CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
BÀI 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
A. Mục tiêu:
-Kiến thức : Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
-Kĩ năng :Biết một số cử động của đầu và cổ,mình,chân và tay.
-Thái độ :Rèn luyện thói quen ham thích họat động để cơ thể phát triển tốt.
B. Đồ dùng dạy-học:
-GV: Các hình trong bài 1 SGK phóng to.
-HS : SGK
C.Hoạt động dạy học:
1.Khởi động: Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra:
-Gvkiểm tra sách ,vở bài tập
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy động học tập.
Vừa rồi các con học bài gì?
- GV cho 1 số em lên chỉ 1 số đồ dùng cấm HS sử dụng.
Dặn dò: Về nhà thực hiện tốt nội dung bài học này.
- Quan sát từng cặp
- Quan sát hình 30 SGK
- Dự kiến xem điều gì có thể xãy ra
-HS trình bày
- Đóng vai mỗi nhóm 4 em
- Quan sát các hình SGK và đóng vai
- Gọi cấp cứu 114
HSTL
RÚT KINH NGHIỆM TIẾTDẠY
TUẦN 15
Ngày dạy : 18/12/10
BÀI 15: LỚP HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học .
- Nói được tên lớp , thầy, cô chủ nhiệm và tên một số bạn cùng lớp .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Một số bìa, mỗi bộ gồm nhiều tấm bìa nhỏ, 1 tấm ghi tên đồ dùng trong lớp.
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động: Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Hôm trước các con học bài gì? (An toàn khi ở nhà)
- Kể tên những đồ dùng dễ gây đứt tay?
- Kể tên những đồ dùng dễ gây cháy?
- Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Giới thiệu bài:
Mục tiêu: Học sinh biết các em học ở trường nào? Lớp nào?
-GV hỏi :
Em học ở trường nào? Em học lớp Một mấy ?
-Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về lớp học – Ghi đề
Hoạt động1: Quan sát
Mục tiêu: Biết các thành viên của lớp học và các đồ dùng trong lớp học
Cách tiến hành:
Bước 1:Chia nhóm 2 HS
- Hướng dẫn HS quan sát hình ở SGK
- Hình SGK lớp học có những ai? Và những thứ gì?
- Lớp học mình có gần giống với hình nào?
- Các bạn thích học lớp học nào?
- Sau đó GV gọi 1 số em trình bày nội dung.
Bước 2 :Liên hệ thực tế
-Lớp em có tất cả bao nhiêu bạn ? mấy bạn trai? bạn gái? Trong lớp các con chơi với ai?
- Cô giáo chủ nhiệm tên gì?
-Trong lớp học em có những thứ gì? Chúng được dùng để làm gì?
- GV theo dõi HS trả lời.
Kết luận: Lớp học nào cũng có thầy giáo, cô giáo và HS. Trong lớp có bàn, ghế, bảng, tủ, tranh ảnh…Việc trang trí các thiết bị, đồ dùng dạy học phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường
Hoạt động 2:Thảo luận theo cặp
Mục tiêu: Giới thiệu lớp học của mình.
Cách tiến hành:
- Xem trong lớp có đồ dùng gì?
- Muốn lớp học sạch đẹp em phải làm gì?
GV quan sát, hướng dẫn những em chưa biết hỏi hay trả lời.
- GV cùng cả lớp theo dõi, nhận xét.
Kết luận: Các em cần nhớ tên trường, lớp. Yêu quý và biết giữ vệ sinh cho lớp học.
Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
Mục tiêu: Nhận dạng và phân loại đồ dùng trong lớp.
Cách tiến hành:
- GV phát 1 nhóm 1 bộ bìa.
- Chia bảng thành 4 cột.
- GV theo dõi xem nhóm nào nhanh, đúng sẽ thắng cuộc.
Hoạt động cuối:
Củng cố: Vừa rồi các con học bài gì?
- Muốn lớp học sạch đẹp các con làm gì?
- Hãy kể lại tên 1 số đồ dùng ở trong lớp
- Nhận xét tiết học.
Dặn dò : Các con phải biết giữ gìn lớp học sạch đẹp , yêu quý lớp học như ngôi nhà của mình .
Vĩnh Nguyên 1 , Lớp 1
- Trang 32, 33
- HS thảo luận nhóm 2
- Lớp theo dõi bổ sung.
