- HS biết được hợp chất vô cơ được chia làm 4 loại chính là oxit, axit, bazơ và muối.
- Đối với mỗi loại hợp chất vô cơ, Hs biết được những tính chất hóa học chung của mỗi loại, viết được những phương trình phản ứng tương ứng.
- đối với các hợp chất cụ thể, quan trọng của mỗi loại, HS biết chứng minh những tính chất hóa học tiêu biểu cho mỗi loại chất. Ngoài ra còn biết được những tính chất hóa học đặc chưng của chất đó, cũng như ứng dụng của chất và phươnng pháp điều chế chất.
- Những thí nghiệm do học sinh thực hiện trong các bài học về tính chất chung của mỗi loại hợp chất vô cơ là những thí nghiệ mang tính chất nghiên cứu, khám phá.
Những thí nghiệm do HS thực hiện trong bài học về các chất cụ thể, quan trọng thì mang tính chất chứng minh. Riêng những thí nghiệm về tính chất hóa học đặc chưng của chất vẫn mang tính chất nghiên cứu, khám phá.
6 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2575 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Hóa học 9 - Chương I: Các loại chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn hóa 9
Chủ đề bám sát
Chương I : các loại chất vô cơ
A. Mục tiêu của chương
- HS biết được hợp chất vô cơ được chia làm 4 loại chính là oxit, axit, bazơ và muối.
- Đối với mỗi loại hợp chất vô cơ, Hs biết được những tính chất hóa học chung của mỗi loại, viết được những phương trình phản ứng tương ứng.
- đối với các hợp chất cụ thể, quan trọng của mỗi loại, HS biết chứng minh những tính chất hóa học tiêu biểu cho mỗi loại chất. Ngoài ra còn biết được những tính chất hóa học đặc chưng của chất đó, cũng như ứng dụng của chất và phươnng pháp điều chế chất.
- Những thí nghiệm do học sinh thực hiện trong các bài học về tính chất chung của mỗi loại hợp chất vô cơ là những thí nghiệ mang tính chất nghiên cứu, khám phá.
Những thí nghiệm do HS thực hiện trong bài học về các chất cụ thể, quan trọng thì mang tính chất chứng minh. Riêng những thí nghiệm về tính chất hóa học đặc chưng của chất vẫn mang tính chất nghiên cứu, khám phá.
B. Một số bài cơ bản trong chương.
Tiết1: kiến thức cơ bản về tính chất hóa học của ôxit, khái quát về sự phân loại ôxit.
I. Oxit. Lập công thức oxit.
1. Định nghĩa oxit :
Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
2. Quy tắc lập công thức của oxit :
Tích hoá trị và chỉ số của nguyên tố thứ nhất bằng tích hoá trị và chỉ số của nguyên tố thứ hai :
Aax Bby ax = by,
trong đó : a – hoá trị của A;
b – hoá trị của B.
Thí dụ : III Al2O3II III .2 = II .3
3. Tên gọi của oxit :
Tên oxit = tên nguyên tố ( ghi hóa trị, nếu nguyên tố có nhiều hoá trị ) + oxit.
Thí dụ :
CaO caxi oxit.
CO cacbon (II) oxit hoặc cacbon monoxit.
CO2 cacbon (IV) oxit hoặc cacbon đioxit.
SO2 lưu huỳnh (IV) oxit hoặc lưu huỳnh đioxit.
SO3 lưu huỳnh (VI) oxit hoặc lưu huỳnh trioxit.
II. Tính chất hoá học của oxit.
1. Ôxit bazơ có những tính chất hoá học nào ?
a- Tác dụng với nớc :
- Một số oxit kim loại tác dụng với nớc tạo thành dung dịch bazơ.
Thí dụ : CaO + H2O Ca(OH)2
Na2O + H2O 2NaOH
b- Tác dụng với axit :
Ôxít bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nớc
Nhiều oxit kim loại tác dụng với axit tạo thành muối và nớc.
Thí dụ : CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
Na2O + H2SO4 Na2SO4 + H2O
c – Tác dụng với oxit axit :
Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối
CaO + CO2 CaCO3
2. Oxit axit có những tính chất hoá học nào ?
a- Tác dụng với nớc :
Nhiều oxit axit tác dụng với nớc tạo thành dung dịch axit.
P2O 5 + 3H2O 2H3 PO4
b- Tác dụng với bazơ :
Oxit axit tác dụng với nớc tạo thành dung dịch axit.
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
SO2 + 2KOH K2SO3 + H2O
c – Tác dụng với oxit bazơ :
* Phân loại oxit.
Dựa vào tính chất hoá học của oxit, ngời ta phân loại nh sau :
Oxit bazơ là những oxit tác dụng vứi dung dịch axit tạo thành muối và nớc.
Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nớc.
Oxit lỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nớc.VD Al2O3 ; ZnO....
Oxit trung tính còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nớc. Thí dụ ng CO, NO ...
Bài tập
Hoàn thành 6 bài tập sgk trang 6.
