Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 (cả 2 kì)

Tuần : 2

TN-XH : lớp 1 CHÚNG TA ĐANG LỚN

I/ Mục tiêu :

Giúp HS biết :

-Sức lớn của em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.

-So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp.

-Ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn, có người thấp hơn, có người béo hơn,.đó là bình thường.

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 (cả 2 kì), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng tránh muỗi đốt. II/ Đồ dùng dạy học : -Các hình trong bài 28 SGK. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài : 2/ HĐ 1: Quan sát con muỗi. +MT: Biết các bộ phận bên ngoài của muỗi. -GV chia nhóm 2 em, y/c : . Con muỗi to hay nhỏ ? . Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi ? . Con muỗi dùng vòi để làm gì ? . Con muỗi di chuyển ntn ? -Y/c : +KL : Muỗi là 1 loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Muỗi có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi để hút máu người và động vật để sống. 3/ HĐ 2 : Thảo luận theo nhóm. +MT : HS biết nơi sống, tác hại và cách diệt trừ và phòng tránh muỗi đốt. -GV chia 6 nhóm, y/c : . Muỗi thường sống ở đâu ? Vào lúc nào em hay bị muỗi đốt nhất ? . Bị muỗi đốt có hại gì ? Kể tên 1 số bệnh do muỗi truyền mà em biết ? . Trong SGK đã nêu những cách diệt muỗi nào ? Em còn biết nào khác ? Em cần làm gì để không bị muỗi đốt ? -Y/c : 4/ Củng cố, dặn dò : -Chuẩn bị bài Nhận biết cây cối và con vật. -Nhận xét tiết học. -Các nhóm qs hình con muỗi và trả lời các câu hỏi sau : -Con muỗi nhỏ hơn con ruồi. -Đầu, mình, chân, cánh. -Để hút máu người và động vật. -Muỗi bay bằng cánh. -Đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu hỏi), lớp nhận xét, bổ sung. -2 nhóm cùng thảo luận 1 nd câu hỏi : -Muỗi thường sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp. -Truyền bệnh từ người này sang người khác. Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, ... -Cần treo màn khi ngủ. Có nhiều cách diệt muỗi như dùng hương diệt muỗi, thả cá vào chum để ăn bọ gậy, ... -Đại diện nhóm lên trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. Tuần : 30 Giảng thứ hai ngày 6 / 4 / 2009 TN-XH : lớp 1 TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA I/ Mục tiêu : Giúp HS biết : -Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. -Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. -HS có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng, trời mưa. II/ Đồ dùng dạy học : -Các hình trong bài 29 SGK. -GV và HS sưu tầm những tranh ảnh về trời nắng hoặc trời mưa. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài : 2/ HĐ 1: Làm việc với những tranh, ảnh về trời nắng, trời mưa. +MT: HS biết dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. Biết mô tả bầu trời, đám mây ... -GV chia 4 nhóm, y/c : +KL : Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, đường phố khô ráo. -Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên không thấy mặt trời, ... *Nếu không sưu tầm được tranh, ảnh nên cho các em qs các hình trong SGK. 3/ HĐ 2 : Thảo luận +MT : HS có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng, trời mưa. -GV y/c : . Tại sao khi đi dưới trời nắng, em phải đội mũ, nón ? . Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa, bạn phải nhớ làm gì ? 