Bài cũ: (4p) Kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Con gái và trả lời câu hỏi:
H: Tìm những chi tiết cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
Đọc chuyện này , em có suy nghĩ gì?
Bài mới: (1p)
Giới .
Thuần phục sư tử là một truyện dân gian A-rập. Câu chuyện nói về ai? Về điều gì? Để biết được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài.
21 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ép cộng đó (a, b là số hạng, c là tổng). GV lưu ý: a + b cũng là một tổng.
-GV yêu cầu các nhóm thảo luận để ghi các tính chất của phép cộng ra bảng nhóm.
-Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-GV nhận xét và ghi các tính chất của phép cộng (như SGK) lên bảng.Gọi vài HS đọc lại.
Hoạt động 2: (6p)
Hướng dẫn HS làm BT1.
MT:Củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số.
ĐD: Bảng nhóm
PP: Động não, thực hành
-HS tự làm bài tập vào vở, 1 em làm bài vào bảng nhóm.
-GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
-HS làm bài trên bảng nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng các số tự nhiên, số thập phân, phân số.
-GV nhận xét và khẳng định kết quả đúng của HS.
Hoạt động 3: (8p)
Hướng dẫn HS làm BT2
MT: HS biết dựa vào các tính chất của phép cộng để chọn lựa cách tính thuận lợi nhất.
ĐD: Bảng nhóm.
PP: Động não, thực hành.
-Một HS đọc yêu cầu của bài toán.
-GV: Dựa vào các tính chất đã học của phép cộng, các em hãy thảo luận cùng bạn để tìm ra cách tính nhanh nhất.
-Các nhóm thảo luận và giải bài.
-Các nhóm trình bày bài làm, các nhóm khác nhận xét.
-GV nhận xét, chốt kết quả đúng:
a) (689 + 875)+125=689+( 875 + 125)=689 + 1000 = 1689.
b) + =
c) 5,87+28,69+4,13=5,87+4,13 + 28,69=10 + 28,69 = 38,69.
Hoạt động 4: (8p)
Hướng dẫn HS làm BT3,4
MT: Củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết và giải bài toán có lời văn.
ĐD: Bảng nhóm.
PP: Động não, thực hành.
-HS tự đọc bài toán 3,4 rồi giải vào vở, 2 HS làm bài vào bảng nhóm (mỗi em giải một bài).
-2 HS làm bài trên bảng nhóm treo lên bảng, cảc lớp nhận xét và bổ sung.
Bài 3: Nên cho HS trao đổi ý kiến, nêu cách dự đoán khác nhau rồi lựa chọn cách hợp lí nhất.
Bài 4: Mỗi giờ cả hai vòi nước chảy được:
(thể tích bể) = 50%
Đáp số: 50% thể tích bể.
Củng cố, dặn dò: (2p)
GV nhận xét tiết học.
Về nhà làm bài vào VBT; Ôn lại phép trừ để tiết sau học.
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt Đội.
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1: (7p)
Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần qua
MT : Nhằm tuyên dương những tổ và cá nhân xuất sắc
ĐD: Bảng theo dõi, đánh giá
-Chi đội trưởng lên đánh giá quá trình hoạt động của lớp trong tuần qua, cũng như trong tháng 3: Nêu được những việc làm được và chưa làm được trong tuần, cũng như kế hoạch của tháng.
Hoạt động 2: (10p)
Thảo luận, rút kinh nghiệm.
MT : Rèn ý thức phê và tự phê.
PP: Hoạt động cả lớp.
-Các đội phát biểu ý kiến cho bản đánh giá của chi đội trưởng
-HS bình chọn tổ và đội viên xuất sắc nhất.
-GV nhận xét, đánh giá:
+Chi đội chúng ta đã hoàn thành kế hoạch do nhà trường và đội đã đề ra, như: Chi đội đã đóng góp được tiền để mua ghế. Thi nghi thức và ca múa hát tập thể tuy đạt kết quả chưa cao nhưng các em đã có những nổ lực lớn. Thi giữa kì số HS khá giỏi có tăng tuy nhiên số em yếu cũng không giảm.
Hoạt động 3: (10p)
Phương hướng
MT: Đề ra kế hoạch tuần tới.
PP: Thảo luận
-GV đề ra kế hoạch tháng và tuần tới:
+ Thi đua học tập tốt để có kết quả cao trong những tuần còn lại.
+ Tiếp tục rèn luyện chữ viết và thay đổi không gian lớp học.
+ Củng cố lại nề nếp HS của trong những tuần còn lại.
+ Hoàn thành tiền đợt 2.
-HS phát biểu ý kiến để xây dựng bản phương hướng thêm hoàn thiện.
Tổng kết: (3p)
-HS nhắc lại phương hướng tuần tới.
-HS sinh hoạt văn nghệ.
-GV nhận xét chung.
Đạo đức: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Các hoạt động
Cách tiến hành
Bài cũ: (5p)
H: Liên Hợp Quốc được hình thành khi nào?
Kể tên một vài cơ quan Liên Hợp Quốc mà em biết.
GV nhận xét, khen ngợi những HS đã nêu được những câu trả lời đúng.
Hoạt động 1: (12p)
Tìm hiểu thông tin.
MT: HS nhận biết tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
ĐD: ảnh và thông tin ở SGK.
PP: Thảo luận.
-GV yêu cầu HS xem ảnh và đọc các thông tin trong bài (mỗi em đọc một thông tin).