Bài tập bổ xung
Bài tập 1
Có những oxit sau : SiO2, CaO, Fe2O3, Fe3O4, P2O5, SO3. Hãy cho biết những oxit nào tác dụng đợc với : nớc ; axit clohiđric ; dung dịc natri hiđroxit. Viết các phơng trình phản ứng xảy ra.
Bài tập 2
Có hỗn hợp hai chất rắn là CaO và Fe2O3, bằng phơng pháp hoá học nào có thể tách riêng đợc Fe2O3 ? Viết phơng trình phản ứng xảy ra.
Bài tập 3
Một số oxit đợc dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm. Hãy cho biết những oxit nào sau đây có thể dùng làm chất hút ẩm : CuO, BaO, CaO, P2O5, Fe3O4. Vì sao ? Viết phơng trình hoá học sảy ra.
Bài tập 4
Cho 6,2g Na2O tan hết vào nước, tạo thành 200g dung dịch.
Tính nộng độ phàn trăm của dung dịch thu được.
Tính thể tích khí CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch nói trên, biết sản phẩm là muối trung hoà.
Tiết 2:tính chất hoá học của axit
A. Tóm tắt lý thuyết.
I – Tính chất háo học
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu.
2. Axit tác dụng với kim loại.
Dung dịch axit tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối giải phóng khí hiđro.
HCl + Fe FeCl2 + H2
Chú ý : Axit nitric HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại, nhưng nói chung không giải phóng khí hiđro.
3. Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.(phản ứng trung hoà)
H2SO4 + Fe(OH)2 FeSO4 + H2O
4. Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước
Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
5. Axit tác dụng với muối (học ở bài muối).
II – axit mạnh và axit yếu
Dựa vào tính chất hoá học, axit được chia làm 2loại :
+ Axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4.....
+ Axit yếu như H2S, H2CO3 ...
B. Bài tập
Bài tập SGK 1,2,3,4 (trang14)
Bài tập bổ xung
Bài 1
Từ vôi sống CaO làm thế nào có thể điều chế được canxi clorua và canxi nitrat? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 2
Để trung hoà một dung dịch có chứa 196g axit sunfuric, lần thứ nhát người ta cho dung dịch axit này tác dụng với một dung dịch có chứa 60g natri hiđroxit và lần thứ hai người ta cho thêm dung dịch kali hiđroxit.
Viết các phương trình phản ứng sảy ra.
Tính khối lượng dung dịch KOH 40% phải dùng.
Bài 3 Cho một lượng sắt dư vào 500 ml dung dịch axit sunfủic thu được 33,6 l khí hiđro (đktc). Hãy:
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tính số gam sắt đã tham gia phản ứng.
Làm bay hơi dung dịch sau phản ứng, thu được muối ngậm nước FeSO4.H2O. Tính số gam muối thu được.
Xác định nồng độ mol/l của dung dịch axit sunfuric đã dùng.
Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết khí hiđro thu được ở trên.
Hướng dẫn
Bài 2
a) H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O (1)
H2SO4 + 2KOH K2SO4 + 2H2O (2)
b) Số mol H2SO4 = 196 : 98 =2 (mol)
Số mol NaOH = 60 : 40 =1,15 (mol)
Theo phương trình (1) số mol H2SO4 tham gia là 1,5 : 2 = 0,75 (mol)
Theo phương trình (2) số mol H2SO4 tham gia là 2 – 0,75 = 1,25 (mol)
Số mol KOH tham gia (2) 2.1,25 = 2,5 (mol)
Khối lượng KOH tham gia (2) 56.2,5 = 140 (g)
Khối lượng dung dịch KHO 40% cần dùng 100%.140/40% = 350 (g)
Bài 3
a) Phương trình phản ứng
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
b)Theo phương trình phản ứng, số mol Fe tham gia phản bằng số mol khí hiđro sinh ra:
Số gam sắt tham gia phản ứng là 56.1,5 = 84 (g)
c) Theo phương trình phản ứng, số mol thu được bằng số mol Fe tham gia phản ứng
= nFe = 1,5 (mol)
d)Số mol H2SO4 có trong dung dịch ban đầu bằng số mol H2SO4 tham gia phản ứng bằng 1,5 (mol).
Nồng độ mol của dung dịch H2SO4
CM = 1,5/0,5 = 3 (mol/l)
Ta có phản ứng đốt cháy hiđro bởi oxi:
O2 + 2H2 2H2O
Thể tích oxicần dùng chỉ bằng một nửa thể tích khí hiđro (đo cùng điều kiện to và p) và bằng :
Tiết 3 : tính chất hoá học của bazơ
1. Tác dụng với chất chỉ thị màu
Các dung dịch bazơ (kiềm) đổi màu chất chỉ thi :
+ Quỳ tím thành xanh.
+ Dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
2. Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit.
Dung dịch bazơ tác dụng với ôxít axít tạo thành muối và nước
VD : Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
2NaOH +SO2 Na2SO3 +H2O
3. Tác dụng của bazơ với axit.
Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
VD :
Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 +2H2O
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ
VD :
Cu(OH)2 t0 CuO +H2O
Bài tập
Tiết 4 : Ôn tập
Tiết 5: kiểm tra 1tiết
File đính kèm:
- Giao an Hoa hoc 9.doc