I. Mục đích yêu cầu
Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.
Hiểu từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện. Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người.
-Hs yếu đọc đúng trôi chảy toàn bài.
-Hs giỏi đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.
II. Chuẩn bị
- Truyện, tranh ảnh về cá heo
-Bảng phụ viết đoạn HD luyện đọc.
20 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 7 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9-1930 ở Nghệ An
- Trình bày theo trí nhớ (3-4 em)
- HS nào trình bày tốt được thưởng (Học sinh cần nhấn mạnh: 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh)
® Ghi bảng: ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Học sinh đọc lại (2 - 3 em)
* Hoạt động 3:
- Hoạt động nhóm, lớp
Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm
- HS họp thành 4 nhóm
a) Trong thời kì 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều gì mới?
a) Không hề xảy ra lưu manh, trộm cắp. Bãi bỏ ma chay, đình đám, phong tục lạc hậu, rượu chè, cờ bạc... Đời sống tưng bừng, phấn khởi.
b) Sau khi nắm chính quyền, đời sống tinh thần của nhân dân diễn ra như thế nào?
b) Đời sống tinh thần của nhân dân có nhiều thay đổi: tối nào đình làng cũng vui như hội, bà con nô nức đi họp, nghe nói chuyện, giải thích chính sách hoặc bàn công việc chung.
c) Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào
d) Hãy nêu kết quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh??
c) Bọn đế quốc, phong kiến dùng mọi thủ đoạn dã man để đàn áp.
d) Đến giữa năm 1931, phong trào bị dập tắt.
* Hoạt động 4:
- Học sinh trình bày :
+Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động
+Cổ vũ tinh thần yêu nước của ND ta
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò
- Chuẩn bị: Hà Nội vùng đứng lên
- Nhận xét tiết học
KĨ THUẬT
NẤU CƠM
I. Mục tiêu
- Nắm cách nấu cơm .
- Biết cách nấu cơm .
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình .
II. Chuẩn bị
- Gạo tẻ , nồi , bếp , lon sữa bò , chậu , đũa , xô
- Phiếu học tập .
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động Hát .
2. Bài cũ : Chuẩn bị nấu ăn.
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới Nấu cơm .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cách nấu cơm trong gia đình .
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các cách nấu cơm ở gia đình .
- Tóm tắt các ý trả lời của HS : Có 2 cách nấu cơm là nấu bằng soong hoặc nồi và nấu bằng nồi cơm điện .
- Nêu vấn đề : Nấu cơm bằng soong và nồi cơm điện như thế nào để cơm chín đều , dẻo ? Hai cách nấu cơm này có những ưu , nhược điểm gì ; giống và khác nhau ra sao ?[Đọc SGK trao đổi cặp]
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong , nồi trên bếp .
. Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách tìm thông tin để hoàn thành nhiệm vụ trên phiếu .
Quan sát , uốn nắn .
- Nhận xét , hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun .
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm .
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Nhận xét tiết học .
_______________________________________
ĐẠO ĐỨC
NHỚ ƠN TỔ TIÊN
I. Mục tiêu
Biết được ai cũng có tổ tiên, ông bà; biết được trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình, dòng họ.
- Biết làm những việc thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
-Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy - học
1. Khởi động:
- Hát
2. Bài cũ:
- Nêu những việc em đã làm để vượt qua khó khăn của bản thân.
- 2 học sinh
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Phân tích truyện “Thăm mộ”
+ Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên?
- Ra thăm mộ ông nội ngoài nghĩa trang làng. Làm sạch cỏ và thắp hương trên mộ ông.
+ Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?
- Việt muốn thể hiện lòng biết ơn của mình với ông bà, cha mẹ.
+ Qua câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà? Vì sao?
- Học sinh trả lời
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1
- Hoạt động cá nhân
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
- Nêu yêu cầu
- Trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lý do.
- Lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3: Củng cố –Liên hệ
- Em đã làm được những việc gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên? Những việc gì em chưa làm được? Vì sao? Em dự kiến sẽ làm những việc gì? Làm như thế nào?
- Suy nghĩ và làm việc cá nhân
- Trao đổi trong nhóm (nhóm đôi)
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
*Hoạt động 4: dặn dò : Chuẩn bị: Tiết 2
- Nhận xét tiết học
THỨ SÁU , 08/10/2010
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục đích yêu cầu
-Dựa trên kết quả quan sát tả cảnh sông nước và dàn ý đã lập - Học sinh biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn. Thể hiện rõ đối tượng tả (đặc điểm hoặc bộ phận của cảnh), trình tự miêu tả - nét nổi bật của cảnh - Cảm xúc của người tả cảnh. Rèn kĩ năng dựng đoạn văn. –Hs giỏi biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn.