HS thảo luận và trả lời
- Hoạt động từng cặp
- 1 vài em lên kể trước lớp
Thảo luận và lên trình bày trước lớp
- HS chọn các tấm bìa
- Ghi tên các đồ dùng có trong lớp lên bảng.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾTDẠY
TUẦN 16
Ngày dạy : ...............................
BÀI 16: HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết: Các hoạt động ở lớp, mối quan hệ giữa GV và HS, HS và các bạn ở trong lớp.
2. Kỹ năng :Tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp.
3. Thái độ : Có ý thức giúp đỡ, chia sẽ với các bạn trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ cho bài học.
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động: Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Tiết hôm trước các con học bài gì? (Lớp học)
- Cô giáo chủ nhiệm em tên gì?
- Hãy kể tên 1 số đồ dùng ở trong lớp
- Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Giới thiệu bài mới:
Hoạt động1: Hoạt động chung cả lớp .
Mục tiêu: HS biết các hoạt động ở lớp và mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
Cách tiến hành:
Cho HS lấy SGK quan sát
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát và nêu với bạn nội dung được thể trong từng hình.
Bước 2: HS trình bày trước lớp.
Bước 3: GV nêu câu hỏi chung.
- Trong các hoạt động đó, hoạt động nào được tổ chức ở lớp?
- Hoạt động nào được tổ chức ngoài sân trường?
- Trong từng hoạt động trên GV làm gì? HS làm gì?
GV theo dõi HS trả lời.
Kết luận: Ở lớp học nào cũng có thầy, có cô và HS. Trong lớp học có những hoạt động được tổ chức trong lớp hoặc ngoài lớp.
Hoạt động 2: Giới thiệu các hoạt động của lớp học
Mục tiêu: HS biết được các hoạt động trong lớp học của mình
Cách tiến hành:
GV hướng dẫn:
- Những hoạt động nào mà các con thích? Mình phải làm gì để giúp các bạn học tốt?
- GV gọi 1 số em nêu trước lớp.
- GV theo dõi.
Kết luận: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẽ với các bạn trong các hoạt động học tập ở lớp
- Cho lớp hát bài: Lớp chúng mình
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
-Vừa rồi các con học bài gì?
- Hãy kể các hoạt động thường có ở lớp em?
- Em phải làm gì giúp bạn học tốt?
- Nhận xét tiết học.
- HS hoạt động theo cặp
H1: Các bạn quan sát chậu cá
H2: Cô giáo hướng dẫn các em học
H3: Các bạn hát
H4: Tập vẽ
H5: Các bạn lên trình bày nội dung bài vẽ
HS trả lời
- Thảo luận nhóm
- HS nói các hoạt động ở lớp
- Lớp nhận xét
- Hoạt động ở lớp
RÚT KINH NGHIỆM TIẾTDẠY
TUẦN 17
Ngày dạy : ...............................
BÀI 17: GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH ĐẸP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp.
2. Kỹ năng : Tác dụng của việc giữ gìn lớp học sạch đẹp đối với sức khoẻ.
3. Thái độ : Làm 1 số công việc đơn giản để giữ lớp học sach đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ cho bài học.
- HS: Chổi đót, khẩu trang, khăn lau, cái hốt rác
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động: Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Hôm trước các con học bài gì? ( Hoạt động ở lớp)
- Các em phải làm gì để giúp bạn học tốt?
- Ở lớp cô giáo làm gì?
- Các bạn HS làm gì?
- Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Giới thiệu bài mới: Giữ gìn lớp học sạch đẹp
Hoạt động 1: làm việc với SGK
Mục tiêu :HS biết yêu quý , và giữ gìn lớp học sạch
Cách tiến hành
GV nêu một số câu hỏi.
- Các em có yêu quý lớp học không?
- Muốn cho lớp học sạch đẹp em phải làm gì?
- Hướng dẫn HS quan sát SGK.
Bước 1: GV nêu yêu cầu gợi ý
- Trong bức tranh thứ nhất vẽ gì?
- Sử dụng dụng cụ gì?
- Bức tranh hai vẽ gì?
- Sử dụng dụng cụ gì?
Bước 2: HS thảo luận chung nhóm 4
- GV gọi 1 số em trình bày trước lớp.
Bước 3:
- Lớp học của em đã sạch đẹp chưa?
- Lớp em có những tranh trang trí nào?
- Bàn ghế trong lớp đã xắp xếp ngay ngắn chưa?
- Mũ nón đã để đúng nơi quy định không?
- Em có viết vẽ bậy lên tường không?
- Em có vứt rác bừa bãi ra lớp không?
