I. MỤC TIÊU:
-Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia.
-Từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Phiếu học tập, tranh SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
7 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Trường tiểu học thị trấn Trần Văn Thời 1 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: Vệ sinh tuổi dậy thì
Giáo viên nhận xét
2. Bài mới: Thực hành: Nói “Không !” đối với các chất gây nghiện
Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin
- HS làm việc cá nhân: Đọc thông tin trong SGK. Sau đó gọi một số học sinh cùng các bạn xử lí các thông tin đã thu thập trình bày theo dàn ý của giáo viên.
* Hút thuốc lá có hại gì?
* Uống rượu, bia có hại gì?
* Sử dụng ma túy có hại gì?
Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi”
- GV chia lớp thành 3 nhóm:
- Chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu. Hộp 1 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá, hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia, hộp 3 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma túy.
- Giáo viên đề nghị mỗi nhóm cử 1 bạn vào ban giám khảo và 3-5 bạn tham gia chơi, các bạn còn lại là quan sát viên.
- Giáo viên và ban giám khảo cho điểm độc lập sau đó cộng vào và lấy điểm trung bình nhóm nào điểm trung bình cao là thắng cuộc.
.
3. Củng cố dặn dò:
- Xem lại bài, học ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Nói “Không!” Đối với các chất gây nghiện (tt)
- Nhận xét tiết học
- Học sinh tự đặt câu hỏi + HS khác trả lời
- Hoạt cá nhóm, cá nhân.
1. Thuốc lá là chất gây nghiện.
2. Có hại cho sức khỏe người hút: bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh ung thư
3. Tốn tiền, ảnh hưởng kinh tế gia đình, đất nước.
4. Ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh.
1. Rượu, bia là chất gây nghiện.
2. Có hại cho sức khỏe người uống: bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, hủy hoại cơ bắp
3. Hại đến nhân cách người nghiện.
4. Tốn tiền ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đất nước.
5. Ảnh hưởng đến người xung quanh hay gây lộn, vi phạm pháp luật
1. Ma túy chỉ dùng thử 1 lần đã nghiện.
2. Có hại cho sức khỏe người nghiện hút: sức khỏe bị hủy hoại, mất khả năng lao động, tổn hại thần kinh, dùng chung bơm tiêm có thể bị HIV, viêm gan B ® quá liều sẽ chết.
3. Có hại đến nhân cách người nghiện: ăn cắp, cướp của, giết người.
4. Tốn tiền, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đất nước.
5. Ảnh hưởng đến mọi người xung quanh: tội phạm gia tăng.
- Hoạt động cả lớp, cá nhân, nhóm
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
Các câu hỏi tham khảo theo SGV trang 48, 49, 50.
KHOA HỌC:
BÀI 10: THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG !”
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (Tiếp)
I. MỤC TIÊU:
- Từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá , ma tuý.
- Giáo dục học sinh không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ sức khoẻ và tránh lãng phí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Phiếu học tập, tranh SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: Thực hành: Nói “Không !” Đối với các chất gây nghiện
- Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc những bệnh ung thư nào?
- Nêu tác hại của rượu, bia, đối với tim mạch?
- Nêu tác hại của ma túy đối với cộng đồng và xã hội?
Giáo viên nhận xét và cho điểm
2. Bài mới:
Thực hành: Nói “Không !” đối với các chất gây nghiện (tt)
Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”
GV hướng dẫn HS chơi
- Nêu luật chơi.
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
+ Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
+ Tại sao khi bị xô đẩy có bạn cố gắng tránh né để không ngã vào ghế?
Hoạt động 2: Đóng vai
- Giáo viên nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một đều gì, các em sẽ nói những gì?
- Giáo viên chia lớp thành 3
+ Tình huống 1: Lân cố rủ Hùng hút thuốc ® nếu là Hùng bạn sẽ ứng sử như thế nào?
+ Tình huống 2: Trong sinh nhật, một số anh lớn hơn ép Minh uống bia ® nếu là Minh, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
+ Tình huống 3: Tư bị một nhóm thanh niên dụ dỗ và ép hút thử hê-rô-in. Nếu là Tư, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
3. Củng cố dặn dò:
Giáo viên kết luận: chúng ta có quyền tự bảo vệ và được bảo vệ ® phải tôn trọng quyền đó của người khác. Cần có cách từ chối riêng để nói “Không !” với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Xem lại bài + học ghi nhớ
- Chuẩn bị:”Dùng thuốc an toàn “
- Nhận xét tiết học
- Ung thư phổi, miệng, họng, thực quản, tụy, thận, bàng quan...
- Tim to, rối loạn nhịp tim ...
- XH phải tốn tiền nuôi và chạy chữa cho người nghiện, sức lao động của cộng đồng suy yếu, các tội phạm hình sự gia tăng...