-Hs yếu GV hd chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn
II. Chuẩn bị
- Đoạn - câu - bài văn tả cảnh sông nước
- Dàn ý tả cảnh sông nước
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động:
- Hát
2. Bài cũ:
- Kiểm tra bài học sinh
- HS đọc lại kết quả làm bài tập 3
3. Bài mới: GTB
* Hoạt động 1: HD làm bài tập
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc lại bài Vịnh Hạ Long xác định đoạn văn
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Cả lớp đọc thầm
- Mỗi đoạn văn trong bài đều tập trung tả một bộ phận của cảnh
- Học sinh lần lượt đọc dàn ý
Chọn một phần trong dàn ý viết đoạn văn
Hỗ trợ,gợi ý cho HS yếu
Cả lớp nhận xét
HS tiếp nối đọc đoạn văn
Cả lớp bình chọn đoạn văn hay
* Hoạt động 3 :GDBVMT - Củng cố :
- Về nhà viết lại đoạn văn vào vở
- Soạn bài luyện tập làm đơn
- Nhận xét tiết học
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. Hs giỏi
Củng cố Hs yếu về tính giá trị biểu thức số có phép tính nhân và chia.
II. Chuẩn bị
- Phấn màu - Bảng phụ - Hệ thống câu hỏi
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động:
- Hát
2. Bài cũ:
Học sinh sửa bài 1a, 2a, c, 3/42 (SGK).
3. Bài mới: GTB
* Hoạt động 1: HDHS biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân.
Bài 1:Những em HS yếu cho thực hành lại cách viết thành hỗn số từ phép chia.
HS đọc yêu cầu đề và đọc lại bài mẫu.
- Học sinh làm bài
_GV hướng dẫn HS làm theo 2 bước
+ Lấy tử số chia cho mẫu số
+ Thương tìm được là phần nguyên (của hỗn số) ; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số dư
Học sinh thực hành chuyển các phân số thập phân trong bài
Bài 2 - Yêu cầu học sinh viết từ phân số thập phân thành số thập phân (bước hỗn số làm nháp).
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài, nhận dạng từ số lớn hơn mẫu số.
- Học sinh làm bài
- Học sinh chú ý các phân số ở phần b có tử số bé hơn mẫu số:
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò :
- Chuẩn bị: Số thập phân bằng nhau
- Nhận xét tiết học
KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I. Mục tiêu:
Nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não, nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
Thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không bị muỗi đốt.
Giáo dục học sinh yếu có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt mọi người.
II. Chuẩn bị
-Hình vẽ trong SGK/ 30 , 31
III. Các hoạt động dạy - học
1. Khởi động:
- Hát
2. Bài cũ:“Phòng bệnh sốt xuất huyết”
3 Bài mới: GTB
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- Hoạt động nhóm, lớp
+ Bước 1: GV phổ biến luật chơi
-Đọc câu hỏi và trả lời Tr 30 SGK và nối vào ý đúng
- Lắc chuông để báo hiệu nhóm đã làm xong
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn trên.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
_HS trình bày kết quả :
1 – c ; 2 – d ; 3 – b ; 4 – a
* Hoạt động 2: Quan sát
- Hoạt động cá nhân, lớp
-+ Bước1 -Yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1 , 2, 3, 4 trang 30 , 31 SGK và trả lời câu hỏi:
+Chỉ và nói về nội dung của từng hình
+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não
_ H 1 : Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt)
_H 2 : Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não
_H3 : Chuồng gia súc được làm cách xa nhà
_H 4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, quét dọn, khơi thông cống rảnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước
+ Bước 2: - Yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi :
+Chúng ta có thể làm gì để đề phòng bệnh viêm não ?
Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày.
- Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo chỉ dẫn của bác sĩ.
* Kết luận:
Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh, giải quyết ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy
* Hoạt động 3: GDBVMT -Củng cố :
- Đọc mục bạn cần biết
Chuẩn bị: “Phòng bệnh viêm gan A”
- Nhận xét tiết học
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 7
( AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 2)
File đính kèm:
- Giao an 5 tuan 7.doc