Tự chọn
KHOA HỌC : ÔN TẬP TUẦN 5
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh những kiến thức đã học về nói không với các chất ma tuý.
- Học sinh năm chắc bài về trả lời câu hỏi đúng chính xác.
- Giáo dục học sinh cần tránh xa các chất gây nghiện.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung bài.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b.Hướng dẫn học sinh ôn tập.
Bài tập 1: Đọc các thông tin và hoàn thành bảng sau.
63 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự chọn Khoa học 5: Ôn tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắm chắc về sinh sản của động vật.
- Học sinh biết vẽ được quy trình sinh sản của ếch và của chim.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ:
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
1/ Êch thường đẻ trứng vào mùa nào?
Êch thường đẻ trứng vào mùa mưa.
2/ Êch đẻ trứng ở đâu? Trứng ếch nở thành gì?
Êch thường đẻ trứng ở dưới nước. Trứng ếch nử thành nòng nọc, nòng nọc phát triển thành ếch.
3/ Hãy viết sơ đồ sự sinh sản của ếch?
Êch đẻ trứng trứng nở thành nòng nọc nòng nọc phát triển thành ếch . ếch trưởng thành xuống ao đẻ trứng
4/ Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.
a/ Trứng chim nở thành gì?
ð Âú trùng.
ð Chim non.
b/ Hầu hết chim non mới nở có thể tự đi kiếm mồi ngay chưa?
ð Có thể tự đi kiém mồi.
ð Chưa thể tự đi kiếm mồi.
c/ Loài chim nuôi con bằng cách nào?
ð Cho con bú.
ð Kiếm mồi mớm cho con.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về ôn tập
Khoa học (ôn)
ôn tập tuần 30
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về sự sinh sản của động vật.
- Học sinh biết phân biệt được động vật đẻ con và động vật đẻ trứng.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ:
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
Học sinh ôn theo nhóm và trả lời câu hỏi.
1/ Thú con sinh ra đã có hình dạng giống mẹ chưa?
Thú con sinh ra đã có hình dạng giống mẹ.
2/ Thú con mới được ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
Thú con mới được ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa của mẹ đến khi tự đi kiếm ăn.
3/ Kể tên một số loài thú thươnghf đẻ mỗi lứa 1 con ; mỗi lứa nhiều con?
Động vật đẻ mỗi lứa 1 con: trâu, bò, ngựa
Động vật đẻ mỗi lứa nhiều con: Lợn, chó, mèo, chuột,
4/ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
Hổ thường sinh sản vào mùaxuân và mùa hạ.
5/ Vì sao hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu sau khi sinh?
Hổ con lúc mới sinh rất yếu nên hổ mẹ phải ấp ủ, bảo vệ chúng suốt tuần đầu.
6/ Khi nào thì hổ mẹ dạy con săn mồi? Khi nào thì hổ con sống độc lập?
Khi hể con được hai tháng tuổi thì hổ mẹ dạy con săn mồi.
Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi thì hổ con có thể sống độc lập.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về ôn tập
Khoa học (ôn)
ôn tập tuần 31
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về sự sinh sản của dộng vật
- Học sinh biết phân biệt được môi trường tự nhien và môi trường nhân tạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ:
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
Học sinh ôn theo nhóm và trả lời câu hỏi.
1/ Kể tên một số cây thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng?
- Thụ phấn nhờ gió: ngô, lúa, hoa,..
- Thụ phấn nhờ côn trùng: bầu, bí, bưởi,
2/ Nêu sự sinh sản ở thực vật có hoa?
- Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
3/ Đa số động vật được chia làm mấy giống?
Chia làm hai giống đó là giống đực và giống cái.
4/ Kể tên những động vật đẻ trứng và động vật đẻ con?
- Động vật đẻ trứng: gà, vịt, ngan, ngỗng, rùa, chim
- Động vật đẻ con: trâu, bò, lợn, chó, mèo, hổ, hươu, nai,..
5/ Thế nào là môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên?
- Môi trường nhân tạo là bao gồm những gì do con người tạo ra.
- Môi trường tự nhiên là những gì có xung quanh ta.
6/ Kể tên môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo?
