Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 26 năm 2012 - 2013

 I-Mục tiêu:

 -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

 -Hiểu ý nghĩa:Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II-Chuẩn bị:

 Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.

III-Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định :

2. Bài cũ: Cửa sông

- Đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi sgk

- Nhận xét

3. Bài mới: Nghĩa thầy trò.

 

doc22 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 26 năm 2012 - 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng phụ. Giáo viên chốt cách giải. Hai lần làm được: 7 + 8 = 15 ( SP ) Thời gian làm 15 SP : 1 giờ 8 phút x 15 = 17 giờ +BT 4:HS điền dấu >, <, = vào chỗ chấm. Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ. *Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại cách nhân, chia số đo thời gian với(cho) một số. Thi đua giải bài.1 phút 15 giây ´ 4; 12 phút 30 giây ´ 7 ; 8 giờ 23 phút ´ 3 ® Giáo viên nhận xét + tuyên dương GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị:Luyện tập chung ---------------------------------------------------- Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 2013 Luyện từ và câu Tiết 51: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG I. Mục tiêu: -Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc. -Hiểu nghĩa từ ghép Hán – Việt: truyền thống gồm từ truyền( trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và tiếng thống ( nối tiếp nhau không dứt), làm được BT 2,3. * Không dạy BT1 - Giáo dục thái độ bảo vệ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc. II. Chuẩn bị: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng để học sinh làm BT2 – BT3. Từ điển TV III. Các hoạt động: 1. Ổn định 2. Bài cũ: Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ liên cách câu bằng cách thay thế từ ngữ. Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Mở rộng vốn từ – truyền thống. Hướng dẫn HS làm BT +BT 2: HS dựa theo nghĩa của tiếng “truyền”, xếp các từ đã cho ở BT2 thành 3 nhóm ( như SGK ) . HS làm việc theo nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại +BT 3: HS trao đổi với bạn bên cạnh, tìm trong đoạn văn những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thuyết dân tộc. HS trình bày, GV chốt lại. 4. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nghĩa của từ truyền thống. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu – Xem các bài tập sgk --------------------------------------------------------------- Toán Tiết 128: LUYỆN TẬP CHUNG I-Mục tiêu; Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế. Làm được BT1, 2a, 3, 4(dòng 1,2). - Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II-Chuẩn bị: Bảng phụ ghi BT 4 III-Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 2. Bài cũ: - GV gọi HS sửa bài tập 4 /137 GV nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới: “Luyện tập chung” -HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập +BT 1:HS đặt tính và tính vào vở, 4 HS làm ở bảng lớp. Cả lớp, GV nhận xét. - GV chốt kết quả đúng. a) 22 giờ 8 phút b) = 21 ngày 6 giờ c) = 7 giờ 30 phút +BT 2:HS tính biểu thức ( câu a ), Cho các em nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ. Nhận xét, sửa sai +BT 3:HS suy nghĩ làm bài, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến,cả lớp -GV nhận xét. +BT 4: HS đọc yêu cầu của BT , GV đính bảng phụ đã kẻ sẵn như SGK. GV hướng dẫn cách làm. HS làm dòng 1 , 2 vào vở . 1HS làm bảng phụ. Nhận xét, sửa sai *.Củng cố, dặn dò: HS thi đua thực hiện phép tính: 10 phút 12 giây : 3 GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Vận tốc --------------------------------------------------------------- Mĩ thuật Bài 26: Vẽ trang trí TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM I- MỤC TIÊU: -Hiểu cách sắp xếp dòng chữ thế nào là hợp lí. Tập kẻ chữ “CHĂM HỌC” theo mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm. *HS khá, giỏi: Kẻ được dòng chữ : CHĂM HỌC đúng mẫu, tô màu đều, có nền, rõ chữ II- THIẾT BỊ DẠY-HỌC: GV: - Một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm đẹp và chưa đẹp,.. HS: - Giấy hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, thước kẻ, màu,... III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: -KT sĩ số HS, dụng cụ học tập. -Giới thiệu –ghi bài. HĐ1:Hướng dẫn quan sát,nhận xét: - GV cho xem1 số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm kẻ đúng, sai và gợi ý: +Kiểu chữ kẻ đúng hay kẻ sai? +Chiều cao và chiều rộng của dòng chữ? + K.cách giữa các con chữ và các tiếng? + Cách vẽ màu chữ và màu nền? -GV củng cố. HĐ2: Hướng dẫn HS cách kẻ chữ: - GV y/c HS nêu cách kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm. -Thảo luận nhóm 2 báo cáo-lớp n.xét: +Xác định chiều dài và chiều cao của dòng chữ-kẻ 2 đ/t song2 + Tìm K.cách giữa các con chữ và các tiếng cho phù hợp. + Phác chữ và kẻ nét thanh nét đậm +Hoàn thành dòng chữ. + Vẽ màu. - GV kẻ minh hoạ bảng và hướng dẫn. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành: -Cho HS xem 1 số bài của HS năm trước ( nếu có) - GV nêu y/c kẻ chữ. - GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G HĐ4: Nhận xét, đánh giá: -GV chọn 4 đến 5 bài(K,G,Đ,CĐ) hướng dẫn HS n.xét - GV nhận xét bổ sung. * Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau luyện . -------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 8 tháng 3 năm 2013 Tập làm văn Tiết 52: TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT I-Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn. - Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II-Chuẩn bị: Bảng phụ ghi các lỗi sai về chính tả,cách dùng từ, đặt câu. III-Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 2. Bài cũ: Tập chuyển câu chuyện thành kịch. Giáo viên NX bài làm HS. 3. Bài mới: Trả bài văn tả đồ vật -HĐ 1: Nhận xét kết quả bài viết của HS Ưu điểm: Đa số các em làm bài đủ 3 phần , xác định đúng yêu cầu của đề bài. Hạn chế: Trình bày chưa đẹp, còn tẩy xóa nhiều. Phần thân bài các em viết sơ sài, chưa sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa. Còn sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chưa đúng, lặp lại từ rất nhiều.Câu văn các em viết thường rườm rà, chưa gọn ý,một số bài sắp xếp ý chưa hợp lí. GV thông báo số điểm của HS: -HĐ 2: Hướng dẫn HS chữa bài GV trả bài cho từng HS. *Hướng dẫn HS chữa lỗi chung: GV đính bảng phụ có ghi một số lỗi phổ biến của HS. HS phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.GV chữa lại cho đúng. *Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện lỗi trong bài làm và sửa lỗi. GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. -HĐ 3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay của HS. HS tím ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. -HĐ 4: Hướng dẫn HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn HS chọn một đoạn chưa đạt, dùng từ chưa hay, mở bài, kết bài đơn giản để viết lại. HS đọc đoạn văn đã viết lại. * Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị:Ôn tập tả cây cối --------------------------------------------------- Địa lí Tiết 26 : ÔN TẬP I- Mục tiêu : Học xong bài này,HS: - Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi. - Nêu tên một số loại cây công nghiệp nhiệt đới ở châu phi? - Nêu tên một số khoáng sản chủ yếu ở châu phi? *Tích hợp liên hệ:Khai thác khoáng sản ở Châu Phi trong đó có dầu khí. II- Chuẩn bị:- Bản đồ Kinh tế châu Phi . - Một số tranh ảnh về dân cư hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.SGK. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : I- Ổn định lớp : KT sự chuẩn bị đồ dùng của HS II- Kiểm tra bài cũ : “ Châu Phi “ + Tìm vị trí của châu Phi trên hình lược đồ. + Nêu đặc điểm tự nhiên của hoang mạc Xa-ha-ra và xa-van của châu Phi . - Nhận xét, ghi điểm III- Bài mới : 1 - Giới thiệu bài : “ Ôn tập : kinh tế châu Phi” 2. Hướng dẫn : Hoạt động kinh tế . * Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ bài học: - Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi. - Nêu tên một số loại cây công nghiệp nhiệt đới ở châu phi? - Nêu tên một số khoáng sản chủ yếu ở châu Phi? + Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học ? + Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì ? Vì sao ? + Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi . + GV: Ai Cập là một trong những nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi, nổi tiếng về du lịch, sản xuất bông và khai thác khoáng sản .(Tích hợp) IV - Củng cố ,dặn dò: + Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với kinh tế châu Âu và châu Á ? + Em biết gì về đất nước Ai Cập ? - Nhận xét tiết học . -Bài sau : “ Châu Mĩ” ------------------------------------------------------------ Toán Tiết 129: VẬN TỐC I-Mục tiêu: -Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. -Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. -Làm được BT 1, 2. - Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II- Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài toán 1,2 SGK. III- Các hoạt động dạy học: -HĐ 1: Giới thiệu khái niệm vận tốc +GV nêu bài toán 1SGK. HS suy nghĩ và tìm kết quả. HS nói cách làm và trình bày lời giải bài toán. GV nêu:Mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki-lô-mét giờ, viết tắt là 42,5km/giờ. GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc ở bài toán này là km/giờ. HS nêu cách tính vận tốc và tìm ra công thức tính vận tốc. GV cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô. GV chốt lại. GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc. +GV nêu bài toán 2SGK: Quãng đường AB dài 160 km 1ô tô chạy từ A đến B mất 4 giờ. Hỏi mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km? HS nói cách tính và trình bày bài giải. GV chốt lại. GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc ở đây là m/giây. HS nhắc lại cách tính vận tốc: Muốn tính Vận tốc ta lấy Quãng đường chia cho Thời gian. Đơn vị đo km/giờ (m/giây) Công thức tính: V = S : T -HĐ 2:Thực hành +BT 1:HS nêu cách tính vận tốc . HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là km/giờ. HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp. Nhận xét, sửa sai trên bảng lớp, cá nhân tự sửa bài làm của mình +BT 2: HS tính vận tốc của máy bay với đơn vị đo là km/giờ. HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Nhận xét, sửa sai trên bảng lớp, cá nhân tự sửa bài làm của mình +BT 3:(HS khá, giỏi) -GV hướng dẫn : Muốn tính vận tốc với đơn vị là m/giây thì phải đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây. ( Cho HS về nhà làm nếu không kịp thời gian) HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Nhận xét, sửa sai trên bảng lớp, cá nhân tự sửa bài làm của mình 3.Nhận xét, dặn dò: HS nhắc lại cách tính vận tốc. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập ------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 26.doc