Giáo án Tự nhiên xã hội 3 học kì 2 - Trường TH Long Khánh A

Tuần 19

Tiết 37

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

 (tiếp theo)

I. Mục tiêu :

 1.Kiến thức : giúp HS :

  Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người .

  Biết rác, phân là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khoẻ con người và động vật

  Biết phân , rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

  Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải vệ sinh.

 2.Kĩ năng :

-Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.

 3.Thái độ :

-HS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.

*Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin ; Kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng làm chủ bản thân; Kĩ năng ra quyết định; Kĩ năng hợp tác

II. Chuẩn bị :

  Các hình trang 70 , 71 SGK .

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội 3 học kì 2 - Trường TH Long Khánh A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trên sơ đồ . +Con suối thường bắt đầu từ đâu ? +Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối , con sông . +Nước suối , nước sông thường chảy đi đâu ? -GV gọi HS lên trả lời: Trong hình 2,3,4 hình nào thể hiện suối , hình nào thể hiện sông , hình nào thể hiện hồ ? -GV kết luận : Nước theo khe chảy ra thành suối , thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ . Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp . +Mục tiêu : Củng cố các biểu tượng suối , sông , hồ . -GV khai thác vốn hiểu biết : yêu HS liên hệ thực tế địa phương để nêu tên một số con suối , sông , hồ . -GV tổ chức cho các em tự trình bày kết hợp tranh ảnh đã sưu tầm (nếu có) . -GV đánh giá . Tuyên dương . Hát -2 HS thực hiện yêu cầu của GV. -Lơp theo dõi, nhận xét. -HS lắng nghe. -HS nhắc lại tên bài. Các nhóm đôi quan sát hình 1, trang 128 . Nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung : Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi , núi) , có chỗ bằng phẳng (đồng bằng , cao nguyên) , có những dòng nước chảy (sông , suối) và những nơi chứa nước (ao , hồ) Các nhóm quan sát và thảo luận . + Nước theo khe chảy ra thành suối +Nước suối , nước sông thường chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ 3 HS thực hiện .Bạn khác nhận xét , bổ sung : + Sông : hình 1 + Hồ: hình 2. + Suối: hình 3 -HS lắng nghe. -HS làm việc cá nhân. -Vài HS trình bày trước lớp . -Lớp nhận xét , bình chọn bạn có hiểu biết nhiều hơn. 4. Củng cố, dặn dò: Giáo dục qua bài : Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người: không vứt rác bừa bãi, tích cực trông và bảo vệ cây xanh, Nhận xét tiết học . Chuẩn bị : Bề mặt lục địa (tiếp theo). ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày dạy: Tiết 68 BỀ MẶT LỤC ĐỊA (tiếp theo) I. Mục tiêu : 1.Kiến thức: -Nhận biết được núi , đồi , đồng bằng , cao nguyên . 2.Kĩ năng: -Biết so sánh một số dạng địa hình: giữa núi và đồi , giữa cao nguyên và đồng bằng . 3.Thái độ: -Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người. *Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục : -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. -Kĩ năng quan sát , so sánh. II. Chuẩn bị : Các hình trang 130 , 131 SGK . Tranh ảnh núi , đồi , đồng bằng , cao nguyên . III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn định lớp : 2. Bài cũ : Bề mặt lục địa. GV cho HS quan sát tranh ảnh về suối , sông , hồ và yêu cầu HS nhận biết . GV nhận xét . 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : -GV nêu nội dung và yêu cầu bài học. -Ghi tên bài lên bảng: Bề mặt lục địa (tiếp theo) . b) Phát triển các hoạt động : Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm . +Mục tiêu : Nhận biết được núi , đồi . Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi . (Rèn KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng quan sát , so sánh). Tổ chức cho các nhóm quan sát tranh SGK thảo luận để hoàn thành bảng. Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả . Kết luận : Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn , sườn dốc ; còn đồi có đỉnh tròn , sườn thoải . Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp +Mục tiêu : Nhận biết được đồng bằng và cao nguyên . Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên -Cho HS quan sát hình 3,4,5 trang 131 và trả lời câu hỏi : +So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên . +Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ? -GV gọi HS lên trả lời trước lớp . -GV nhận xét , kết luận : Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng , nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc . Hoạt động 3 : Vẽ hình mô tả đồi , núi , đồng bằng và cao nguyên . +Mục tiêu : Giúp HS khắc sâu các biểu tượng về đồi , núi , đồng bằng và cao nguyên . -GV yêu cầu mỗi HS tự vẽ hình để mô tả đồi , núi , đồng bằng và cao nguyên . -GV tổ chức cho các nhóm trao đổi và nhận xét về hình vẽ của bạn . -Trưng bày các hình vẽ đẹp trước lớp . -GV nhận xét, đánh giá. Tuyên dương . Hát -Cả lớp quan sát, nhận xét. -HS lắng nghe. -HS nhắc lại tên bài. Các nhóm quan sát hình 1,2 trang 130 và điền kết quả thảo luận vào phiếu. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả.Nhóm khác bổ sung . Núi Đồi Độ cao Cao Thấp Đỉnh Nhọn Tương đối tròn Sườn Dốc Thoải. -Các nhóm thực hành , nêu được: + Cao nguyên cao hơn đồng bằng +Bề mặt đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng. - HS lên trả lời trước lớp. Bạn khác nhận xét , bổ sung . -HS lắng nghe. -HS thực hành cá nhân. -Nhóm đôi thực hiện: các nhóm trao đổi và nhận xét về hình vẽ của bạn . -HS trừng bày sản phẩm. -Lớp nhận xét , chọn bài vẽ đẹp. 4. Củng cố, dặn dò: -Giáo dục HS có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người. -Nhận xét tiết học . -Chuẩn bị : Ôn tập và kiểm tra học kì II: Thiên nhiên. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày:.. Tuần 35 Tiết 69 - 70 ÔN TẬP : XÃ HỘI I. Mục tiêu : 1.Kiến thức: Giúp HS: -Khắc sâu các kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên. 2.Kĩ năng : -Kể tên một số cây, con vật ở địa phương. -Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào : đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị,.. -Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa 3.Thái độ : -Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên . II. Chuẩn bị : Tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật của quê hương. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn định : 2. KTBC : -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: +So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên . +Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ? -GV nhận xét, bổ sung. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : -GV nêu nội dung và yêu cầu bài học. -Ghi tên bài lên bảng: Ôn tập : Tự nhiên b) Phát triển các hoạt động : Hoạt động 1: Quan sát cả lớp +Mục tiêu: Giúp HS nhận dạng được một số dạng địa hình ở địa phương.; Biết một số cây cối và con vật ở địa phương. -GV tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh về quê hương đã sưu tầm được. -GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Thực hành vẽ tranh về môi trường xung quanh +Mục tiêu: Giúp HS tái hiện phong cảnh quê hương mình. -GV nêu yêu cầu . Hỏi: +Các em đang sống ở miền nào ? +Hãy nêu những gì các em quan sát được qua các tranh ảnh vừa xem ? -Yêu cầu HS vẽ tranh và tô màu theo ý thích. -Sau khi HS vẽ xong, GV hướng dẫn HS trình bày và nhận xét, chọn bài vẽ có nội dung hay nhất. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. +Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về động vật. -GV giới thiệu bảng như ở SGK và nêu yêu cầu. -Cho HS thực hành vào vở. -Gọi HS trình bày, GV nhận xét , chốt lại ý đúng. Hoạt động 4: Chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng. +Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về thực vật. -GV mời 3 đội tham gia trò chơi. Số còn lại làm ban giám khảo. -GV chia banûg thành 3 cột và cho HS tiến hành chơi: Khi GV nói “Cây có thân mọc đứng (hoặc thân leo,..), rễ cọc ( hoặc rễ chùm) thì HS trong nhóm ghi nhanh tên cây tương ứng lên bảng. Hết thời gian, đội nào ghi nhiều tên đúng hơn sẽ thắng. -GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. Hát -2 HS trả lời, lớp nhận xét. -HS lắng nghe. -HS nhắc lại tên bài. --Cả lớp quan sát, nhận xét về dạng địa hình , nêu tên một số cây cối và con vật trong các tranh ảnh đã sưu tầm được. -HS trao đổi theo nhóm, trả lời: +Các em đang sống ở miền đồng bằng +Cây cối, sông hồ, ruộng đồng, HS thực hành theo nhóm: trao đổi và thực hành vẽ vào giấy khổ lớn. -Các nhóm trình bày. Lớp nhận xét. -HS quan sát bảng, nêu yêu cầu. -HS thực hành vào vở. -HS kiểm tra vở chéo nhau. Vài em đọc bài làm của mình, HS khác nhận xét và bổ sung. -Lớp cử 3 đội (mỗi đội 5 bạn) tham gia trò chơi. -Các đội tham gia trò chơi với hình thức tiếp sức. -Lớp theo dõi, nhận xét và công nhận đội thắng cuộc. 4. Củng cố, dặn dò: Giaó dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường thông qua các bức tranh đã vẽ. Nhận xét tiết học . ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docDao duc lop 3 Chuan KTKN tich hop KNS.doc