- Em nên làm gì để lớp sạch đẹp?
- GV rút ra kết luận (SGK)
Hoạt động2: Thực hành
Mục tiêu: Biết cách sử dụng 1 số dụng cụ để làm vệ sinh lớp học
Cách tiến hành
Bước 1: GV chia lớp ra 3 tổ
Bước 2: Các tổ thảo luận theo câu gợi ý:
- Nhóm em có dụng cụ gì?
Bước 3: Gọi đại diện lên trình bày.
GV theo dõi HS trả lời
GV kết luận: Khi làm vệ sinh các con cần sử dụng dụng cụ hợp lý có như vậy mới đảm bảo sức khoẻ.
Hoạt động3: Hoạt động nối tiếp: Củng cố
-Vừa rồi các con học bài gì?
-Muốn cho lớp học sạch, đẹp các con phải làm gì?
-Thấy bạn vất rác bừa bãi con phải nhắc bạn như thế nào?
-Liên hệ thực tế lớp học
Dặn dò: Lớp thực hiện tốt vệ sinh và giữ gìn lớp sạch.
- Có
-Trả lời: Giữ gìn lớp học sạch sẽ
- Các bạn dọn vệ sinh
- Chổi, khăn, cái hốt rác
- Trang trí lớp
- Giấy, bút màu
- Tiến hành thảo luận
- Thảo luận cả lớp
- Đã sạch, đẹp
- Ngay ngắn
- Đúng nơi quy định
- Không
- Không
- Không vẽ bậy, vứt rác
- Thảo luận nhóm
- HS đứng nêu
- Chổi đót, khẩu trang,chổi lông gà, khăn lau
-HS trả lời
RÚT KINH NGHIỆM TIẾTDẠY:
TUẦN 18
Ngày dạy : ...............................
Bài 18: CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:HS quan sát và nói 1 số nét chính hoạt động sinh sống.
2. Kỹ năng : Biết được 1 số hoạt động chính của nhân dân địa phương.
3. Thái độ :Yêu quê hương, có ý thức gắn bó quê hương
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh ảnh về địa phương, SGV
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:( 4 phút)
- Để lớp học sạch đẹp em phải làm gì?
(Không vẽ bậy lên tường, không vứt rác bừa bãi)
-Lớp học sạch, đẹp có lợi gì?
(Đảm bảo sức khỏe)
- Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Hoạt Động1: (2 phút)
Giới thiệu bài mới: Cuộc sống xung quanh
Trong tiết học này và tiết học sau chúng ta cùng tìm hiểu “Cuộc sống xung quang của chúng ta”
Hoạt Động2: Giới thiệu tên phường hiện các em đang sống:( 20 phút)
Mục tiêu : HS biết được tên phường của mình đang sống.
Cách tiến hành:
GV nêu một số câu hỏi
- Tên phường các em đang sống?
- Phường các em sống gồm khóm nào?
- Con đường chính được rải nhựa trước cổng trường tên gì?
- Người qua lại có đông không?
- Họ đi lại bằng phương tiện gì?
GV hỏi:
- Hai bên đường có nhà ở không?
- Chợ ở đâu? Có gần trường không?
- Cây cối hai đường có nhiều không?
- Có cơ quan nào xây gần đường không?
Kết luận: Con đường chính trước đường tên là Hoàng Diệu, người qua lại đông đi bằng nhiều phương tiện khác nhau, có ít cây cối, nhà cửa san sát. Có chợ Hoàng Diệu , khu tập thể Ngân Hàng , Đoàn An Dưỡng 20 KQ gần đường
Hoạt Động 3: HĐ nối tiếp: Củng cố – Dặn dò( 3 phút)
- Vừa rồi các con học bài gì?
- Phường em tên gì?
- Có những khóm nào?
- Con đường chính tên gì?
- Muốn cho cuộc sống xung quang em tươi đẹp em phải làm gì?
- Cả lớp nhớ tên phường, khóm và con đường mình thường đi học
-Phường Vĩnh Nguyên
- Khóm Hoàng Diệu, Trường Sơn
- Hoàng Diệu
- Rất đông
- Xe ô tô, xe máy, xe đạp, đi bộ
giải lao ( 5phút)
-Chợ Hoàng Diệu gần trường
- Đoàn An Dưỡng 20 KQ
RÚT KINH NGHIỆM TIẾTDẠY:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHẦN BỔ SUNG:
File đính kèm:
- TNXH 1doc.doc