Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 31

Bài cũ: (4) 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời câu hỏi:

H: Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?

Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áodài?

GV nhận xét + cho điểm.

Bài mới: (1p)

Giới . Giới thiệu bài tập đọc.

ĐD: Chân dung bà Nguyễn Thị Định. Bà Nguyễn Thị Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu về những ngày đầu tiên bà tham gia tuyên truyền cách mạng.

 

doc21 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và tuần tới: + Thi đua học tập tốt để có kết quả cao trong những tuần còn lại. + Tiếp tục rèn luyện chữ viết và thay đổi không gian lớp học. + Củng cố lại nề nếp HS của trong những tuần còn lại. + Hoàn thành tiền đợt 2. + Tập văn nghệ cho HS và kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. -HS phát biểu ý kiến để xâu dựng bản phương hướng thêm hoàn thiện. Tổng kết: (3p) -HS nhắc lại phương hướng tuần tới. -HS sinh hoạt văn nghệ. -GV nhận xét chung. Đạo đức: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) H: Em hãy cho biết vai trò của thiên nhiên đói với đời sống của con người. GV nhận xét, khen ngợi những HS đã nêu được những câu trả lời đúng. Hoạt động 1: (10p) Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (bài tập 2, SGK) MT: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước. ĐD: Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên. PP: Trò chơi. -HS giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên mà mình biết (có kèm theo tranh, ảnh minh hoạ). -Cả lớp nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thên nhiên. -GV sử dụng tranh, ảnh đã sưu tầm, bổ sung thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như mỏ than Quảng Ninh, dầu khí Vũng Tàu,... Hoạt động 2: (8p) Làm baì tập 4. MT: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. ĐD: SGK. PP: Thảo luận, thuyết trình. -GV chi nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập. -Từng nhóm thảo luận. -Đại diện từng nhóm lên trình bày. -Các nhóm khác thảo luận và bổ sung. -GV kết luận: + a, đ, e là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. + b, c, d không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. + Con người cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên. Hoạt động 3: (9p) Làm bài tập 5, SGK. MT: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. ĐD: Giấy A4 PP: Động não ,thảo luận -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (tiết kiệm điện, nước, chất đốt, giấy viết,...) -Các nhóm thảo luận -Đại diện từng nhóm lên trình bày. -Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. -GV kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình Củng cố, dặn dò:(4p) GV nhận xét tiết học. Về nhà tìm hiểu và sưu tầm thêm tranh, ảnh, bài báo viết về tài nguyên thiên nhiên; tuyên truyền mọi người biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sử dụng hợp lí tiết kiệm Địa lí: Địa lí địa phương. Các hoạt động Cách tiến hành Khởi động: (3p) Cho HS chơi trò chơi thi kể tên các châu lục và đại dương trên thế giới bằng hình thức tiếp điện với điều kiện kể đúng theo thứ tự từ diện tích lớn nhất đến diện tích bé nhất. Bài cũ: (4p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -H: Hãy kể tên các đại dương trên thế giới. Đại dương nào lớn nhất và có độ sâu lớn nhất? GV nhận xét + Ghi điểm Hoạt động 1: (4p) Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học. Hoạt động 2: (10p) MT: HS biết được vị trí địa lí của tỉnh Quảng Trị. ĐD: Bản đồ Tự nhiên Việt Nam; bản đồ của Quảng Trị. PP: Quan sát, động não. -HS lên chỉ trên bản địa phận tỉnh Qủng Trị. H: Tỉnh Quảng Trị nằm ở miền nào của Việt Nam? Cho biết đường biên giới của Quảng Trị (phía bắc giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Thừa thiên - Huế và phía đông giáp biển) H: Diện tích của tỉnh Quảng Trị là bao nhiêu? H: Tỉnh Quảng Trị có bao nhiêu huyện thị? (có tất cả 10 huyện thị: Gồm 2 thị xã và tám huyện thị) -GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 2: (8p) Đặc điểm tự nhiên MT: HS nêu được những đặc điểm tiêu biểu về đặc điểm tự nhiên của Quảng Trị. ĐD: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ Quảng Trị PP: Quan sát, động não, thuyết trình.. Bước 1: GV treo bản tự nhiên Việt Nam lên bảng. -Gọi HS lên bảng chỉ địa phận Quảng Trị trên bản đồ. -GV yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi: Hãy cho biết đặc điểm tự nhiên của Quảng Trị (vị trí dãy Trường Sơn, vùng đồng bằng,...) Bước 2: -Các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế. MT: HS nêu được những đặc điểm nổi bật về dân cư và kinh tế của Quảng Trị. ĐD: Tranh ảnh về kinh tế của Quảng Trị. PP: Quan sát, động não. Làm việc cả lớp -HS dựa vào hiểu biết, trả lời các câu hỏi: + Cho biết dân số của Quảng Trị? + Quảng Trị có bao nhiêu dân tộc chủ yếu sinh sống. + Trình bày đặc điểm kinh tế của Quảng Trị? + Nền kinh tế Quảng Trị chủ yếu là nông nghiệp hay công nghiệp? + Kể tên một số ngành công nghiệp của Quảng Trị. -HS trả lời các câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học. -Về nhà tìm hiểu thêm về địa lí của tỉnh Quảng Trị. Toán: Phép nhân. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -GV chấm điểm ở VBT. -GV nhận xét, bài nào nhiều em làm sai thì chữa. -Vài HS nhắc lại cách tính chất của phép cộng, trừ. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) -GV nêu mục tiêu của tiết học. Hoạt động 1: (10p) Ôn tập về phép nhân. MT: Giúp HS củng cố về tên gọi các thành phần và tính chất của phép nhân. ĐD: Bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. GV ghi bảng: a x b = c -GV yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép nhân đó ( a, b là thừa số; c là tích) GV lưu ý: a x b cũng được gọi là tích. -GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để ghi các tính chất của phép nhân ra bảng nhóm. -Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét và ghi các tính chất của phép nhân lên bảng (như SGK). Gọi vài HS đọc lại. Hoạt động 2: (8p) Hướng dẫn HS làm BT MT: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân và phân số. ĐD: SGK, bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. -HS tự làm bài tập vào vở, 1 em làm bài vào bảng nhóm. -GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. -HS làm bài trên bảng nhóm trình bày, cả lớp nhận xét. -GV yêu cầu vài HS nhắc lại cách cộng số tự nhiên, phân số và số thập phân. -GV nhận xét và khẳng định kết quả làm đúng của HS. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT2,3 MT: Củng cố HS biết cách dựa vào các tính chất của phép nhân để có cách giải nhanh nhất. ĐD: Bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. a) GV yêu cầu HS nhắc lại cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...hoặc với 0,1; 0,01; 0,001;...(bằng cách chuyển dấu phẩy sang bên phải hoặc bên trái một chữ số, hai chữ số,...) b)HS tự làm bài tập vào vở, 2 em làm bài vào bảng nhóm. -Đối với bài 3: Nếu HS lúng túng, GV hướng dẫn các em dựa vào tính chất giao hoán, tính chất kết hợp và tính chất nhân một số với một tổng để làm. -HS trình bày bài làm, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 3: 2,5 x 7,8 x 4 = 7,8 x 2,5 x 4 (t/c giao hoán) = 7,8 x 10 (t/c kết hợp) = 78 (Nhân với 10) Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm BT4 MT: HS biết vận dụng tính chất để làm bài giải. ĐD: Bảng nhóm PP: Động não ,thực hành. -GV cho HS nêu đề bài toán, tóm tắt bài toán. -HS thảo luận theo nhóm để nêu cách giải. -Các nhóm nêu cách giải của nhóm mình, nếu HS lúng túng, GV hướng dẫn chốt cách giải cho HS. -HS làm bài vào vở, 1 em làm bài vào bảng nhóm. -HS trình bày bài làm, lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng. Củng cố, dặn dò: (3p) GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà làm bài ở VBT. Tiếp tục ôn tập về phép nhân. Toán: Phép chia. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -GV chấm điểm ở VBT. -GV nhận xét, bài nào nhiều em làm sai thì chữa. -Vài HS nhắc lại cách tính chất của phép nhân. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) -GV nêu mục tiêu của tiết học. Hoạt động 1: (10p) Ôn tập về phép nhân. MT: Giúp HS củng cố về tên gọi các thành phần và tính chất của phép nhân. ĐD: Bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. GV ghi bảng: a : b = c -GV yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia đó ( a là số bị chia, b là số chia, c là thương) GV lưu ý: a : b cũng được gọi là thương. -GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để ghi các tính chất của phép chia ra bảng nhóm. -Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét và ghi các tính chất của phép chia lên bảng (như SGK). Gọi vài HS nhắc lại. Hoạt động 2: (8p) Hướng dẫn HS làm BT 1 MT: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia số tự nhiên, số thập phân và phép chia có dư. ĐD: SGK, bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. -GV ghi 2 bài mẫu lên bảng và yêu cầu HS nhận xét: Muốn thử lại phép chia ta làm như thế nào? -HS làm bài tập vào vở theo mẫu. 2 HS làm bài vào bảng nhóm. -HS làm bài trên bảng nhóm trình bày, lớp nhận xét. -HS dưới lớp trao đổi vở cho nhau để kiểm tra. GV đánh giá bài làm của HS. -GV cho HS dựa vào kết quả để rút ra được nhận xét: +Trong phép chia hết a : b = c, ta có a = b x c (b khác 0) +Trong phép chia có dư a : b = c(dư r), ta có: a = b x c + r (0 < r < b) Hoạt động 3: (8p) Hướng dẫn HS làm BT2 MT: Củng cố HS biết cách chia phân số. ĐD: Bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. -Cho HS tự làm bài tập, 1 em làm bài vào bảng nhóm. -HS nhận xét bài làm của bạn. -GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng: a) b) -GV cho vài em nhắc lại cách chia phân số. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm BT3 MT: HS biết vận dụng kỉ năng thực hành phép chia để tính nhẩm. ĐD: Bảng nhóm PP: Động não ,thực hành. Bài 3: GV cho HS thảo luận và viết nhanh viết nhanh kết quả ra bảng nhóm( HS không được đặt tính) -HS lần lượt nêu nhanh kết quả, GV cho vài HS nêu kết quả tính nhẩm và cách tính nhẩm. Ví dụ: 11 : 0,25 = 11 : = 11 x 4 = 44 Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa. 2 HS làm bài vào bảng nhóm. HS nhận xét bài làm của bạn. -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. GV gọi vài HS nêu lại cách tính. Củng cố, dặn dò: (3p) GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà làm bài ở VBT. Tiếp tục ôn tập về phép nhân.

File đính kèm:

  • docTuan 31.doc