Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 bài 1 - 5

TIẾT 1: CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA

A. MỤC TIÊU:

- Sau bài học này, HS biết:

- Kể tên các bộ phận chính của cơ thể

- Biết 1 số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay

- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình trong bài 1 SGK

C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 bài 1 - 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em đã nói với nhau. . GV cho HS khác nhận xét và bổ sung. - GV kết luận : . Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động ( biết lẫy, biết bò, biết ngồi, biết đi...) và sự hiểu biết ( biết lạ, biết quen, biết nói...) . Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn... NGHỈ 5 PHÚT * Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm nhỏ. - Mục tiêu : + So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp + Thấy được sức lớn của mỗi người là không hoàn toàn như nhau, có người lớn nhanh hơn, có người lớn chậm hơn. - Cách tiến hành : Bước 1 : . Mỗi nhóm ( 4 HS ) chia làm 2 cặp. . Lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng, đầu và gót chân chạm vào nhau. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn. . Cũng tương tự, các em đo xem tay ai dài hơn, vòng tay, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn. . Quan sát xem ai béo, ai gầy... Bước 2 : - GV hỏi : - Dựa vào kết quả thực hành đo lẫn nhau, các em có thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau có phải không ? - Điều đó có gì đáng lo không ? - GV kết luận : . Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau. . Các em cần chú ý ăn , uống điều độ ; giữ gìn sức khoả, không ốm đau se chóng lớn. * Hoạt động 3 : Vẽ về các bạn trong nhóm. - GV cho HS vẽ hình dáng của 4 bạn trong nhóm vào vở bài tập. - GV nhận xét tiết học . - HS chơi theo nhóm 4 bạn. - HS mở SGK. - HS thực hiện theo cặp đôi. - HS lên trình bày cá nhân. - Lớp nhận xét và bổ sung HS thực hành theo nhóm nhỏ. - HS trả lời theo suy nghĩ SGK/ 6 Vở bài tập. Thứ Ngày Tháng Năm 200 BÀI 3 : NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH A- MỤC TIÊU : - Giúp HS biết : Nhận xét và mô tả được một số vật xung quanh. - Hiểu được mắt , mũi , tai , lưỡi , tay ( da ) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh. - Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể . B – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Các hình trong bài 3 SGK. - Một số đồ vật như : bông hoa hồng , xà phòng thơm , nước hoa ..... C – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng dạy học Phương pháp * Khởi động I/ Giới thiệu bài : - GV cho HS chơi trò : “ Nhận biết các vật xung quanh “ - Cách tiến hành : Dùng khăn sạch che mắt một bạn , lần lượt đặt vào tay bạn đó một số vật để bạn đó đoán xem đó là cái gì . Ai đoán đúng tất cả là thắng cuộc . - Kết thúc trò chơi GV nêu vấn đề : Qua trò chơi , chúng ta biết được ngoài việc sử dụng mắt để nhận biết các sự vật xung quanh , còn có thể dùng cá bộ phận khác của cơ thể để nhận biết các sự vật và hiện tượng ở xung quanh , bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó . - GV giới thiệu tên bài học mới . II/ Hoạt động 1 : Quan sát hình trong SGK . * Mục tiêu : Mô tả được một số vật xung quanh. * Cách tiến hành : Bước 1 : - GV cho HS ngồi theo nhóm đôi . - GV nêu yêu cầu : Quan sát và nói về hình dáng , màu sắc , sự nóng lạnh , trơn , nhẵn hay sần sùi ... của các vật xung quanh mà các em nhìn thấy trong hình ở SGK. Bước 2 : - GV cho một số HS lên chỉ và nói về từng vật trước lớp. - GV cho HS nhận xét và bổ sung NGHỈ 5 PHÚT III/ Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm nhỏ . * Mục tiêu : Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh. * Cách tiến hành : Bước 1 : - GV hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm . + Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật ? + Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật ? + Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật ? + Nhờ đâu bạn biết được vị của thức ăn ? + Nhờ đâu bạn biết một vật là cứng hay mềm ; sần sùi hay mịn màng , trơn , nhẵn nóng , lạnh ...? + Nhờ đâu bạn nhận ra đó là tiếng chim hót hay tiếng chó sủa ...? - GV cho HS tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo nhóm. Bước 2 : - GV cho HS lên nêu một câu hỏi trong những câu hỏi các em đã hỏi nhau khi làm việc theo nhóm và chỉ định em khác ở nhóm khác trả lời . Ai trả lời đúng sẽ tiếp tục đặt câu hỏi khác và được chỉ bạn khác trả lời... - GV tiếp tục nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận : + Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng ? + Điều gì xảy ra nếu tai chúng ta bị điếc + Điều gì xảy ra nếu mũi , lưỡi , da chúng ta mất hết cảm giác ? - GV cho HS lên hỏi và trả lời trước lớp theo nhóm đôi. - GV nhận xét. - GV kết luận : Nhờ có mắt , mũi , tai , lưỡi , da mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh . Nếu một trong những giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không thể biết được đầy đủ về các vật xung quanh . Vì vậy , chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể . * Trò chơi củng cố . Hát - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét , bổ sung - HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS thực hiện cá nhân. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS trình bày theo nhóm đôi. Khăn sạch và một số vật. SGK Tranh vẽ giống SGK. Thứ Ngày Tháng Năm 200 BÀI 4 : BẢO VỆ MẮT VÀ TAI A – MỤC TIÊU : - Giúp HS biết : Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai . - Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ . B – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Các hình trong bài 4 . - Vở bài tập . Một số tranh , ảnh có liên quan đến mắt và tai. C – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng dạy học Phương pháp * Khởi động * Giới thiệu bài mới : I/ Hoạt động 1 : Làm việc SGK. * Mục tiêu : HS nhận ra viêc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ mắt * Cách tiến hành : Bước 1 : - GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 10 SGK và tập đặt câu hỏi , tập trả lời câu hỏi cho từng hình . - GV khuyến khích các em tự đặt ra các câu hỏi để hỏi bạn . - GV quan sát và giúp đỡ HS . Bước 2 : - GV cho HS lên nêu câu hỏi và gọi HS trả lời trước lớp . - GV kết luận ý chính . II/ Hoạt động 2 : Làm việc với SGK. * Mục tiêu : HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ tai . * Cách tiến hành : Bước 1 : - GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 11 SGK và tập đặt câu hỏi , tập trả lời câu hỏi cho từng hình . - GV khuyến khích các em tự đặt câu hỏi để hỏi bạn . - GV quan sát và giúp đỡ HS . Bước 2 : - GV cho HS nêu lên câu hỏi và gọi HS khác trả lời trước lớp . - GV kết luận ý chính . NGHỈ 5 PHÚT III/ Hoạt động 3 : Đóng vai * Mục tiêu : Tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai . * Cách tiến hành : Bước 1 : - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm : + Nhóm 1 : Thảo luận và phân công các bạn đóng vai theo tình huống sau : “ Hùng đi học về , thấy Tuấn ( em trai Hùng ) và bạn của Tuấn đang chơi kiếm bằng 2 chiếc que . Nếu là Hùng , em sẽ xử trí bằng cách nào ?” + Nhóm 2 : Thảo luận và phân công đóng vai theo tình huống sau : “ Lan đang ngồi học bài thì bạn của anh Lan đến chơi và đem đến một băng nhạc . Hai anh mở nhạc rất to . Nếu là Lan , em làm gì ?” Bước 2 : - GV cho các nhóm lên trình diễn - GV cho HS nhận xét về cách đối đáp giữa các vai . - GV cho HS phát biểu xem các em đã học được điều gì khi đặt mình vào vị trí các nhân vật trong những tình huống trên. - GV khen ngợi sự cố gắng của lớp , đặt biệt các em xung phong đóng vai. Củng cố , dặn dò Hát -HS quan sát theo nhóm đôi tập đặt câu hỏi và trả lời - HS lên trình bày trước lớp. - HS quan sát theo nhóm đôi , tập đặt câu hỏi và trả lời . - HS lên trình bày trước lớp. - Từng nhóm thực hiện theo sự giao viêc của GV. - Các nhóm lên trình diễn . - HS nhận xét . - HS phát biểu theo suy nghĩ . SGK SGK Thứ Ngày Tháng Năm 200 BÀI 5 : GIỮ VỆ SINH THÂN THỂ A – MỤC TIÊU : - Giúp HS : Hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh , tự tin . - Biết việc nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ . - Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày . B – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Các hình trong bài 5 . - Xà phòng , khăn mặt , bấm móng tay . C – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng dạy học Phương pháp * Khởi động * Giới thiệu bài mới : I/ Hoạt động 1 : Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp . * Mục tiêu : Tự liên hệ về những việc mỗi HS đã làm để giữ vệ sinh cá nhân . * Cách tiến hành : Bước 1 : - GV hướng dẫn HS nhớ lại mình đã làm gì hằng ngày để giữ sạch thân thể , áo quần ,...... Sau đó nói với bạn bên cạnh . - GV quan sát và giúp đỡ HS . Bước 2 : - GV cho HS lên nêu việc làm của mình để giữ vệ sinh thân thể . II/ Hoạt động 2 : Làm việc với SGK. * Mục tiêu : HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để giữ da sạch sẽ . * Cách tiến hành : Bước 1 : - GV hướng dẫn HS + Quan sát từng hình ở trang 12 và 13 SGK , hãy chỉ và nói về việc làm của các bạn trong từng hình . + Nêu rõ việc làm nào đúng , việc làm nào sai . Tại sao ? - GV quan sát và giúp đỡ HS . Bước 2 : - GV cho HS trình bày trước lớp về những gì các em trao đổi . - GV kết luận . NGHỈ 5 PHÚT III/ Hoạt động 3 : Thảo luận cá lớp . * Mục tiêu : Biết trình tự các việc làm hợp vệ sinh như tắm , rửa tay , rửa chân và biết nên làm những việc đó vào lúc nào . * Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : “ Hãy nêu các việc cần làm khi tắm “. - GV ghi tất cả ý kiến của HS lên bảng . - GV tổng kết lại và kết luận việc nên làm trước , việc nên làm sau theo trình tự + Chuẩn bị nước tắm , xà phòng , khăn tắm ,... sạch sẽ . + Khi tắm : dội nước , xát xà phòng , kì cọ ... + Tắm xong lau khô người . + Mặc quần áo sạch . Chú ý : tắm nơi kín gió . Bước 2 : - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : +Nên rửa tay khi nào ? + Nên rửa chân khi nào ? - GV ghi tất cả những câu trả lời của HS lên bảng . Bước 3 : - GV cho HS kể ra những việc không nên làm nhưng nhiều người còn mắc phải . - GV kết luận toàn bài . * Củng cố , dặn dò : - Nhắc nhở các em có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày. Hát - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV - HS lên trình bày trước lớp. - HS thực hiện theo nhóm đôi . - HS lên trình bày trước lớp. - HS trả lời cá nhân theo suy nghĩ của mình. - HStrả lời cá nhân. - HS phát biểu theo suy nghĩ. SGK

File đính kèm:

  • docGiao an TNXH lop 1(2).doc
Giáo án liên quan