I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toánvới các số đo độ dài.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan, nhanh, chính xác.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. Vận dụng những điều đã học vào thực tế.
* HS khá giỏi làm thêm bài tập 2b;4/23
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Phấn màu - bảng phụ
- Trò: Vở bài tập - SGK - bảng con - vở nháp
44 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn lớp 5, kì I - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đã học vào thực tế.
* HS khá giỏi làm thêm bài tập 2a cột 2 và 2b/28
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Phấn màu - Bảng đơn vị đo diện tích chưa ghi chữ và số
- Trò: Vở bài tập - Bảng đơn vị đo diện tích - ký hiệu - tên gọi - mối quan hệ - Hình vuông có 100 ô vuông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ: Dam2, hm2
- Học sinh nêu lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề. Vận dụng làm bài tập.
- 2 học sinh
- HS sửa bài 2, 4 / 28, 29 (SGK)
Giáo viên nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét
1’
3. Giới thiệu bài mới: Milimét vuông - Bảng đơn vị đo diện tích
- Hôm nay, chúng ta học thêm 1 đơn vị diện tích mới nhỏ nhất là mm2 và lập bảng đơn vị đo diện tích.
30’
4. Phát triển các hoạt động:
7’
* Hoạt động 1:
- Hướng dẫn học sinh nắm được tên gọi, ky hiệu, độ lớn của milimét vuông. Quan hệ giữa milimét vuông và xăngtimét vuông.
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đ.thoại, động não
1-Giới thiệu đơn vịđo diện tích milimét vuông:
- Học sinh nêu lên những đôn vị đo diện tích đã học
cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2
milimét vuông
a) Hình thành biểu tượng milimét vuông inhHin
- Milimét vuông là gì?
- diện tích hình vuông có cạnh là 1 milimét
- Học sinh tự ghi cách viết tắt:
- milimét vuông viết tắt là mm2
- Hãy nêu mối quan hệ giữa cm2 và mm2.
- Học sinh giới thiệu mối quan hệ giữa cm2 và mm2.
- Các nhóm thao tác trên bìa cứng hình vuông 1cm.
- Đại diện trình bày mối quan hệ giữa cm2 - mm2 và mm2 - cm2.
- Dán kết quả lên bảng
1cm2 = 100mm2
1mm2 = cm2
7’
* Hoạt động 2:
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
- Giáo viên hỏi học sinh trả lời điền bảng đã kẻ sẵn.
1 dam2 = ? m2
1 m2 = mấy phần dam2
- Học sinh hình thành bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại.
- Gọi 2 học sinh lên bảng, vừa đọc, vừa đính từng đơn vị vào bảng từ lớn đến bé và ngược lại.
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền ?
-Mỗi đơn vị đo diện tích kém mấy lần đơn vị lớn hơn tiếp liền ?
- Học sinh nêu lên mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
- Lần lượt học sinh đọc bảng đơn vị đo diện tích.
6’
* Hoạt động 3:
Phương pháp: Đ. thoại, thực hành
Bài 1a: Đọc các số đo DT
- Học sinh đọc
Bài 1b :
- Học sinh làm bài
4dm2 65cm2 = 4 dm2+ dm2=4 dm2
95cm2 = dm2
Giáo viên chốt lại
- Học sinh sửa bài (đổi vở)
10’
* Hoạt động 4:
- Hoạt động nhóm, bàn
Phương pháp: Đ.thoại, thực hành, động não
Bài 2:
- Học sinh đọc đề - Xác định dạng
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đổi
- Học sinh làm bài
- Học sinh sửa bài (đổi vở)
5 cm2 = 500 mm2
12 m2 9 dm2 = 1209 dm2
2010 m2 = 20dam2 10.. m2
GV nhận xét
Bài 3: Viết p/s thích hợp vào chỗ chấm
GV chấm bài n/x
- HS làm vở
1mm2 = cm2 34dm2=m2
4’
* Hoạt động 5: Củng cố
- Học sinh nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại.
- Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề nhau.
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Làm bài nhà
- Chuẩn bị: Luyện tập
- Nhận xét tiết học
Tiết 5 : KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ HỌC
Đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình ,
chống chiến tranh
IMỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình chống chiến tranh; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng: Kể tự nhiên, rõ ràng, giọng kể phù hợp với từng nhân vật.
3. Thái độ: Yêu hòa bình, có ý thức đoàn kết với tập thể lớp.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình
- Trò : Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ:
Giáo viên nhận xét - cho điểm
- 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai”
1’
3. Giới thiệu bài mới:
Các em đã được học rất nhiều bài về chủ điểm hòa bình. Trong tiết hôm nay, các em sẽ tập kể những chuyện đã nghe, đã đọc ngắn với chủ điểm hòa bình.
