I.MỤC TIÊU:
Kể được câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử-văn hoá, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số tranh ảnh phục vụ cho bài dạy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
24 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 21 năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đốt rắn
Chất đốt lỏng
Chất đốt khí
- Chất đốt nào ở thể rắn?
- Chất đốt nào ở thể lỏng?
- Chất đốt nào ở thể khí?
- Như: củi, tre, rơm, rạ,...
- Như: dầu, cồn,...
- Như: khí tự nhiên, khí sinh học.
* GV theo dõi và nhận xét.
HĐ 3 : Quan sát và thảo luận :
* GV chia nhóm..
- GV có thể phân công mỗi nhóm chuẩn bị về 1 loại chất đốt ( rắn, lỏng, khí) theo các câu hỏi
* HS làm việc theo nhóm.
* Kể tên các loại chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
- Than đá được sử dụng trong những việc gì? Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
- Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?
* Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết , chúng thường được dùng để làm gi?
- Ở nước ta,dầu mỏ được khai thác ở đâu?
* Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
- Từng nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị trước và trong SGK để minh hoạ.
* Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
* GV nhận xét chung.
* GV cung cấp thêm: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
HĐ 4 : Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt :
* GV chia nhóm
* HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận ( HS dựa vào SGK; các tranh ảnh ,...đã chuẩn bị và liên hệ với thực tế ở địa phương, gia đình HS) theo các câu hỏi gợi ý:
- Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
- Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường.
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượngvô tận không? Tại sao?
- Than đá và dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là các nguồn năng lượng vô hạn.
Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Hiện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng ?
- Gia đình bạn sử dụng chất đốt gì để đun nấu ?
- Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
- Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
- Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó.
- HS thảo luận theo nhóm 2
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học
- Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học.
* Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận chung cả lớp.
------------------------------------------------***---------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
TO ÁN
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHÂT.
I.MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- HS làm được bài tập 1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, phấn viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : - Hình hộp chữ nhật gồm mấy mặt, máy đỉnh, mấy cạnh.
- Hình lập phương gồm mấy đỉnh, mấy cạnh, mấy mặt. Các mặt của hình lập phương như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
HĐ 1: Giới thiệu bài :
HĐ 2: HD HS hình thành khái niệm về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN :
- GV mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật rồi nêu như trong SGK.
- HS quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh.
- GV nêu bài toán về tính diện tích của các mặt xung quanh
- HS nêu hướng giải và giải bài toán.
GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật; giải bài toán cụ thể.
.
- HS làm một bài toán cụ thể nêu trong SGK và nêu lời giải bài toán.
Sxq = (a + b) x 2 x h
Stp = Sxq + a x b x 2
- HS phát biểu qui tắc tính Sxq và Stp của HHCN.
HĐ 3 : Thực hành :
Bài 1:
Bài 1: HS tự làm bài tập, đổi bài làm cho nhau để kiểm tra và tự nhận xét.
- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán.
S xq = (5 + 4) x 2 x 3 = 54 dm2
S tp = 54 + 5 x 4 x 2 = 94 dm2
Bài 2: HS vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần để giải toán.
Bài 2: Dành cho HSKG
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán:
Bài giải:
Diện tích xung quanh của thùng tôn là:
(6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của thùng tôn là:
6 x 4 = 24 (dm2)
Thùng tôn có đáy, không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là:
180 + 24 = 204 (dm2)
Đáp số: 204 dm2
3. Củng cố dặn dò :
- Xem trước bài Luyện tập.
--------------------------------------***-----------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I.MỤC TIÊU:
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả ; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
-Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi 3 đề bài kiểm tra + ghi một số lỗi chính tả HS mắc phải.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm
1HS đọc lại chương trình hoạt động làm ở tiết trước
2.Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài:
HS lắng nghe
HĐ 2: Nhận xét chung về kết quả của cả lớp: 5-6'
Đưa bảng phụ viết 3 đề của tiết trước
Nhận xét chung kết quả của cả lớp
+ Ưu điểm: Đa số xác định đề đúng yêu cầu, bố cục rõ ràng,diễn đạt mạch lạc. có nhiều câu văn sinh động, như bài viết : Hằng, Nữ, Minh Thuý, Cẩm Tiên.
+ Tồn tại: Còn một vài em viết theo văn kể chuyện.
Mắc lỗi chính tả, diễn đạt câu chưa trôi chảy.