- Môi trường nhân tạo: môi trường làng quê, thành phố, thị xã
- Môi trường tự nhiên: rừng, nước, biển, động thực vật
* Gọi học sinh trình bày ý tưởng của mình.
* Cả lớp và GV nhận xét và chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về ôn tập
Khoa học (ôn)
ôn tập tuần 32
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về tài nguyên thiên nhiên và vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.
- Học sinh nắm chắc bài có hệ thống.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ:
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
Học sinh ôn theo nhóm và trả lời câu hỏi.
1/ Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. -- Con người khai thác, sử dụng chúng có cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
2/ Em hãy kể tên một số tài nguyên mà em biết?
- Tài nguyên rừng, tài nguyên đất, khoáng sản, nước
3/ Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
- Môi trường cung cấp cho con người: Thức ăn, nước uống, khí thở, vui chơi, giải trí,và các tài nguyên thiên nhiên dùng trong sản xuất và đời sống.
- Môi trường tiếp nhận của con người những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.
4/ Nối cột A với cột B cho phù hợp.
Môi trường cho
Thức ăn
Nước uống
Nước dùng trong sinh hoạt,
công nhiệp
Chất đốt(rắn, lỏng, khí)
Môi trường nhận
Nước tiểu
Phân, rác thải
Khí thải, khói
Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp
* Học sinh trình bày bài.
* Cả lớp đóng góp ý kiến và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bị cho giờ sau.
Khoa học (ôn)
ôn tập tuần 33
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về tác động của con người tới môi trường đất và rừng.
- Học sinh nắm chắc bài có hệ thống.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ:
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
Học sinh ôn theo nhóm và trả lời câu hỏi.
1/ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
Con người khai thác gỗ, và phá rừng để làm nhà, làm củi đun, đốt than.
2/ Nêu các nguyên nhân khác dẫn đến việc phá rừng bị tàn phá?
Do cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, làm đường
3/ Nêu hậu quả của việc phá rừng?
- Khí hậu thay đổi: lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
4/ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đất?
- Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học
- Dân số tăng, lượng rác thải tăng, xử lí rác thải không hợp vệ sinh
* Gọi học sinh trả lời.
* Cả lớp đóng góp, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh vè nhà chuẩn bị cho bài sau.
Khoa học (ôn)
ôn tập tuần 34
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về tác động của con người tới môi trường không khí và nước. Biện pháp bảo vệ môi trường.
- Học sinh nắm chắc bài có hệ thống.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ:
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
Học sinh ôn theo nhóm và trả lời câu hỏi.
1/ Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí và nước?
- Do nước thải của các nhà máy chảy trực tiếp ra sông, hồ, rác thải
- Do khói của các nhà máy thải ra, khói bụi, tiếng ồn
2/ Liệt kê những việc làm của bạn hoặc những người trong gia đình bạn có thể gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.
Thu gom rác thải, xử lí rác thải, dọn vệ sinh môi trường xung quanh
3/ Những việc làm nào ở địa phương bạn có thể dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường không khí và nước?
- Thu gom và xử lí rác thải không đúng quy định.
- Thải chất thải bừa bãi.
4/ Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường?
- Dọn vệ sinh môi trường xung quanh.
- Trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Làm ruộng bậc thang
5/ Em có thể làm gì để bảo vệ môi trường?
- Dọn vệ sinh môi trường.
- Trồng cây xanh
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn tập cho tốt.
Khoa học (ôn)
ôn tập tuần 35
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc các kiến thức về tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Học sinh nắm chắc bài có hệ thống.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ:
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
Học sinh ôn theo nhóm và trả lời câu hỏi.
1/ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đất?
- Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học
- Dân số tăng, lượng rác thải tăng, xử lí rác thải không hợp vệ sinh
2/ Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. -- Con người khai thác, sử dụng chúng có cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
3/ Em hãy kể tên một số tài nguyên mà em biết?
- Tài nguyên rừng, tài nguyên đất, khoáng sản, nước
4/ Nêu các nguyên nhân khác dẫn đến việc phá rừng bị tàn phá?
Do cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, làm đường
5/ Nêu hậu quả của việc phá rừng?
- Khí hậu thay đổi: lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
* Gọi học sinh trả lời.
* Cả lớp đóng góp, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh vè nhà chuẩn bị cho bài sau.
File đính kèm:
- Tu nhie xa hoi (on).doc