TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 13: CÔNG VIỆC Ở NHÀ
I - Mục tiêu :
Qua bài học H biế:
- Kể tên một số công việc làm ở nhà của mỗi người trong gia đình và một số việc em thường làm để giúp đỡ gia đình.
- Mọi người trong gia đình đều phải làm việc, mỗi người một việc tuỳ theo sức của mình
- Trách nhiệm của H ngoài việc học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình.
II - Chuẩn bị :
- Bài hát " Cái bống ngoan"
- Các hình ở bài 13 trong SGK, bút, giấy vẽ.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội, đạo đức và thủ công lớp 1 tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ ba ngày 28 tháng11 năm 2006
Tự nhiên xã hội
Bài 13: Công việc ở nhà
I - Mục tiêu :
Qua bài học H biế:
- Kể tên một số công việc làm ở nhà của mỗi người trong gia đình và một số việc em thường làm để giúp đỡ gia đình.
- Mọi người trong gia đình đều phải làm việc, mỗi người một việc tuỳ theo sức của mình
- Trách nhiệm của H ngoài việc học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình.
II - Chuẩn bị :
Bài hát " Cái bống ngoan"
- Các hình ở bài 13 trong SGK, bút, giấy vẽ.
III - Các hoạt động dạy học :
* Khởi động( 3'):
- G ghi đầu bài :
Hoạt động1: Làm việc với SGK (10')
*Mục tiêu: Thấy được một số công việc ở nhà của những người trong gia đình.
*Cách tiến hành:
Bước 1: - G nêu yêu cầu: Quan sát các hình ở trang 28 trong SGK và nói từng người trong mỗi hình ảnh đó đang làm gì? Tác dụng của mỗi công việc đó trong gia đình.
Bước 2: - Kiểm tra kết quả hoạt động
* Kết luận: ở nhà mỗi người đều có một công việc khác nhau. Những việc đó sẽ làm cho nhà cửa sạch sẽ, vừa thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ của mỗi thành viên trong gia đình với nhau.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (10')
*Mục tiêu: H biết kể tên một số công việc các em thường làm giúp đỡ bố, mẹ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: - Nêu yêu cầu: Kể cho nhau nghe về các công việc ở nhà của mọi người trong gia đình mình thường làm để giúp đỡ bố, mẹ.
Bước 2: Kiểm tra kết quả thảo luận:
+ Em cảm thấy thế nào khi quét nhà sạch sẽ?
+ Rửa ấm chén có tác dụng gì?
* Kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức của mình.
Hoạt động3: Quan sát tranh (10')
*Mục tiêu: Giúp H hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu không có ai quan tâm dọn dẹp nhà ở.
* Cách tiến hành:
Bước 1: - G nêu yêu cầu: Quan sát tranh ở trang 29 trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Điểm giống và khác nhau giữa 2 căn phòng?
+ Em thích căn phòng nào? Tại sao?
Bước 2: G treo 2 tranh phóng to lên bảng
- Hỏi: Để có căn phòng gọn gàng em phải làm gì để giúp đỡ bố, mẹ?
* Kết luận: Cô thấy các con đã biết làm các công việc vừa sức mình để góp phần làm cho căn nhà của chúng ta luôn sạch sẽ gọn gàng.Bạn nào chưa thực hiện được cô tin rằng từ hôm nay các con sẽ chăm làm việc hơn để cho nhà cửa sạch sẽ bố, mẹ vui lòng đấy.
- Cho H hát bài "cái bống ngoan"
- Làm việc theo cặp
- Một số H đứng lên trình bày
- H thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- H làm việc theo cặp
- H làm việc theo lớp, một số bạn lên bảng chỉ vào hình và nêu ý kiến.
VI - Củng cố dặn dò (2')
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: VN trang trí, sắp xếp góc học tập của mình
Thứ tư ngày 29 tháng11 năm 2006
Thủ công
bài 11: Các quy ước về gấp giấy và gấp hình
I. Mục tiêu :
- HS hiểu các ký hiệu, quy ước về gấp giấy.
- Gấp hình theo ký hiệu quy ước.
II. Chuẩn bị : Các hình vẽ về quy ước gấp giấy và gấp hình
III. Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra đồ dùng học tập
Thời gian
Nội dung
Phương pháp
5'
Hoạt động 1: Giới thiệu kí hiệu đường giữa hình.
- Đường dấu giữa hình là đường có nét gạch (chấm ( H1)
Hình 1
5'
Hoạt động2: Giới thiệu ký hiệu đường dấu gấp
- Đường dấu gấp là đường có nét đều (H2)
Hình 2
5'
Họat động3: Giới thiệu dấu gấp vào
- Trên đường dấu gấp có mũi tên chỉ hướng gấp vào
Hình 3
5'
Họat động: Giới thiệu kí
hiệu dấu gấp ngoặt ra phía sau
Hình 4
12'
Hoạt động 5: HS thực hành
- Một số em chỉ và nêu tên các kí hiệu về gấp giấy
- HS thực hành vẽ từng kí hiệu theo yêu cầu của cô
IV. Củng cố dặn dò (3’)
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: Chuẩn bị giấy gấp các đoạn thẳng cách đều.
Thứ sáu ngày 1 tháng12 năm 2006
Đạo đức
Bài 6 : Nghiêm trang khi chào cờ ( T2)
I. Mục tiêu :
1. Giúp học sinh hiểu
- Mỗi học sinh là một công dân nhỏ tuổi của đất nước, chào cờ là biểu hiện lòng yêu nước của mình
- Nghiêm trang khi chào cờ là đứng thẳng, tay bỏ thẳng, mắt hướng về lá cờ Tổ quốc và không được đùa nghịch, nói chuyện riêng, làm việc riêng...
2. Học sinh có thái độ tôn kính lá cờ Tổ quốc, tự giác chào cờ.
3. Học sinh có hành vi chào cờ một cách nghiêm trang.
II.Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức 1
- Lá cờ tổ quốc
- Bút màu đỏ, màu vàng, giấy vẽ
- Tranh vẽ tư thế đứng chào cờ
- Bài hát “ Lá cờ Việt Nam”
III. Lên lớp :
Hoạt động 1: Làm bài tập theo 3 cặp (12’)
* G yêu cầu H làm bài tập 3
- Cô giáo và các bạn đang làm gì?
- Bạn nào chưa nghiêm trang khi chào cờ?
- Bạn chưa nghiêm trang ở chỗ nào?
- Cần phải sửa như thế nào cho đúng?
* Kết luận: Khi mọi người đang nghiêm trang chào cờ thì có hai bạn chưa thực hiện đúng vì đang nói chuyện riêng với nhau, một bạn quay ngang, một bạn đưa tay ra phía trước... Hai bạn đó cần phải dừng việc nói chuyện riêng, đứng nghiêm, mắt nhìn lá quốc kì .
Hoạt động 2: Vẽ lá Quốc kì (13')
- G hướng dẫn H vẽ lá Quốc kì ( vào tờ giấy riêng hoặc tô màu vào vở bài tập đạo đức)
- G giúp đỡ những em gặp khó khăn
- G nhận xét
Hoạt động 3: Tổ chức cho H hát bài " Lá cờViệt Nam"(5')
Hoạt động 4: Hướng dẫn H đọc phần ghi nhớ (5')
- Các H thảo luận theo cặp
- H trình bày kết quả, bổ sung cho nhau
- Học sinh vẽ
- Trưng bày một số kết quả vẽ đẹp
File đính kèm:
- CMK13DOC.doc