BÀI 16: HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một số hoạt động học tập ở lớp,
- Tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp.
- Có ý thức giúp đỡ, chia sẽ với các bạn trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh SGK.
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tự nhiên xã hội 1 tuần 16 - 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 9 / 12 / 2010 TUẦN 16
BÀI 16: HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một số hoạt động học tập ở lớp,
- Tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp.
- Có ý thức giúp đỡ, chia sẽ với các bạn trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh SGK.
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
Hoaït ñoäng GV
Hoaït ñoäng HS
.5,
1. Khởi động: Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Tiết hôm trước các con học bài gì? (Lớp học)
- Cô giáo chủ nhiệm em tên gì?
- Hãy kể tên 1 số đồ dùng ở trong lớp
- Nhận xét bài cũ.
- HS trả lời
- Lớp nhận xét
15,
3.Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
ëHoạt động1: Quan sát tranh .
* Mục tiêu: HS biết các hoạt động ở lớp và mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát và nêu với bạn nội dung được thể trong từng hình.
- Bước 2: HS trình bày trước lớp.
- Bước 3: GV nêu câu hỏi chung.
- Trong các hoạt động đó, hoạt động nào được tổ chức ở lớp?
- Hoạt động nào được tổ chức ngoài sân trường?
- Trong từng hoạt động trên GV làm gì? HS làm gì?
- GV theo dõi HS trả lời.
ÚKết luận: Ở lớp học nào cũng có thầy, có cô và HS. Trong lớp học có những hoạt động học tập khác nhau . Trong đó có những hoạt động được tổ chức trong lớp hoặc tổ chức ngoài lớp.
- Hoạt động ở lớp
HS thảo luận theo cặp
H1: Các bạn quan sát chậu cá
H2: Cô giáo hướng dẫn các em học
H3: Các bạn hát
H4: Tập vẽ
H5: Các bạn lên trình bày nội dung bài vẽ
- HS trình bày nội dung hoạt động ở lớp
- Nhân xét - bổ sung
- HS trả lời
10,
3.Thực hành
ë Hoạt động 2: Giới thiệu các hoạt động của lớp học
* Mục tiêu: HS biết được các hoạt động trong lớp học của mình
* Cách tiến hành:
- Bước 1: GV hướng dẫn HS kể những hoạt động không có trong hình?
- Ở lớp bạn tham gia vào những hoạt động nào?
- Những hoạt động nào mà các con thích?
- Mình phải làm gì để giúp các bạn học tốt?
- Bước 2: GV gọi 1 số em nêu trước lớp.
- GV theo dõi.
Ú Kết luận: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẽ với các bạn trong các hoạt động học tập ở lớp
- Cho lớp hát bài: Lớp chúng mình
- HS suy nghĩ nói các hoạt động ở lớp học của mình
- HS nêu những hoạt động mà mình thích
5,
4. củng cố
-Vừa rồi các con học bài gì?
- Hãy kể các hoạt động thường có ở lớp em?
- Em phải làm gì giúp bạn học tốt?
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời
Ngày dạy : 16 / 12 / 2010 . TUẦN 17
BÀI 17: GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH ĐẸP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp.
- Biết giữ gìn lớp học sạch đẹp.
- Nêu những việc em có thể làm để góp phần làm cho lớp học sạch đẹp
2. Kỹ năng : Tác dụng của việc giữ gìn lớp học sạch đẹp đối với sức khoẻ.
3. Thái độ : Làm 1 số công việc đơn giản để giữ lớp học sach đẹp
4 KNS: KN làm chủ bản thân, KN ra quyết định, KN hợp tác
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh hoạ SGK.
- HS: Chổi , khẩu trang, khăn lau, ki hốt rác
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
Hoaït ñoäng GV
Hoaït ñoäng HS
5,
A. Khởi động: Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- Hôm trước các con học bài gì?
- Em hãy kể các hoạt động ở lớp ?
- Em tham gia hoạt động nào? Em thích nhất hoạt động nào ở lớp ?
- Nhận xét
- HS trả lời
5,
C. Bài mới
1. khám phá ( Giới thiệu bài)
v Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi.
- Các em có yêu quý lớp học của mình không ?
- Yêu quý lớp học thì các em phải làm gì?