HĐ 3: Thông báo điểm cho HS :
* Giỏi: 5em; Khá: 8 em;TB: 9 em;yếu: 2em
1 HS đọc to lại 3 đề bài ,lớp đọc thầm
- Lắng nghe
HĐ 4: HD HS chữa lỗi chung :
Đưa bảng phụ ghi sẵn các loại lỗi HS mắc phải
Trả bài cho HS
Cho HS lên chữa lỗi trên bảng phụ :
+ mịnh màng ( mịn màng)
+ Thang tú (thanh tú)
+ sắt xảo ( sắc sảo)
+ đăng sẩm (đen sẩm)
Nhận xét + chữa lại những lỗi HS chữa sai
HĐ 5: HD HS chữa lỗi trong bài :
Cho HS đổi vở sửa lỗi
Theo dõi, kiểm tra HS làm việc
HĐ 6: Hướng dẫn HS học tập những đoạn, bài văn hay : 2-3'
Đọc những đoạn văn, bài văn hay: Hằng, Tiên.
HĐ 7: Cho HS chọn viết lại một đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn : 7-8'
Chấm một số đoạn văn HS vừa viết lại
- Quan sát
Nhận bài, xem lại các lỗi
HS chữa lỗi trên bảng phụ
Lớp nhận xét
Đổi tập cho nhau sửa lỗi
Lắng nghe + trao đổi
-Tự chọn 1 đoạn văn của mình và viết lại + đọc đoạn vừa viết
3,Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học + khen những HS làm tốt
Yêu cầu những HS viết chưa đạt về viết lại.
HS lắng nghe
HS thực hiện
------------------------------------***------------------------------------
ÂM NHẠC
HỌC HÁT: BÀI TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
I.MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích.
* Biết gõ đệm theo nhịp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nhạc cụ quen dùng: thanh phách, song loan. lời bài hát chép sẵn ở bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu bài mới:
+ GV đặt một vài câu hỏi nhằm gợi ý cho HS nói lên những hiểu biết viết về Thủ đô Hà Nội, về lăng Bác Hồ.
+ Giới thiệu đôi nét về tác giả Hàn Ngọc Bích, tác giả bài hát Tre ngà bên Lăng Bác
2.Phần hoạt động:
- Học hát bài: Tre ngà bên Lăng Bác:
Hoạt động 1: Dạy hát
- GV biểu diễn bài hát Tre ngà bên Lăng Bác.
- HS đọc lời ca
- GV dạy từng câu hát.
Hoạt động 2: Luyện tập
- HS luyện tập theo tổ, nhóm, dãy bàn.
- Luyện tập cá nhân
- Hát kết hợp gõ đệm: theo phách, theo nhịp.
- GV cho 2 HS hát đơn ca.
3. Phần kết thúc:
- Cả lớp hát lại 1 lần.
- HS nghe GV biểu diễn lại 1 lần.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau.
HS lắng nghe.
TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
Bên Lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà. Đón gió đâu về mà đu đưa, đu đưa. Đón nắng đâu về mà thêu hoa , thêu hoa. Rất trong là tiếng chim, tiếng chim chuyền ngây thơ. Rất xanh tiếng sáo diều, tiếng sáo trời ngân nga. Một khoảng trời quê hương thân yêu về bên Bác, cho em về ca hát dưới mái tóc tre ngà.
Hs luyện tập theo nhóm, dãy bàn.
Các nhóm khác nhận xét.
-----------------------------------------♥♥--------------------------------------
CHÍNH TẢ
NGHE-VIẾT: TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT(2)a/b, hoặc BT (3)a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng nhóm, phấn viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
Kiểm tra 2 H S.
Nhận xét, ghi điểm
HS viết trên bảng những tiếng có âm r/d/gi
2.Bài mới:
HĐ 1.Giới thiệu bài :
Nêu MĐYC của tiết học
HS lắng nghe
HĐ 2 : HD HS nghe - viết:
-GV đọc bài chính tả
HS theo dõi trong SGK
- 1HS đọc lại
Đoạn chính tả cho em biết điều gì?
*Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận,sai người ám hại ông.Vua Lê Thần Tông ...ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.
HDHS viết từ khó:
GV đọc từng câu or từng bộ phận ngắn trong câu...
HS luyện viết từ khó ở giấy nháp.
HS viết chính tả
Đọc toàn bài một lượt
Chấm 5 ® 7 bài
Nhận xét chung
HĐ 3 : HDHS làm bài tập ctả.
- Bài 2b:
- HS tự rà soát lỗi
- Đổi vở cho nhau sửa lỗi
- Dán 3 tờ phiếu lên bảng.
HS đoc yêu cầu của BT2
1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS làm bài vào vở,2HS lên bảng làm vào phiếu.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả:
+ Dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm: dũng cảm.
+Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả: vỏ.
+Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ
- Bài 3: GV nêu yêu cầu của BT
- HS làm vào vở BT
3-4 HS lên bảng chơi thi tiếp sức...
Nêu nội dung câu chuyện...
3.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà kể chuyện Sợ mèo không biết cho người thân nghe.
HS lắng nghe
HS thực hiện
File đính kèm:
- Giao an 5 Tuan 21 20092010.doc