Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 15 năm 2010

I. MỤC TIÊU:

 - Nhận biết một số tính chất của thủy tinh

 - Nêu được công dụng của thủy tinh

 - Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

Hình vẽ trong SGK trang 60, 61, vật thật làm bằng thủy tinh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 15 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh như: li, cốc, bóng đèn, cửa kính, chai, lọ, kính đeo mắt + Thủy tinh trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh với vật rắn hoặc rơi xuống sàn nhà. - Các nhóm thực hiện, 2 nhóm trình bày vào bảng nhóm Đại diện 2 nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh +Câu 1: Tính chất: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ , không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn. + Câu 2: Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao: rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng làm bằng chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng ý tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm, Câu 3: Cách bảo quản: Khi sử dụng cần lau, rửa nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh - 2 HS nêu. _____________________________ KHOA HỌC BÀI 30: CAO SU I. MỤC TIÊU: - Nhận biết một số tính chất của cao su - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Hình vẽ trong SGK trang 62 , 63, một số đồ vật bằng cao su như: quả bóng, dây chun III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định 2. Bài cũ Câu hỏi + Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh. + Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh. 3. Bài mới v Hoạt động 1: Thực hành Phương pháp: Thực hành, đàm thoại. - GV mời 1 HS lên thực hành theo yêu cầu, lớp quan sát, nhận xét: + Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau tiếp tục thực hành theo yêu cầu: +Kéo căng một sợ dây cao su rồi buông tay ra - GV chốt: Cao su có tính đàn hồi. v Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Phương pháp: Thảo luận nhóm - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 36, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Người ta có thể chế tạo ra cao su bằng những cách nào? + Cao su có những tính chất gì và thường được sử dụng để làm gì? + Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su. - GV nhận xét, thống nhất các đáp án Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học? 4. Tổng kết - dặn dò Xem lại bài và học ghi nhớ. Chuẩn bị: “Chất dẽo”. Nhận xét tiết học. - 2 HS trình bày Lớp nhận xét. - HS nhận xét. + Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nẩy lên. - HS thực hành, nêu nhận xét: + Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ. - Các nhóm thực hiện - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh: + Có hai loại cao su: cao su tự nhiên (được chế tạo từ nhựa cây cao su với lưu huỳnh), cao su nhân tạo (được chế tạo từ than đá và dầu mỏ). + Cao su có tính đàn hồi, ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh, ít bị tan trong một số chất lỏng. + Cao su được dùng để làm săm, lốp, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và các đồ dùng trong nhà. + Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng,). Không để các hóa chất dính vào cao su. - 2 HS nêu. _____________________________ LỊCH SỬ: BÀI 15: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950 I. MỤC TIÊU: - Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ: + Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. + Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê. + Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên chiếm lại Đông Khê. + Sau bao nhiêu ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp trên đường số 4 phải rút chạy. + Chiến dịc Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng dố và mở rộng. - Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cỗu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đông đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 - Chấm tròn làm bằng bìa đỏ, đen III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Kiểm tra bài cũ: - Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 - Nêu ý nghĩa thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947 Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 - Dùng bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vùng Bắc Bộ sau đó giới thiệu: + Các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc + Từ 1948 đến giữa năm 1950 ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập căn cứ địa Việt Bắc: . Chúng khoát chặt biên giới Việt - Trung . Tập trung lực lượng lớn ở Đông Bắc. - Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt - Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta? - Căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập -Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì? - Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới. Giáo viên nêu: Trước âm mưu cô lập Việt Bắc, khóa chặt biên giới Việt - Trung của địch, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm mục đích tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Hoạt động 2: Diễn biến, kết quả chiến dịch biên giới thu - đông 1950 - Trận Đông Khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9-1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê. - Học sinh thảo luận nhóm. + Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó? + Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch? - Pháp bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4. Sau nhiều ngày giao tranh, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy. + Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. - Diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch v.v... Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. - 3 nhóm học sinh thi trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. - 3 nhóm cử đại diện trình bày. - Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không? - Học sinh trao đổi. GV: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tầm quan trọng của Đông Khê như sau: Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chúng. Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 Y/c hs thảo luận cặp đôi: Nêu điểm khác nhau chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến? - Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 địch tấn công ta, ta đánh lại và giành chiến thắng. - Quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành. + Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3. - Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi. Trông chúng thật thảm hại. KL: Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn nắm quyền chủ động tấn công, phản công trên chiến trường Bắc Bộ. Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu - Học sinh làm việc cá nhân. - Yêu cầu: Xem hình 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. - Học sinh nêu. + Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta? - Học sinh nêu. 3. Củng cố, dặn dò TK: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với trận đánh Đông Khê nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống Pháp xâm lược như một trang sử hào hùng của dân tộc ta. Tấm gương La Văn Cầu mãi mãi soi sáng cho mọi thế hệ trẻ Việt Nam, mãi mãi là niềm kiêu hãnh cho mọi người Việt Nam trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại. - Nhận xét tiết học: Chuẩn bị bài sau _____________________________ ĐỊA LÍ BÀI 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I. MỤC TIÊU: - Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch ở nước ta. + Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, + Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển. - Nhớ tên 1 số điểm du lịch Hà Nội, TP HCM, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bản đồ hành chính VN. - Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch, di tích lịch sử, di sản VH,.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài: 2. Bài mới: + Hoạt động 1: Hoạt động thương mại - Thương mại gồm những hoạt động nào ? - Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước ? - Nêu vai trò của ngành thương mại ? - Kể tên các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta ? + Đối với HS khá giỏi, yêu cầu: + Kết luận: Thương mại là ngành thực hiện mua bán hàng hoá, bao gồm nội thương và ngoại thương. + Hoạt động 2: Ngành du lịch - Chia nhóm 6 em, yêu cầu: - Yêu cầu - Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến VN đã tăng lên ? - Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta ? + Đối với HS khá giỏi, yêu cầu: + Kết luận: Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Số lượng khách du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng. 3. Củng có, dặn dò: - Yêu cầu: - Chuẩn bị bài tiết sau. - Làm việc cá nhân : dựa vào SGK, TLCH: - HS chỉ trên bản đồ các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước. - Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế. - Các nhóm dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để: +Trả lời các câu hỏi của mục 2-SGK. + Chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn. - Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch của nước ta. - Nêu những điều kiện để phát triển du lịch của 1 trung tâm. Tổ trưởng duyệt Ban giám hiệu duyệt

File đính kèm:

  • docGA Tuan 15 khoasu dia lop 5 20102011.doc