- Để giữ gìn lớp học sạch đẹp các em phải thường xuyên quét lớp, vậy làm như thế nào? Hôm nay chúng
ta học bài: Giữ gìn lớp học sạch, đẹp.
- HS trả lời
- Nhận xét
10,
2. Kết nối :
vHoạt động 2 : làm việc với SGK
+ Mục tiêu :HS biết yêu quý và giữ gìn lớp học
+ Rèn KN làm chủ bản thân
+ Cách tiến hành
*Bước 1: HS quan sát tranh SGK.
- GV gợi ý
+Tranh 1:Các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì ?
+Tranh 2:Các bạn đang làm gì ? Sử dụng đồ dùng gì?
* Bước 2: HS thảo luận nhóm
GV gọi 1 số em trình bày trước lớp.
Nhận xét
* Bước 3: Hoạt động cả lớp
- Lớp học của em đã sạch đẹp chưa?
- Lớp em có góc trang trí như trong tranh không ?
- Bàn ghế trong lớp đã sắp xếp ngay ngắn chưa?
- Mũ nón để đúng nơi quy định không?
- Có bạn nào viết, vẽ bậy lên bàn ghế, tường không ?
- Em có vứt rác bừa bãi hay làm đổ thức ăn trong lớp không ?
- Em nên làm gì để lớp sạch đẹp?
Ú Kết luận : Lồng ghép GDMT : Để lớp học sạch đẹp, mỗi HS phải luôn có ý thức giữ lớp học sạch đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch, đẹp.
- Các bạn dọn vệ sinh
- Chổi, khăn, ki hốt rác
- Trang trí lớp; Giấy, bút màu
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét bổ sung
- HS trả lời
+Lớp học của em sạch, đẹp.
+Lớp em không có góc trang trí như trong tranh.
+ Bàn ghế trong lớp xếp ngay ngắn.
+ Mũ nón để đúng nơi qui định.
+…không viết, vẽ bậy trên bàn ghế.
+ Em không vứt rác bừa bãi trong lớp, trên sân trường
... quét lớp, lau bảng, lau bàn ghế, ...
10,
3. Thực hành
v HĐ 3:Thảo luận và thực hành theo nhóm
+ Mục tiêu: Biết cách sử dụng 1 số dụng cụ để làm vệ sinh lớp học
+ Rèn KN ra quyết định
+ Cách tiến hành
* Bước 1: GV chia lớp làm 3 tổ mỗi tổ phát cho 2 dụng cụ.
* Bước 2: thảo luận theo câu hỏi gợi ý:
+ Dụng cụ này dùng để làm gì ?
+ Nêu cách sử dụng của mỗi dụng cụ ?
* Bước 3: Gọi đại diện lên trình bày.
Ú Kết luận : Lồng ghép GDMT: Các em cần sử dụng đồ dùng hợp lí để làm vệ sinh, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể.
- N1: Chổi bông cỏ, ki
- N2: chổi dừa, khẩu trang
- N3: khăn lau.Xô đựng nước
- Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm lần lượt lên bảng (một em trình bày và một em thực hành).
- Nhận xét bổ sung
5,
4. Vận dụng
-Vừa rồi các con học bài gì?
-Muốn cho lớp học sạch, đẹp các em cần phải làm gì?
-Thấy bạn vất rác bừa bãi con phải nhắc bạn như thế nào?
- Liên hệ thực tế lớp học GD các em có kĩ năng giữ gìn lớp học sạch đẹp.
Giáo dục BVMT : Lớp học sạch, đẹp giúp các em khỏe mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy các em phải luôn có ý thức giữ cho lớp học sạch, đẹp.
Dặn dò: Lớp thực hiện tốt vệ sinh và giữ gìn lớp học sạch. đẹp.
-HS trả lời
Ngày dạy : TUẦN 18
Bài 18: CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Giúp HS nêu được một số nét chính về cảnh quang thiên nhiên và công việc của nhân dân địa phương .
2. Kĩ năng : Biết được những công việc chính ở nông thôn, địa phương nơi mình ở.
3. Thái độ: HS biết yêu thương, gắn bó với địa phương nơi mình đang sinh sống.
II . CHUẨN BỊ :
1. GV: Tranh minh hoạ.
2. HS : SHS
III . CÁC HOẠT ĐỘNG :
TG
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
3 ,
1. Khởi động :
2. Bài cũ:
- Để lớp học sạch đẹp em phải làm gì?
