Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 26

-Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn.

H: Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn bắt nguồn từ đâu?

H: Bài văn nói lên điều gì?

-GV nhận xét, cho điểm.

 Nhà thơ Hoàng Cầm có viết:

 Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

 Màu dân gian sáng bừng trong giấy đẹp.

 Tranh Đông Hồ có gì đẹp, có gì đặc biệt mà nhà thơ Hoàng Cầm đã dành những vần thơ đằm thắm, đầy tự hào khi viết về nó. Để biết được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Tranh Đông Hồ.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì. -Lớp nhận xét. -GV nhận xét chốt lại kết quả đúng: Sử dụng qht hoặc, vì vậy để liên kết câu, người ta gọi đó là biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu. b) Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - GV nhắc lại yêu cầu. HS làm bài vào VBT -Một số HS phát biểu ý kiến -Lớp nhận xét. GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng: Ví dụ: Tuy nhiên, mặc dù, nhưng thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác,... Hoạt động 2: (3p) Phần ghi nhớ -Cho 3 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK, lớp đọc thầm. -3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ mà không nhìn sách. Hoạt động 3: (14p) Luyện tập MT: Biết tìm những cặp từ hô ứng trong câu văn đã cho; tìm cặp từ hô ứng thích hợp để điền vào chỗ trống. ĐD: VBT Tiếng Việt Bút dạ + giấy khổ to; băng giấy ghi 3 câu ở bài tập 1 PP: Động não, thảo luận,thực hành. a)Bài tập 1: Cho 2 HS đọc yêu cầu của bài tập + đọc bài Qua những mùa hoa. GV giao việc: Đọc thầm lại bài văn và tìm các từ ngữ có tác dụng nối -HS làm bài vào VBT. GV phát phiếu và bút dạ cho 2 HS làm. Những HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp. -Lớp nhận xét bài làm của bạn. -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. b)Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập + đọc mẫu chuyện vui. -GV giao việc. -HS làm bài vào VBT. GV dán lên bảng lớp tờ phiếu phô tô mẫu chuyện vui, 1 HS lên bảng làm.Lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng: Thay từ nhưng bằng từ vậy hoặc vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học -Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2008 Tập làm văn: Kiểm tra viết (Tả cây cối) Các hoạt động Cách tiến hành Bài mới: Giới thiệu bài:(1p) Ở tiết Tập làm văn trước, cô đã dặn các em về nhà đọc 5 đề bài văn và chọn 1 trong 5 đề đó. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ viết một bài văn hoàn chỉnh cho đề bài mình đã chọn. Hoạt động 1: (5p) Hướng dẫn HS làm bài MT: HS nắm được mục tiêu của bài viết, kiểm tra sự chuẩn bị của HS ĐD: Tranh vẽ hoặc chụp một số loài cây trái theo đề bài PP: Hỏi đáp, kiểm tra -Cho 2 HS tiếp nối nhau đọc đề bài và Gợi ý, cả lớp đọc thầm. -GV hỏi HS về sự chuẩn bị của mình, một số HS trình bày ý kiến về đề mình đã chọn. -GV dán lên bảng tranh, ảnh đã chuẩn bị hoặc đặt các cây trái lên vị trí trong lớp mà HS dễ quan sát. Hoạt động 2: (32p) HS làm bài -GV lưu ý các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ đặt câu và cần một số lỗi chính tả các em còn mắc phải ở tiết Tập làm văn trước. -HS làm bài. -GV thu bài khi hết giờ. Củng cố, dặn dò: (3p) -GV nhận xét tiết học. -Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng về nhà tiếp tục ôn để tiết sau kiểm tra lấy điểm. -Dặn những HS kiểm tra nhưng chưa đạt về nhà ôn để tiết sau kiểm tra lại. Toán: Luyện tập. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) -Gọi vài HS nhắc lại công thức tính thời gian của một vật chuyển động. Cho HS rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian GV nhận xét + ghi điểm Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học Hoạt động 1: (10p) Hướng dẫn HS làm BT1 MT: Củng cố cách tính thời gian của chuyển động. ĐD: Bài tập 1 phóng to. PP: Động não, thực hành. - HS làm bài vào vở, GV phát phiếu bài tập cho 2 HS làm. -2 HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp. GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. HS dưới lớp trao đổi vở cho nhau để kiểm tra. -GV đánh giá bài làm của HS. Hoạt động 2: (8p) Hướng dẫn HS làm BT2 MT: Củng cố cách tính thời gian của chuyển động. Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và qđường. ĐD: Bảng nhóm PP: Động não, thực hành -Một HS đọc đề bài. GV cho HS thảo luận để phân tích bài toán. -GV cho HS nhận xét về đơn vị của vận tốc và quãng đường. Từ đó HS biết được phải đổi: 1,08m = 108cm để tính thời gian. -HS tự làm bài. Một HS làm bài vào bảng nhóm. -Nhận xét bài làm của bạn trên bảng nhóm. -GV nhận xét, thống nhất cách làm đúng Hoạt động 3: (8p) Hướng dẫn HS làm BT3 MT: Củng cố cách tính thời gian của chuyển động. ĐD: Bảng nhóm. PP: Động não, thực hành - Một HS đọc đề bài. - HS tự giải bài toán, một em làm bài trên bảng nhóm. - Lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng nhóm. - Nếu HS làm kết quả bằng giờ, thì GV có thể hướng dẫn các em đổi ra thành giờ = 45 phút. Đáp số: 45 phút Hoạt động 4: (10p) Hướng dẫn HS làm BT4 MT: Củng cố cách tính thời gian của chuyển động. Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường. ĐD: Bảng nhóm PP: Thảo luận, động não, thực hành -Một HS đọc đề bài toán, HS thảo luận theo cặp để nêu cách tính. -Một số HS nêu cách tính, lớp nhận xét đi đến thống nhất cách tính. -HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào bảng nhóm theo 2 cách đổi ở đơn vị đo vận tốc hoặc quãng đường. -HS trình bày bài làm, lớp nhận xét. Đổi: 420m/phút = 0,42km/giờ hoặc 10,5km = 10 500m Thời gian để ráy cá bơi được quãng đường dài 10,5km là: 10,5 : 0,42 = 25 (phút) hoặc 10 500 : 420 = 25 (phút) Củng cố, dặn dò: (3p) GV nhận xét tiết học. Về nhà làm bài vào VBT. Ôn lại bài để tiết luyện tập chung. Hoạt động tập thể: Bom mìn, vật liệu chưa nổ cản trở lao động sản xuất Đạo đức: Em yêu Hoà bình. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) H:Em hãy kể những hậu quả do chiến tranh gây ra. Em hãy kể những hoạt động cần làm để bảo vệ Hoà bình? GV nhận xét, khen ngợi những HS đã nêu được những câu trả lời đúng. Hoạt động 1: (12p) Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm MT: HS biết được các hoạt động để bảo vệ Hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. ĐD: Tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. -Giấy cỡ lớn. PP: Thảo luận, thuyết trình. -GV cho HS làm việc theo nhóm bằng cách dán những tranh ảnh mà nhóm đã chuẩn bị vào giấy cỡ lớn. -HS các nhóm giới thiệu trước lớp về các tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được. -Các nhóm đi tham quan sản phẩm của nhóm bạn. -GV nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh, ảnh, băng hình và kết luận: + Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh + Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức. Hoạt động 2: (10p) Vẽ “Cây hoà bình” MT: Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc cần làm để bảo vệ hoà bình. ĐD: Giấy khổ to. PP: Đóng vai. -GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ “Cây hoà bình” ra giấy khổ to. + Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày. + Hoa quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng vàv mọi người nói chung. -Các nhóm vẽ tranh.Đại diện các nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình. Các nhóm nhận xét. -GV khen các tranh vẽ đẹp và kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người.Song để có hoà bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cuộc sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời cần phải tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. Hoạt động 3:(10p) Triễn lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình. MT: Củng cố bài. ĐD: Tranh vẽtheo chủ đề Em yêu hoà bình. -HS treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề Em yêu hoà bình của mình trước lớp. -Cả lớp xem tranh, nêu câu hỏi hoặc bình luận. -HS trình bày các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm về chủ đề Em yêu hoà bình -GV nhận xét và nhắc nhở HS tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình phù hợp với khả năng. Địa lí: Châu Mĩ. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -H: Đời sống của người dân châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao? GV nhận xét + Ghi điểm Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) GV nêu mục tiêu của tiết học Hoạt động 1: (10p) Vị trí và địa lí MT: Xác định và mô sơ lược được vị trí địa lí trên quả Địa cầu . ĐD: Quả Địa cầu. PP: Quan sát, động não, thảo luận. HS hoạt động theo nhóm 4 Bước 1:-GV chỉ trên quả địa cầu đường phân chia 2 bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây. -GV hỏi: Quan sát quả Địa cầu và cho biết: Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây? Bước 2:-Quan sát hình 1, cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào. -Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới. Bước 3:-Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. -Các nhóm khác bổ sung. GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 2: (10p) Đặc điểm tự nhiên. MT: Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ. Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn của châu Mĩ trên lược đồ ĐD: Bản đồ tự nhiên châu Mĩ PP: Quan sát, động não, thảo luận. Bước 1: HS trong nhóm quan sát các hình 1, 2 và đọc SGK rồi thảo luận theo nhóm các câu hỏi gợi ý sau: Quan sát hình 2 rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các hình đó chụp ở miền nào của châu Mĩ. -Nhận xét về địa hình châu Mĩ. -Nêu tên và chỉ trên hình 1: + Các dãy núi cao ở phía Tây châu Mĩ. + Hai đồng bằng lớn nhất châu Mĩ. +Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ. +Hai con sông lớn nhất châu Mĩ. Bước 2: -Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. -HS khác bổ sung. -HS chỉ trên bản đồ Tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ. -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 3: (7p) Khí hậu châu Mĩ MT: HS biết được đặc điểm khí hậu của châu Mĩ. ĐD:Tư liệu về rừng A-ma-dôn PP: Động não, thảo luận -GV hỏi: + Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? + Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? + Nêu tác dụng của rừng A-ma-dôn. -HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV tổ chức cho HS giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về rừng A-ma-dôn. Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn lại bài học về châu Á, châu Âu. Làm bài ở phần bài tập

File đính kèm:

  • docTuan 27.doc