I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết đọc , viết các phân số thập phân trên một đoạn tia số
-Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân
2.Kĩ năng: HS làm được các BT1,2,3 SG
3. Thái độ: Học sinh yêu thích học toán, tính toán cẩn thận.
* HS khá giỏi làm thêm bài tập 4;5/9
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
- Học sinh: Vở bài tập, Sách giáo khoa, bảng con
39 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn lớp 5, kì I - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng 3: Củng cố
- Thi đua:
+ Sự thụ tinh là gì? Sự sống con người bắt đầu từ đâu?
- Đại diện 2 dãy bốc thăm, trả lời
- Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng. Sự sống con người bắt đầu từ 1 tế bào trứng của mẹ kết hợp với 1 tinh trùng của bố.
+ Giai đoạn nào đã nhìn thấy hình dạng của mắt, mũi, miệng, tay, chân? Giai đoạn nào đã nhìn thấy đầy đủ các bộ phận?
- 3 tháng
- 9 tháng
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Xem lại bài + học ghi nhớ
- Chuẩn bị: “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe”
- Nhận xét tiết học
Thứ sáu,ngày 27 tháng 08 năm 2010
Tiết 10: TOÁN
HỖN SỐ ( tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết chuyển một hỗn số thành phân số và vận dụng các phép công , trừ, nhân , chia hai phân số để làm bài tập.
2.Kĩ năng: HS làm được BT 1 ( 3 hỗn số đầu ); bài 2a,2c; bài 3a, 3c
3. Thái độ: Vận dụng điều đã học vào thực tế từ đó giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Phấn màu - các tấm bìa cắt và vẽ như hình vẽ
- Trò: Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ: Hỗn số
- Kiểm tra miệng vận dụng làm bài tập.
- 2 học sinh
- Học sinh sửa bài 2 /7 (SGK)
Giáo viên nhận xét và cho điểm
1’
3. Giới thiệu bài mới:
- Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hỗn số.
30’
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số
- Hướng dẫn cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Hoạt động cá nhân, cả lớp thực hành.
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành
- Dựa vào hình trực quan, học sinh nhận ra
- Học sinh giải quyết vấn đề
Giáo viên chốt lại
Ta viết gọn là 2 5 = 2 x 8 + 5 = 21
8 8 8
- Học sinh nêu lên cách chuyển
- Học sinh nhắc lại (5 em)
* Hoạt động 2: Thực hành
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại
Bài 1:
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề
- Học sinh đọc đề
- Giáo viên yêu cầu HS nêu cách giải.
- Học sinh làm bài
2 = ; 4 = =
- Học sinh sửa bài - nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số.
Giáo viên nhận xét
Bài 2: Tổ chức thảo luận nhóm
HS chia 6 nhóm thảo luận
- Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh đọc đề
- Giáo viên yêu cầu HS nêu cách giải
- Học sinh nêu vấn đề muốn cộng hai hỗn số khác mẫu số.
- Học sinh nêu: chuyển hỗn số ® phân số - thực hiện được phép cộng.
- Học sinh làm bài
2+ 4 = + =
10 - 4 = - =
- Học sinh sửa bài
Giáo viên nhận xét
- Học sinh nhắc lại cách chuyển hỗn số sang phân số, tiến hành cộng.
Bài 3: HD HS làm vào vở
Học sinh làm bài vào vở
- Thực hành tương tự bài 2
- Học sinh sửa bài
2 x 2 = x = =
- GV chấm 1 số bài
-
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động nhóm
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại
- Cho học sinh nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Cử đại diện mỗi nhóm 1 bạn lên bảng làm.
- Học sinh còn lại làm vào nháp.
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
Làm bài nhà bài 1
Những em khá giỏi làm thêm bài 1(2 hỗn số sau); bài 2b; 3b
- Chuẩn bị: “Luyện tập”
- Nhận xét tiết học
Tiết 2 : CHÍNH TẢ
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng ( từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình , theo yêu cầu (BT3 )
2.Kĩ năng: Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng vần vào mô hình, biết đánh dấu thanh đúng chỗ, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
3. Thái độ - Học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bảng phụ ghi mô hình cấu tạo tiếng
- Trò: SGK, vở
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ:
- Nêu quy tắc chính tả ng / ngh, g / gh, c / k
- Học sinh nêu
- Giáo viên đọc những từ ngữ bắt đầu bằng ng / ngh, g / gh, c / k cho học sinh viết: ngoe nguẩy, ngoằn ngoèo, nghèo nàn, ghi nhớ, nghỉ việc, kiên trì, kỉ nguyên.
- Học sinh viết bảng con
Giáo viên nhận xét
1’
3. Giới thiệu bài mới:
“Cấu tạo của phần vần
30’
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: HDHS nghe - viết
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: T.hành, giảng giải
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả
- Học sinh nghe
- Giáo viên giảng thêm về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến.
- Giáo viên HDHS viết từ khó
- Học sinh gạch chân và nêu những từ hay viết sai (tên riêng của người , ngày,tháng , năm )
- Học sinh viết bảng từ khó : mưu, khoét, xích sắt ,..
Giáo viên nhận xét
- Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho học sinh viết, mỗi câu hoặc bộ phận đọc 1 - 2 lượt.