4/ Củng cố, dặn dò : -GV cho HS chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”. -GV nêu cách chơi và luật chơi, GV hô : -Nhận xét tiết học. -Các nhóm phân loại các tranh, ảnh về trời nắng, trời mưacác em sưu tầm được. Để riêng từng loại, sau đó nói cho cả nhóm biết dấu hiệu trời nắng, trời mưa (chỉ vào tranh) -Đại diện nhóm đem những tranh, ảnh về trời nắng, mưa giới thiệu trước lớp. -2 HS hỏi và trả lời nhau các câu hỏi trong SGK. -Để không bị ốm (nhức đầu, sổ mũi, ...) -Phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô để không bị ướt. -Trời nắng thì HS giơ tấm bìa trời nắng, tương tự cho HS chơi nhiều lần. Tuần : 31 Giảng thứ hai ngày 13 / 4 / 2009 TN-XH : lớp 1 THỰC HÀNH : QUAN SÁT BẦU TRỜI I/ Mục tiêu : Giúp HS biết : -Sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là 1 trong những dấu hệu cho biết sự thay đổi của thời tiết. -Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây trong thực tế hằng ngày và biểu đạt nó bằng hình vẽ đơn giản. -HS có ý thức cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng. II/ Đồ dùng dạy học : -Bút màu, giấy vẽ (hoặc VBT). III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài : 2/ HĐ 1: Quan sát bầu trời. +MT: HS biết qs, nhận xét. Biết mô tả bầu trời, đám mây ... -GV cho HS ra ngoài trời qs, y/c : . Nhìn lên bầu trời em thấy gì ? . Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây ? . Những đám mây có màu gì ? Chúng đứng yên hay chuyển động ? . Sân trường, cây cối lúc này khô hay ướt ? -QS xong GV cho HS vào lớp vfa thảo luận câu hỏi : . Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì ? +KL : QS những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa... 3/ HĐ 2 : Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. +MT : HS biết dùng hình vẽ để biểu đạt kquả qs bầu trời và cảnh vật xung quanh. -GV y/c : -Chọn 1 số bức vẽ đẹp để trưng bày, giới thiệu trước lớp. 4/ Củng cố, dặn dò : -Chuẩn bị bài Gió. -Nhận xét tiết học. -HS qs bầu trời và cảnh vật xung quanh. -Thấy mặt trời, những khoảng trời xanh và mây. -HS qs trả lời. -Có màu trắng, đen, ... -Cho chúng ta biết được trời nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa... -HS lấy VBT, bút màu ra vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. -Sau khi vẽ xong HS giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh. Tuần : 32 Giảng thứ hai ngày 20 / 4 / 2009 TN-XH : lớp 1 GIÓ I/ Mục tiêu : Giúp HS biết : -Nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh. -Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người. II/ Đồ dùng dạy học : -Các hình trong SGK. -Mỗi HS làm sẵn 1 cái chong chóng. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài : 2/ HĐ 1: Làm việc với SGK. +MT: HS nhận biết dấu hiệu khi trời có gió và phân biệt gió mạnh và gió nhẹ. -GV, y/c : . Hình nào cho biết trời đang có gió ? Vì sao bạn biết ? . Nêu những gì bạn nhìn thấy khi gió thổi vào ngươi ? -Y/c : +KL : Khi trời lặng gió, cây cối đứng im. Gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngã, ... 3/ HĐ 2 : Quan sát bầu trời. +MT : HS nhận biết có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ. -GV chia nhóm, cho HS ra ngoài trời quan sát, y/c : -GV tập họp lớp, y/c : +KL : Nhờ qs cây cối, mọi vật xung quanh và chính cảm nhận của mỗi người mà ta biết được là khi đó trời lặng gió hay có gió. 4/ Củng cố, dặn dò : -GV cho HS ra sân chơi chong chóng. -GV nêu cách chơi, y/c : -Chuẩn bị bài Trời nắng, trời rét. -Nhận xét tiết học. -HS qs theo cặp các tranh trong SGK, hỏi và trả lời các câu hỏi ở trang 66 SGK. -Hình cây cối đứng im, lá cờ không bay. -Khi gió thổi vào người em thấy mát (khi trời nắng, thấy lạnh vào mùa đông). -Từng cặp HS lên hỏi và trả lời. -Các