30’
4 hoạt động:
10’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của giờ học
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
- 1 học sinh đọc đề bài
- Học sinh gạch dưới những từ ngữ quan trọng ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài
- Cả lớp đọc thầm toàn bộ phần đề bài và phần gợi ý - Truyện tham khảo: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, Những con sếu bằng giấy ,
- lần lượt học sinh nêu lên câu chuyện em sẽ kể
- Nhắc các em chú ý kể chuyện theo trình tự:
+ Giới thiệu với các bạn tên câu chuyện em chọn kể; cho biết em đã nghe, đọc truyện đó ở đâu, vào dịp nào.
+ Phần kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Kể tự nhiên, cố thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
12’
* Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Hoạt đọng nhóm
Phương pháp: Kể chuyện, đàm thoại
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Từng học sinh kể câu chuyện của mình.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thi kể chuyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm kể chuyện (Động tác, điệu bộ, giọng kể)
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện
- GV nhận xét
- Cả lớp nhận xét
5’
* Hoạt động 3: Củng cố
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Chọn câu chuyên yêu thích, vì sao?
- Suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện.
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: Kể lại câu chuyện em đã là thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
- Nhận xét tiết học
Tiết 10 : TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh ( về ý , bố cục, dùng từ đặt câu.) ; nhận biết được lỗi trong bài văn tự sửa được lỗi.
2. Kĩ năng: Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích văn học và say mê sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Bảng phụ ghi các đề kiểm tra viết, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, sửa chung trước lớp - Phấn màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ:
Giáo viên nhận xét và cho điểm
- Học sinh đọc bảng thống kê
1’
3. Giới thiệu bài mới:
30’
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Nhận xét bài làm của lớp
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Tổng hợp
- Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp
- Đọc lại đề bài
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc.
+ Thiếu sót: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết.
Phương pháp: Thực hành
- Giáo viên trả bài cho học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi
- Học sinh đọc lời nhận xét của thầy cô, học sinh tự sử lỗi sai. Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý)
- Giáo viên theo dõi, nhắc nhở các em
- Lần lượt học sinh đọc lên câu văn, đoạn văn đã sửa xong
Giáo viên nhận xét
- Lớp nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung
- Học sinh theo dõi câu văn sai hoặc đoạn văn sai
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh tìm ra lỗi sai
- Xác định sai về mặt nào
- Một số HS lên bảng lần lựơt từng đôi
- Học sinh đọc lên
- Cả lớp nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Thi đua
- Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn hay
- Học sinh trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học và rút ra kinh nghiệm cho mình
- Giáo viên đọc những đoạn văn, bài hay có ý riêng, sáng tạo
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cảnh sông nước, vùng biển, dòng sông, con suối đổ.
- Chuẩn bị: Luyện tập làm đơn
- Nhận xét tiết học
Tiết 5:
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 5
CHỦ ĐIỂM THÁNG:AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. SINH HOẠT
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Ổn định: Hát
Nội dung:
GV giới thiệu:
Chủ điểm tháng :An toàn giao thông
Phần làm việc ban cán sự lớp:
GV nhận xét chung:
Ưu:
PH họp đầy đủ.
Thi đua đạt nhiều hoa điểm 10.
Thực hiện tốt nề nếp nội qui của trường của lớp
HS có đầy đủ đồ dùng học tập
Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kến XD bài.
Có làm và học bài đầy đủ khi đến lớp
*Tồn tại:
- Còn nói chuyện riêng trong giờ học
- Môt số bạn còn chưa có ý thức trong việc giữ vệ sinh môi trường
* Gv tặng phần thưởng cho tổ hạng nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ.
Công tác tuần tới:
- Không nói chuyện riêng trong giờ học
- Tham gia đầy đủ vui đón trung thu
+ Nâng cao chất lượng học tập
+ Phát động đôi bạn cùng tiến trong học tập
+Tổ chức phong trào thi đua học tập giữa các tổ
+Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
* Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
Hát tập thể
- Lớp trưởng điều khiển
- Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
----- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
Ban cán sự lớp nhận xét
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó kỷ luật
Lớp trưởng nhận xét
Lớp bình bầu :
+ Cá nhân xuất sắc 6 em.
+ Cá nhân tiến bộ:4 em
Những HS đính tên lên Bảng danh dự:
Trần Thanh Trinh
Đặng Thị Thảo Nhi
Phạm Thị Ngọc Ánh
Văn Thị Ngọc Diễm
Lê Minh Hưng.
Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm tuần, tháng .
Soạn xong ngày 15 /9/2010 Chuyên môn KT và kí duyệt
Ngày 18/9/2010
Người soạn
Trần Thị NgocHuệ Điền Ngọc Thuỷ
File đính kèm:
- TUAN 5 2010 -2011 doc.doc