- Học sinh lắng nghe, viết bài
- Giáo viên nhắc học sinh tư thế ngồi viết.
- Giáo viên đọc toàn bộ bài
- Học sinh dò lại bài
- HS đổi tập, soát lỗi cho nhau.
- Giáo viên chấm bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Phương pháp: Luyện tập
Bài 2: Ghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong các câu
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
- Học sinh đọc yêu cầu đề - lớp đọc thầm - học sinh làm bài.
Trạng - ang nguyên – uyên
Nguyễn – uyên Hiền - iên
Giáo viên nhận xét
- Học sinh sửa bài thi tiếp sức
Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh kẻ mô hình
- Học sinh làm bài
- 1 học sinh lên bảng sửa bài
- Học sinh lần lượt đọc kết quả phân tích theo hàng dọc (ngang, chéo).
Giáo viên nhận xét
- Học sinh nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố
- Thi đua nêu cấu tạo của tiếng
- Dãy A cho tiếng dãy B phân tích cấu tạo (ngược lại).
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Học thuộc đoạn văn “Thư gửi các học sinh”
- Chuẩn bị: “Quy tắc đánh dấu thanh”
- Nhận xét tiết học
Tiết 4 : TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết được một số bảng thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng ( BT1) Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu ( BT2)
2.Kĩ năng: Biết thống kê các số liệu đơn giản, trình bày kết quả thống kê biểu bảng.
3. Thái độ: Học sinh tính chính xác, khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Bảng phụ viết sẵn lời giải các bài tập 2, 3
- Trò : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ:
- Học sinh đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
Giáo viên nhận xét.
1’
3. Giới thiệu bài mới:
“Luyện tập làm bào cáo thống kê”
30’
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Quan sát, thảo luận
Bài 1:
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc to yêu cầu của bài tập.
- Nhìn bảng thống kê bài: “Nghìn năm văn hiến”.
+Số khoa thi,số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến 1919?
- Học sinh lần lượt trả lời.
+Từ 1075 đến 1919 số khoa thi : 185 số tiến sĩ : 2896
- Cả lớp nhận xét.
Giáo viên chốt lại.
a) Nhắc lại số liệu thống kê trong bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn lại bảng thống kê trong bài: “Nghìn năn văn hiến” bình luận.
b) Các số liệu thống kê theo hai hính thức:
- Nêu số liệu
- Trình bày bảng số liệu
+các số liêu thống kê trênđược trình bày dưới hình thức nào ?
+Số liệu được trình bày trên bảng số liệu; nêu số liệu
+ Các số liệu thống kênói trên có tác dụng gì ?
+Giúp người đọc tìm được thông tin dễ dàng so sánh số liệu giữa các triều đại
- HS n/x
GV chốt lại : Các số lieu thống kêgiúp người đọcdễ tiếp nhận thông tin,dễ so sánh, tăng sức thuyết phụccho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân, nhóm
Phương pháp: Thực hành, thảo luận
Bài 2:
- Giáo viên gợi ý: thống kê số liệu từng học sinh từng tổ trong lớp. Trình bày kết quả bằng 1 bảng biểu giống bài “Nghìn năm văn hiến”.
- 1 học sinh đọc phần yêu cầu
- Cả lớp đọc thầm lại
- Nhóm trưởng phân việc cho các bạn trong tổ.
- Đại diện nhóm trình bày
Sỉ số lớp:
Tổ 1 Tổ 3
Tổ 2 Tổ 4
Số học sinh nữ:
Tổ 1 Tổ 3
Tổ 2 Tổ 4
- GV nx ghi điểm
* Hoạt động 3: Củng cố
Giáo viên nhận xét + chốt lại
- Cả lớp nhận xét
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh”
- Nhận xét tiết học
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 2
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Ổn định: Hát
Nội dung:
GV giới thiệu:
Chủ điểm tháng :An toàn giao thông
Phần làm việc ban cán sự lớp:
GV nhận xét chung:
Ưu: Thực hiện tốt nề nếp nội qui của trường của lớp.
Tham dựĐHLĐ mẫu.
HS có đầy đủ đồ dùng học tập
Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kến XD bài.
Có làm và học bài đầy đủ khi đến lớp
Truy bài đầu giờ tốt.
* Tồn tại: một số bạn đi học muộn vì lý do đường xa ,trời mưa
Môt số bạn còn chưa có ý thức trong việc giữ vệ sinh môi trường
Gv tặng phần thưởng cho tổ hạng nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ.
Công tác tuần tới:
+ Nâng cao chất lượng học tập
+ Phát động đôi bạn cùng tiến trong học tập
+Tổ chức phong trào thi đua học tập giữa các tổ.
+ Thi đua nhiều hoa điểm 10.
+Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
* Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
Hát tập thể
- Lớp trưởng điều khiển
- Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
----- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
Ban cán sự lớp nhận xét
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó kỷ luật
Lớp trưởng nhận xét
Lớp bình bầu :
+ Cá nhân xuất sắc 10 em.
+ cá nhân tiến bộ:5 em
Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm tuần, tháng .
Soạn xong ngày 23 /8/2010 Chuyên môn KT và kí duyệt
Ngày27/8/2010
Người soạn
Trần Thị NgocHuệ Điền Ngọc Thuỷ
File đính kèm:
- TUAN II 2010 -2011.doc