nhóm qs, nhìn xem các lá cây, ngọn cỏ ngoài sân có lay động hay không ? Từ đó em rút ra kết luận gì ? -Đại diện nhóm báo cáo kquả thảo luận của nhóm mình. -HS chơi. Tuần : 33 Giảng thứ ba ngày 28 / 4 / 2009 TN-XH : lớp 1 TRỜI NÓNG, TRỜI RÉT I/ Mục tiêu : Giúp HS biết : -Nhận biết trời nóng hay trời rét. -HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét. -Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết. II/ Đồ dùng dạy học : -Các hình trong bài 33 SGK. -GV và HS sưu tầm các tranh, ảnh về trời nóng, trời rét. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài : 2/ HĐ 1: Làm việc với tranh, ảnh sưu tầm được +MT: HS biết phân biệt tranh, ảnh trời nóng với tranh, ảnh trời rét. -GV chia 3 nhóm, y/c : . Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng (hoặc trời rét) ? . Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng (hoặc bớt rét). +KL : Trời nóng quá, thấy trong người bức bối, toát mồ hôi... Cần dùng quạt hoặc máy điều hòa nhiệt độ để làm bớt nóng. -Trời rét quá, chân, tay tê cóng, người run, da sởn gai ốc... Cần mặc áo ấm, lò sưởi, ... 3/ HĐ 2 : Trò chơi “Trời nóng, trời rét”. +MT : HS hình thành thói quen mặc phù hợp thời tiết. +Chuẩn bị : Một số tấm bìa có vẽ hoặc viết tên 1 số đồ dùng : quần, áo, khăn, mũ, và 1 ssó đồ dùng cho mùa hè và mùa đông. -GV phổ biến luật chơi và cách chơi, y/c : . Tại sao ta cần mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét ? +KL : 4/ Củng cố, dặn dò : -GV y/c : -Chuẩn bị bài Thời tiết. -Nhận xét tiết học. -Các nhóm phân loại những tranh, ảnh về trời nóng, trời rét. Nêu dấu hiệu của trời nóng, trời rét (chỉ vào tranh). -Đại diện nhóm lên trình bày, lớp nhận xét -HS nêu. -HS kể. -HS chơi theo nhóm nhiều lần. -Để bảo vệ cơ thể phòng chống 1 số bệnh như cảm nắng, cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu -Mở SGK, 1 số em đọc và TLCH trong SGK. Tuần : 34 Giảng thứ ba ngày 5 / 5 / 2009 TN-XH : lớp 1 THỜI TIẾT I/ Mục tiêu : Giúp HS biết : -Thời tiết luôn luôn thay đổi. -Sử dụng vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết. -Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khỏe. II/ Đồ dùng dạy học : -Các hình trong bài 34 SGK. -GV và HS sưu tầm các tranh, ảnh về thời tiết đã học ở các tiết trước. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài : 2/ HĐ 1: Làm việc với tranh, ảnh sưu tầm được +MT: HS biết sắp xếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết. -GV chia 3 nhóm, y/c : 3/ HĐ 2 : Thảo luận cả lớp +MT : Biết ích lợi của việc dự báo thời tiết. -Ôn lại sự cần thiết phải mặt phù hợp thời tiết. . Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng (hoặc mưa, nóng, rét, ...) ? . Em mặc như thế nào khi trời nóng, trời rét ? +KL : Chúng ta biết được thời tiết ngày mai nhờ các bản tin dự báo thời tiết trên ti vi, đài. -Phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. 4/ Củng cố, dặn dò : -GV cho HS chơi trò chơi “Dự báo thời tiết”. -Cách chơi tương tự như trò chơi “Trời nắng, trời mưa”. -GV phổ biến cáh chơi và luật chơi, y/c : -Chuẩn bị bài Ôn tập : Tự nhiên. -Nhận xét tiết học. -Các nhóm sắp xếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết 1 cách sáng tạo làm nổi bật nd thời tiết luôn luôn thay đổi. -Đại diện nhóm lên giới thiệu và trình bày lí do sắp xếp như vậy, lớp nhận xét -Vì em nghe và xem các bản tin dự báo thời tiết ở đài, ti vi. -Em phải mặc phù hợp. -HS nghe quản trò hô và làm theo hiệu lệnh. -HS chơi nhiều lần.

File đính kèm:

  • docTu nhien va xa hoi Lop 1 ki I.doc
Giáo án liên quan