(Không vẽ bậy lên tường, không vứt rác bừa )
- Lớp học sạch, đẹp có lợi gì?
(Đảm bảo sức khỏe)
- Nhận xét
- Hát
- 2 HS trả lời
5 ,
15’
15 ,
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Hằng ngày các em thường đi những đâu? Nơi đó có những gì? Để các em hiểu thêm những gì có xung quanh chúng ta . Trong tiết học này và tiết học sau chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Cuộc sống xung quanh”
a) Hoạt động 1 : Tham quan xung quanh khu vực sân trường ()
v Mục tiêu: HS tập quan sát thực tế xung quanh trường .
v Cách tiến hành:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ GV cho HS tham quan khu vực quanh trường và nhận xét về quang cảnh trên đường ( người, phương tiện giao thông )
- Nhận xét 2 bên đường : nhà cửa, cây cối, người dân sống bằng nghề gì ?
- GV phổ biến nội quy : đi thẳng hàng, trật tự, nghe hướng dẫn của GV
* Bước 2: đưa đi tham quan
* Bước 3: Trở về lớp
- GV nhận xét.
b) Hoạt Động 2: Thảo luận vế hoạt động sinh sống của người dân địa phương
v Mục tiêu: HS nói được nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán của người dân địa phương.
v Cách tiến hành:
* Bước 1: Thảo luận nhóm
- GV gợi ý :
- Nhận xét quang cảnh xung quanh trường .
+ Người qua lại đông hay ít?
+ Họ đi bằng phương tiện gì?
+ Hai bên đường có nhà ở không?
+ Cây cối hai đường có nhiều không?
+ Người dân sống ra sao? Họ làm nghề gì?
+ Liên hệ nơi em đang sống như thế nào?
+ Chợ ở đâu? Có gần trường không?
+ Có cơ quan nào xây gần đường không?
+ Xã em sống có cơ sở sản xuất nào ?
+ Con đường chính được rải nhựa chưa?
* Bước 2; Gọi HS trình bày
Nhận xét
Ú Kết luận:
- HS trả lời
- Nhận xét – bổ sung
- HS ñi tham quan
- HS thaûo luaän caâu hoûi
Thảo luận theo cặp
- Đại diện HS trình bày
- Nhân xét bổ sung
2’
4. Củng cố
- Vừa rồi các con học bài gì?
- Muốn cho cuộc sống xung quang em tươi đẹp em phải làm gì?
5. Dặn dò( 3 phút)
Tìm hiểu người dân nơi con ở họ sống bằng nghề gì ?
- HS trả lời
SINH HOẠT : CUỐI TUẦN
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhận ra khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp
- Rèn tính tự giác , mạnh dạn, tự tin
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II.CHUẨN BỊ:
- Cụng tỏc tuần
III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. ổn định tổ chức
- Yêu cầu cả lớp hát 1 bài.
2. Nhận xét tình hình hoạt động tuần 17:
3. Giáo viên nhận xét
*Ưu điểm:
- Đa số các em đi học đúng giờ , đi học đều, nghỉ học có xin phép
- Thực hiện các hoạt động tốt. Trang phục đúng quy định.Vệ sinh cá nhân khá sạch sẽ, gọn gàng.
- Nhiều em có ý thức tự học và làm bài
trước khi đến lớp. Trong giờ học sôi nổi phát biểu xây dựng bài.
- Tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ , tích cực nhanh nhẹn, đảm bảo hợp vệ sinh có chất lượng.
- Có tinh thần giúp đỡ bạn bè
- Chơi những trò chơi an toàn không gây nguy hiểm cho các bạn
- Tuyên dương
*Nhuợc điểm:
-Một số em ý thức tự giác chưa cao, còn lười học, chữ viết xấu, cẩu thả.
3. Kế hoạch tuần 18.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác kỉ luật trong mọi hoạt động.
* Hát tập thể.
- Lớp trưởng nhận xét hoạt động trong tuần của lớp.
- Các tổ ý kiến
- Lắng nghe GV nhận xét và có ý kiến bổ sung.
- Nghe GV phổ biến để thực hiện.
File đính kèm:
- TNXH T 17 18 LOP 1.doc