-Các nhóm HS thảo luận câu hỏi trong SGK.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
-GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống của con người.Vì vậy , con người cần phải sử dụng hợp lí và biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
-GV yêu câu vài HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 2: (8p)
Làm bài tập 1.
MT: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên.
ĐD: Tranh, ảnh một số tài nguyên thiên nhiên.
PP: Động não, thảo luận.
-GV nêu yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài cá nhân.
-GV mời một số HS lên trình bày, cả lớp bổ sung.
-GV kết luận: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cho cuộc sống của mọi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau; để trẻ em được sống trong môi trường trong lành, an toàn như Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã quy định.
Hoạt động 3: (8p)
Bày tỏ thái độ.
MT: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
ĐD: SGV
PP: Thảo luận.
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận (mỗi nhóm thảo luận một ý kiến).
-Từng nhóm thảo luận.
-Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả đánh giá và thái độ của nhóm mình về một ý kiến.
-Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
-GV kết luận:
+ ý kiến (b), (c) là đúng.
+ ý kiến (a) là sai.
Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
Củng cố, dặn dò:(4p)
GV nhận xét tiết học.
Về nhà tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương.
-Sưu tầm một số tranh ảnh về tài nguyên và việc khai thác tài nguyên.
Địa lí: Các châu lục trên thế giới.
Các hoạt động
Cách tiến hành
Bài cũ: (4p)
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-H: Châu Đại dương gồm những phần nào?
Vì sao châu Nam Cực không có người dân sinh sống thường xuyên?
GV nhận xét + Ghi điểm
Hoạt động 1: (15p)
Vị trí của các đại dương.
MT: Nhớ tên và xác định vị trí của 4 đại dương trên quả Địa cầu.
ĐD: Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương; Quả Địa cầu; Phiếu bài tập.
PP: Quan sát, động não.
Bước 1:-HS làm việc theo nhóm
HS quan sát quả Địa cầu, rồi hoàn thành bài tập ở phiếu.
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
................................
...........................
Ấn Độ Dương
..............................
.........................
Đại Tây Dương
...............................
............................
Bắc Băng Dương
...............................
...........................
Bước 2:-Đại diện HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp, đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên quả Địa cầu.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 2: (14p)
Một số đặc điểm của các đại dương.
MT: HS mô tả được một số đặc điểm của các đại dương.
Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
ĐD: SGK, Quả Địa cầu.
PP: Quan sát, động não.
Bước 1: (làm việc theo cặp)
-HS trong nhóm dựa vào bảng số liệu, thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
Bước 2:
-Đại diện một số HS trình bày kết quả trước lớp.
-HS khác bổ sung.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Bước 3:
GV yêu cầu một số HS chỉ trên quả Địa cầu vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích.
Kết luận: Trên bề mặt Trái đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
Củng cố, dặn dò: (2p)
GV gọi 1-2 HS đọc lại phần bài học.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn lại phần địa lí thế giới.
Người dạy: Hồ Thuỷ Tiên Lớp : 5C
Toán: Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Các hoạt động
Cách tiến hành
Bài cũ
-GV chấm điểm ở VBT.
-GV nhận xét, bài nào nhiều em làm sai thì chữa.
Bài mới:
Giới thiệu bài
GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: (12p)
Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
MT: Giúp HS ôn lại bảng đơn vị đo độ dài, quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
ĐD:Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để trống mấy ô.
PP: Động não, thực hành.
a) GV cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ bé đến lớn.
-GV dán lên bảng bảng đơn vị đo thời gian và ghi đầy đủ các đơn vị đo.
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
b) HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
HS thảo luận để đi đến câu phát biểu chính xác:
Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó.
Mỗi đơn vị đo độ dài bằng (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó.
c) GV cho HS nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng, ví dụ:
1km = 1000m 1m = km = 0,001km
Hoạt động 2: (9p)
Ví dụ
MT: Giúp HS làm quen với cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
ĐD: Bảng nhóm.
PP: Giảng giải, thực hành.
-GV nêu ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
6m 4dm = ...m
GV yêu cầu HS nêu cách làm, các HS khác nhận xét và đi đến cách làm: 6m 4dm = 6 m = 6,4m
Làm tương tự với vị dụ 2.
GV có thể ch HS làm tiếp các ví dụ:
8dm3cm = ...dm 8m23cm = ...m 8m4cm = ...m
HS làm vào nháp, 1 em làm vào bảng nhón.Lớp nhận xét.
Hoạt động 3: (18p)
Thực hành.
MT: Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
ĐD: Bảng nhóm
PP: Động não, thực hành.
Bài 1: HS tự làm bài tập vào vở, 1 em làm vào bảng nhóm, GV giúp các HS yếu. Sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
8m 6dm = 8,6m 2dm 2cm = 2,2m
3m 7cm = 3,07m 23m 13cm = 23,13m
Bài 2: GV cho SH làm chung ý đầu tiên.HS đọc đề bài và phân tích: Viết 3m4dm dưới dạng STP có đơn vị đo là mét, tức là viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
3m 4dm = ...m
Ta có 3m 4dm = 3m = 3,4m.
HS tự làm các ý vào vở, 1 em làm vào bảng nhóm, lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
Bài 3: HS tự làm, sau đó cả lớp thống nhất kết quả đúng.
Củng cố, dặn dò: (2p)
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn lại các đơn vị đo diện tích.
File đính kèm:
- Tuan 30.doc