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà, tuỳ theo sức của mình. Hoạt động3: Quan sát tranh Mục tiêu: HS hiểu điều gì sẽ xảy ra khi trong nhà không có ai quan tâm dọn dẹp KNS- Kỹ năng tư duy phê phán: Nhà cửa bề bộn. Cách tiến hành Bước 1: GV theo dõi, HS quan sát câu hỏi gợi ý Câu hỏi gợi ý: Hãy tìm ra những điểm giống nhau, khác nhau của 2 hình ở trang 29 - Nói xem em thích căn phòng nào? Tại sao? Để có được nhà cửa gọn gàng, sách sẽ em phải làm gì giúp ba mẹ? Bước 2: Trình bày. Em sẽ làm gì đẻ căn phòng trên gọn gàng như phòng dưới? GV kết luận: -Nếu mỗi người trong nhà đều quan tâm đến việc dọn dẹp nhà cửa thì nhà ở sẽ gọn gàng ngăn nắp - Ngoài giờ học để có được nhà ở gọn gàng, mỗi HS nên giúp đỡ bố mẹ những công việc tuỳ theo sức mình. 4-Vận dụng Hoạt động 4:Hoạt động cuối Củng cố, dặn dò: - Nêu tên bài vừa học ? - Muốn cho nhà cửa gọn gàng sạch sẽ con phải làm gì? - Về nhà các con thực hiện tốt nội dung vừa học - HS lấy SGK quan sát nội dung SGK - Một số em lên trình bày - Thảo luận nhóm 2 - HS quan sát trang 29 - HS làm việc theo cặp - HS nêu RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docTNXH tuan 214.doc
Giáo án liên quan