- Hoạt động cả lớp, cá nhân
- Học sinh thực hành chơi
-Dự kiến:
+ Có em cố gắng không chạm vào ghế
+ Có em cố ý đẩy bạn ngã vào ghế
+ Có em cảnh giác, né tránh bạn đã bị chạm vào ghế ...
- Rất lo sợ
- Vì sợ bị điện giật chết
- Chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào.
- Vì biết nó nguy hiểm cho bản thân.
- Hoạt động nhóm, lớp
- Học sinh thảo luận, trả lời.
Dự kiến:
+ Hãy nói rõ rằng mình không muốn làm việc đó.
+ Giải thích lí do khiến bạn quyết định như vậy
+ Nếu vẫn cố tình lôi kéo, tìm cách bỏ đi khỏi nơi đó
- Các nhóm nhận tình huống, HS nhận vai
- Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến
LỊCH SỬ:
BÀI 5: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. MỤC TIÊU:
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu) :
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
+ Từ năm 1905-1908, ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Chân dung Phan Bội Châu. Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: “Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX”
- Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt kinh tế?
2. Bài mới:
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Em biết gì về Phan Bội Châu?
Giáo viên nhận xét + giới thiệu thêm về Phan Bội Châu
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp?
Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- Phong trào bắt đầu lúc nào? Kết thúc năm nào?
- Phong trào Đông du do ai khởi xướng và lãnh đạo?
- Mục đích?
- Phong trào diễn ra như thế nào?
- Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào?
Giáo viên nhận xét - rút lại ghi nhớ
3. Củng cố dặn dò
- Tại sao chính phủ Nhật thỏa thuận với Pháp chống lại phong trào Đông Du?
- Học ghi nhớ
- Chuẩn bị: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
- Nhận xét tiết học.
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Ông sinh năm 1867, trong một gia đình nhà nho nghèo, tại làng Đan Nhiệm, nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An .
- Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật cũng là một nước Châu Á nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp.
- Hoạt động nhóm đôi
- Bắt đầu từ 1905, chấm dứt năm 1908
- Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo
- Cử người sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài cứu nước.
- 1905: 9 người sang Nhật nhờ chính phủ Nhật đào tạo
- Phan Bội Châu viết “Hải ngoại huyết thư” vận động:
+ Thanh niên yêu nước sang Nhật du học.
+ Kêu gọi đồng bào quyên tiền ủng hộ phong trào.
- 1907: hơn 200 người sang Nhật học tập, quyên góp được hơn 1 vạn đồng.
- 1908: lo ngại trước phong trào Đông Du, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào ® Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất thanh niên VN và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.
- Học sinh đọc ghi nhớ
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Học sinh thi đua thảo luận trả lời
ĐỊA LÍ:
BAI 5: VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của của biển nước ta:
+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển đông.
+ Ở vùng biển nước ta không bao giờ đóng băng.
- Biển có vai trò điều hoà khí hậu là đường giao thông quan trọng nguồn cung cấp tài nguyên.
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và một số điểm du lịch, bãi tắm biển nổi tiếng: Hạ long, Nha Trang, vũng Tàu.
- HS khá giỏi biết được những thuận lợi khó khăn của người dân vùng biển, thuận lợi khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; khó khăn: thiên tai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á..
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Tranh ảnh về những khu du lịch biển.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: “Sông ngòi”
- Hỏi học sinh một số kiến thức và kiểm tra một số kỹ năng.
Giáo viên nhận xét. Đánh giá
2. Bài mới: Vùng biển nước ta
a. Vùng biển nước ta
Hoạt động 1: ( làm việc cả lớp )
- GV vừa chỉ vùng biển nước ta (trên Bản đồ VN trong khu vực ĐNA hoặc H 1) vừa nói vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông
- Dựa vào hình 1, hãy cho biết vùng biển nước ta giáp với các vùng biển của những nước nào?
® Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông .
b. Đặc điểm của vùng biển nước ta
Hoạt động 2: (làm việc cá nhân)
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm của biển nước ta
- Nước không bao giờ đóng băng
- Miền Bắc và miền Trung hay có bão
- Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống.
c. Vai trò của biển
Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm)
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta
- Giáo viên chốt ý: Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát .
3. Củng cố dặn dò:
- Chuẩn bị: “Đất và rừng “
- Nhận xét tiết học
- Học sinh trình bày
+ Đặc điểm sông ngòi VN
+ Chỉ vị trí các con sông lớn
+ Nêu vai trò của sông ngòi
- Hoạt động lớp
- Theo dõi
- Trung Quốc, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Cam-pu-chia, Thái Lan
- Hoạt động cá nhân, lớp
- Học sinh đọc SGK và làm vào phiếu.
Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất (tích cực, tiêu cực)
- Hoạt động nhóm
- Học sinh dựa và vốn hiểu biết và SGK, thảo luận và trình bày
- Học sinh khác bổ sung.
Tổ trưởng duyệt
Ban giám hiệu duyệt
File đính kèm:
- GA Tuan 5 khoasu dia lop 5 20102011.doc